Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mần trầu: chữa tiểu đường

Cỏ mần trầu là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và “cứng đầu” vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á châu.

Còn có tên khác: Cỏ màn trầu

Tên koa học: Eleusine indica (l.) Gaertn.

Thuộc họ Lúa – Poaceae

co-man-trau.jpg

     Mô tả về cây: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.

     Đặc điểm sinh thái: Mọc ở ven đường, bãi cỏ, trong vườn, bãi hoang, bờ ruộng. Ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11.

     Khu vực phân bố: Phổ biến khắp nơi. Còn phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á đến Nuven Caledoni.

     Bộ phận thường dùng: Toàn cây.

   Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

     Tính vị, tác dụng và dược liệu: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi niệu, khư đàm, hoạt huyết bổ khí.

     Công dụng và liều dùng: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, cũng dùng trị thống phong, viêm gan vàng da, viêm ruột lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn.


co-man-chau.jpg

  BÀI THUỐC HIỆU NGHIỆM ( của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa):

   1. Đái tháo đường kèm tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ:

 Cỏ màn chầu 20g khô, Giảo cổ lam 16g, Toàn cây nắp ấm 20g, Ký sinh 20g. Sắc uống. Liên tục 30 ngày.

   2. Đái tháo đường kèm theo khô cổ, khát nhiều, đái nhiều, táo bón:

 Cỏ màn chầu, Thiên môn 20g. Sắc nước uống.

Tieu duong tuyt hai va xo gan dung gi
hơn 1 tháng trước - Thích
Co man trầu ham gan heo tri benh gi
hơn 1 tháng trước - Thích
cỏ mần chầu nấu với nước dừa tươi chữa bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận