Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mần trầu

Theo y học cổ truyền, cây có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ áp, hạ sốt và sốt rét.




Cỏ mần trầu hay mần chầu, tên khác là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cỏ vườn trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa (Poaceae).

Ảnh minh họa.

Cỏ mần trầu được dùng để chữa các bệnh như cao huyết áp, lao phổi, trẻ con bị mụn nhọt, thai phụ táo bón...

- Bệnh nhân cao huyết áp, nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cân 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống trong ngày.

- Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.

- Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực. Ngày sắc 12 - 16g khô trong 300ml nước uống 2 - 3 lần.

- Trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.

- Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ, cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

Trẻ đái dầm lấy 20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

Ngoài ra, cỏ mần trầu với bồ kết đun lấy nước để gội đầu dùng trị tóc bạc sớm.

Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cây cỏ mần trầu đã chứng minh nó có tác dụng phòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu.
Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng - Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.

Cây ra hoa từ tháng 3-11.

Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)

Cây thuộc thảo, sống hàng năm, cao từ 20 - 90 cm, có rễ mọc khoẻ; thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có 5 - 7 nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh. Cây mọc hoang ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng: Thu hái toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô.

Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid.

Tính vị, công năng: Mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Liều lượng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.

Công dụng: Mần trầu được nhân dân dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít. Phụ nữ có thai có hoả nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực. Trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.



Một số đơn thuốc có mần trầu:

Bài 1:  Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

Bài 2:  Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

Bài 3Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

Bài 4:  Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, thanh nhiệt. 

Bài 5:  Chữa viêm da, vàng da:  Cỏ mần trầu tươi  60g.  Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó)  30g. Sắc uống.

Bài 6:  Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống

Bài 7:  Chữa viêm tinh hoàn; Cỏ mần trầu  60g. Cùi vải 10 cùi.  Sắc uống.

Bài 8:  Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g,Cỏ tranh 16g.  Sắc uống.

Lưu ý: Bài thuốc số 5,6,7,8 dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng.

Lợi ích tuyệt vời từ cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có thể dùng phối hợp cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón,…

Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu… tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae). Đông y cho rằng, Người ta thường dùng toàn thân cây cỏ mần trầu để làm thuốc trị bệnh, phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.

Ngoài ra, còn kết hợp với rễ cỏ tranh làm thuốc chữa cảm nóng, mẩn đỏ.

Phối hợp mần trầu cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng…



Liều trung bình cho dạng sắc mỗi ngày từ 60 – 100g. Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có sử dụng từ cỏ mần trầu để bạn đọc tham khảo.

Trị bệnh tăng huyết áp: Cỏ mần trầu cả cây 500g, giã nát sau khi rửa sạch để ráo nước, cho vào 1 bát nước đun sôi để nguội, bóp nhuyễn, lọc lấy nước cốt uống ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Có thể thêm chút đường cho dễ uống. Cần uống một thời gian.

Chữa sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu tươi 120g, sắc với 600ml nước, còn lại 400ml, chia ra làm nhiều lần, uống liền trong 12 giờ trong ngày.

Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.

Phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng uống ngày 1 thang, hãm uống như trà trong 3 ngày liền sau đó nghỉ 10 ngày rồi lại uống 3 ngày nữa.

Trị viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kiến đực 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.

Trị chứng cảm sốt nóng (biểu hiện khắp người mẩn đỏ, đái ít): Cỏ mần trầu 16g, rễ cỏ tranh 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Mang tiếng là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và “cứng đầu” vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á châu.

1. Mịn da mượt tóc

“Đã mười năm đi qua, tôi vẫn nhớ y nguyên cái ngày thầy giáo chủ nhiệm gọi tôi ra và mách cho cách dùng cỏ mần trầu uống, rửa mặt để trị trứng cá. Lúc ấy tôi còn là cô học sinh lớp 11, hễ ra ngoài là lấy khăn che, ngồi học cũng lấy tay giữ má vì trên mặt mọc đầy trứng cá. Thầy giáo tôi còn mách dùng nước mần trầu gội đầu làm đen và mượt tóc. Nghe thầy mách thì vừa vui vừa xấu hổ. Nhưng đúng là hiệu nghiệm, mặt tôi nhẵn nhụi dần”. Đó là lời kể của chị Trúc Giang, nhân viên hải quan cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).

Sự thực thì cỏ mần trầu không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó có tên trong sách dược liệu của nhiều quốc gia. Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo...tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa. Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã viết: cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, chữa sốt rát, làm mát gan. Nhờ vậy, chùng được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt mùa hè, thoát mồ hôi làm sạch da, trị trứng cá, sốt cao, co giật...Vì vậy để giải nhiệt, chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trầu làm nước uống hoặc kết hợp với rẽ cây cỏ tranh. Trong trường hợp mẫn ngứa, nổi mụn nên giã cỏ tươi, vắt nước cốt để uống. Còn người dân quê dùng mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để óng mượt, ngăn rụng tóc.

2. Trị cao huyết áp

Để giải nhiệt chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trần làm nước uống hoặc kết hợp với rễ cây cỏ tranh.

Dù một số nước châu Mỹ đang phàn nàn vì cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, gây phiền nhiễu trong các trang trại trồng lạc thì chúng vẫn được các nhà thuốc Đông y ưa dùng. Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sẩy, thống phong, viêm não truyền nhiễm. Theo GS. Đỗ Tất Lợi, muốn trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra thân mần trầu còn có tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.

3. Người nước ngoài ưa chuộng

Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác như khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loải cây này trị bệnh. Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn. Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc. Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung. Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân. Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da...




 

Tác dụng chữa bệnh của thạch anh
Tác dụng chữa bệnh của gà ác
Tác dụng chữa bệnh của bí đao
Tác dụng chữa bệnh của măng tre

Tác dụng chữa bệnh của gạo nếp


(st)

cỏ nầm trầu làm đẹp da bằng cách nào
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Cỏ mần trầu có tác dụng trị bệnh gan nhiễm mỡ không?Và cách điều trị như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bệnh gan nhiễm mỡ thì chưa thấy tài liệu nào nhắc đến, chỉ có bài thuốc trị Viêm gan vàng da như sau: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Cho mình hỏi ngày nào cũng uống có được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Chỉ nên uống theo mục đích chứ không nên uống thường xuyên bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
W
hơn 1 tháng trước - Thích
Cỏ mán trầu uông thương xuyên có đươc không
hơn 1 tháng trước - Thích
cỏ mần trầu với kim tiền thảo nấu uống hàng ngày có tác dụng gì ko xin hỏi các bác sĩ đông y
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Cỏ mần trầu phối hợp với cây Kim tiền thảo và cây Râu mèo làm tăng hiệu quả tan sỏi thận lên nhiều lần.
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
tôi năm nay 43 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan, bội nhiễm phổi thì điều trị với cây mần trầu thế nào là tốt nhất?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
mình cũng bị giống như trên nhưng ngoài ra còn bị sưng phù chân, hiện đang uống thuốc Tây điều trị bệnh tim, gan, thận, phổi, huyết áp. Như vậy thì uống thêm cây cỏ mần trầu thế nào là tốt nhất?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Bác có thể tham khảo bài thuốc sau đây với cỏ mần trầu: Bệnh nhân cao huyết áp, nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cần 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.Chúc bác súc khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Đông y nước ta rất đa dạng và phog phú xong còn nhiều những bất cập về những phương thức cổ truyền mong vietj nam sớm úng dụng công nghệ hiện đại cho ra dời những thành quả tốt nhât@
hơn 1 tháng trước - Thích
nhiu the thi tim nhiu loai co thoi
hơn 1 tháng trước - Thích
Theo toi co man trau tot nhug goi thinh thoang thoi nhe
hơn 1 tháng trước - Thích
rung toc thi dung la man trau va vi thuoc nao de tri dung toc
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
man trau voi dau den va bo ket
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Dung Cung boo qua no ket ban a
hơn 1 tháng trước - Thích
Rụng tóc thì dùng lá mần trầu và vị thuốc nào để trị rụng tóc
hơn 1 tháng trước - Thích
Trong rung tóc bang cach nao
hơn 1 tháng trước - Thích
em năm nay 13 tuổi mà mặt nổi đầy mụn. em xin hỏi cách chữa nụm băng cây cỏ mần trầu
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
dùng cây cỏ mần trầu để uống có giảm mỡ k AD
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Dung cay co man trau de uong co giam mo
hơn 1 tháng trước - Thích
dùng cây cỏ mần trầu chữa được chảy máu cam không
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho e hỏi là e bị bệnh trĩ nội có dùng cỏ này được k ạ Em cảm ơn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Bạn ơi cko mình hỏi uống thuốc này kết hợp với thuốc tây được không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Uong co man trau co giam mo ko va uong hang ngay co sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Co nay lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích
e nam nay 26t ko biet co the bi j ma khi ra duong troi nang toan than e ngua ngay ung do. noi man do khap nguoi.hoi nong nuc la toan than e lai bi o trong nha cung bi.bs cho e biet dum cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
Wee
hơn 1 tháng trước - Thích
Tacdungchuacuacaycovunotrau
hơn 1 tháng trước - Thích
cỏ mần chầu nấu cùng nước dừa tươi uống chữa bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích
Cay co man trau co dung rua mat tri mun duoc khong.?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận