Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Cách làm gỏi đu đủ Lào ngon như ăn ở Lào
Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Đu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là "vua quả Lĩnh Nam". Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.
Tương truyền, có một viên quan huyện triều Minh sinh hạ được ba cô con gái; mãi đến năm 42 tuổi, ông này mới có một cậu con trai, đặt tên là Đức Lâm. Cậu ấm được cả phủ quý như viên ngọc sáng. Ai ngờ Đức Lâm từ nhỏ đã gầy yếu, lắm bệnh, người như que củi, quặt quẹo luôn. Đến năm 13-14 tuổi, cậu ấm còn đi chưa vững, hay buồn nôn, kém ăn, uống nhiều thứ thuốc mà sức khỏe vẫn không khá lên được.
Mùa xuân năm ấy xảy ra chiến tranh, viên quan đánh không nổi thiên binh vạn mã của địch, chết nơi chiến trường. Cậu bé Đức Lâm theo mẹ lang bạt xuống vùng Lĩnh Nam, người mệt, bụng đói, bệnh tình ngày càng nặng hơn. Đêm đến, mẹ con tựa vào nhau ngủ thiếp đi. Về khuya, trăng lên cao, một cơn gió lạnh làm cho phu nhân tỉnh giấc. Bà thấy trên sườn đồi trước mặt có ánh vàng lấp lánh. Một ông tiên râu tóc bạc phơ cầm gậy, lúc chỉ sang phía đông, lúc chỉ sang phía tây. Mấy chục con hạc tiên tỏa ánh bạc bay lượn trên không trung, biến hóa đội hình theo cây gậy của tiên ông, nửa giờ sau thì biến mất. Phu nhân lấy làm lạ, phải căng thần linh đang thương tình mách bảo mẹ con bà?
Sáng sớm hôm sau, phu nhân cố sức cõng con trai đi về phía quả đồi. Lên đến sườn đồi, bà ngạc nhiên sững sờ khi thấy ở thung lũng mấy chục cây lạ chi chít những quả to bằng quả bầu, màu vàng óng. Một dòng suối trong chảy từ trên cao xuống, xung quanh cỏ hoa tươi tốt um tùm, mùi thơm ngào ngạt, chẳng khác nào nơi bồng lai tiên cảnh. Đang đói mệt, bà bèn đặt Đức Lâm xuống, hái lấy một quả chín vàng ăn. Hương vị ngọt thơm, lần đầu tiên trong đời được nếm làm cho phu nhân tỉnh táo hẳn. Bà đưa một miếng vào miệng con và hai mẹ con cứ thế ăn no nê. Ngày hôm sau, bà dựng lều tại đó, hết ăn tươi lại nấu chín thứ quả đó. Sau hơn 10 ngày, bệnh tình con bà đã lui hẳn. Sau vài tháng ăn đu đủ, Đức Lâm đã leo được lên núi đốn củi, giúp mẹ làm lụng, cơ thể cậu rắn chắc khỏe mạnh, cao lớn hẳn lên. Phu nhân kể lại sự việc này cho dân chúng. Một đồn mười, mười đồn trăm... Truyền thuyết trên chứng tỏ đu đủ đúng là thứ quả có giá trị, ăn ngon và chữa được nhiều bệnh.
Theo "Trung dược đại từ điển", đu đủ chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng, diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu hóa protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chân gối mỏi... Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra, lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.
Người Quảng Đông đặc biệt thích ăn món đu đủ hầm với đường phèn. Cách làm đơn giản: chỉ cần 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, tra đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Việc ăn nó thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đu đủ:
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều).
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
- Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.
TPO - So với nhiều loại trái cây khác, đu đủ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và đường ruột. Dưới đây là một số công dụng của đu đủ:
|
- Bạn nên ăn nhiều đu đủ để bổ sung vitamin A vì đu đủ chứa nhiều vitamin A, canxi và dồi dào nguồn kali.
- Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc muốn phòng ngừa chứng táo bón, hãy thử ăn đu đủ.
- Bên cạnh việc “chăm sóc” đường tiêu hóa của bạn, đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.
- Nếu bạn bị viêm khớp, loãng xương hoặc bị đau, đu đủ có thể xoa dịu cơn đau nhờ đặc tính chống viêm và giúp mau lành vết thương.
|
- Trái đu đủ rất giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm, bạn hãy bổ sung đu đủ trong chế độ dinh dưỡng để chống lại cảm cúm và ho.
- Hạt đu đủ ẩn chứa nhiều tác dụng ít được biết đến. Những hạt đu đủ nhỏ có chứa thuộc tính chống khuẩn giúp phòng ngừa suy thận, thanh lọc gan và đào thải độc tố.
Tác dụng bảo vệ tim mạch
Vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có có thể ức chế quá trình oxy hóa.
Đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino. . Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa
Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng.Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.
Thuốc chống viêm nhiễm
Trong đu đủ có chứa hợp chất có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.
Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tăng cường chức năng phổi
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.
Ngoài tác dụng của trái đu đủ thì lá và hoa đu đủ đưc cũng là những liều thuôc chữa bệnh rất hiệu quả:
Sự kỳ diệu từ lá đu đủ
Chất chiết xuất từ lá đu đủ cũng như trà được làm từ lá đu đủ có thể giúp chống khối u, đu đủ có tác dụng chống các khối u cổ tử cung, vú, gan, phổi và tuyến tụy.Chiết xuất từ lá đu đủ giúp kích thích sản sinh các phân tử giúp điều hòa hệ miễn dịch. Ngoài ra, chiết xuất từ lá đu đủ không gây tác dụng phụ cho các tế bào bình thường.
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho
Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến để chữa ho. Khi dùng làm thuốc cần chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi.
Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.
Chữa ho kèm theo mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20ml nước, thêm ít mật ong hoặc đường kính trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Ho gà: Hoa đu đủ đực 20g (sao vàng), vỏ quýt lâu năm 20g, vỏ rễ dâu 20g (tẩm mật sao lên), củ bách bộ 12g (phơi khô), phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần. Trẻ em 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 1- 4g; trẻ 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 - 8g.
Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Đu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là "vua quả Lĩnh Nam". Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.
Tương truyền, có một viên quan huyện triều Minh sinh hạ được ba cô con gái; mãi đến năm 42 tuổi, ông này mới có một cậu con trai, đặt tên là Đức Lâm. Cậu ấm được cả phủ quý như viên ngọc sáng. Ai ngờ Đức Lâm từ nhỏ đã gầy yếu, lắm bệnh, người như que củi, quặt quẹo luôn. Đến năm 13-14 tuổi, cậu ấm còn đi chưa vững, hay buồn nôn, kém ăn, uống nhiều thứ thuốc mà sức khỏe vẫn không khá lên được.
Mùa xuân năm ấy xảy ra chiến tranh, viên quan đánh không nổi thiên binh vạn mã của địch, chết nơi chiến trường. Cậu bé Đức Lâm theo mẹ lang bạt xuống vùng Lĩnh Nam, người mệt, bụng đói, bệnh tình ngày càng nặng hơn. Đêm đến, mẹ con tựa vào nhau ngủ thiếp đi. Về khuya, trăng lên cao, một cơn gió lạnh làm cho phu nhân tỉnh giấc. Bà thấy trên sườn đồi trước mặt có ánh vàng lấp lánh. Một ông tiên râu tóc bạc phơ cầm gậy, lúc chỉ sang phía đông, lúc chỉ sang phía tây. Mấy chục con hạc tiên tỏa ánh bạc bay lượn trên không trung, biến hóa đội hình theo cây gậy của tiên ông, nửa giờ sau thì biến mất. Phu nhân lấy làm lạ, phải căng thần linh đang thương tình mách bảo mẹ con bà?
Sáng sớm hôm sau, phu nhân cố sức cõng con trai đi về phía quả đồi. Lên đến sườn đồi, bà ngạc nhiên sững sờ khi thấy ở thung lũng mấy chục cây lạ chi chít những quả to bằng quả bầu, màu vàng óng. Một dòng suối trong chảy từ trên cao xuống, xung quanh cỏ hoa tươi tốt um tùm, mùi thơm ngào ngạt, chẳng khác nào nơi bồng lai tiên cảnh. Đang đói mệt, bà bèn đặt Đức Lâm xuống, hái lấy một quả chín vàng ăn. Hương vị ngọt thơm, lần đầu tiên trong đời được nếm làm cho phu nhân tỉnh táo hẳn. Bà đưa một miếng vào miệng con và hai mẹ con cứ thế ăn no nê. Ngày hôm sau, bà dựng lều tại đó, hết ăn tươi lại nấu chín thứ quả đó. Sau hơn 10 ngày, bệnh tình con bà đã lui hẳn. Sau vài tháng ăn đu đủ, Đức Lâm đã leo được lên núi đốn củi, giúp mẹ làm lụng, cơ thể cậu rắn chắc khỏe mạnh, cao lớn hẳn lên. Phu nhân kể lại sự việc này cho dân chúng. Một đồn mười, mười đồn trăm... Truyền thuyết trên chứng tỏ đu đủ đúng là thứ quả có giá trị, ăn ngon và chữa được nhiều bệnh.
Theo "Trung dược đại từ điển", đu đủ chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng, diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu hóa protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chân gối mỏi... Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra, lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.
Người Quảng Đông đặc biệt thích ăn món đu đủ hầm với đường phèn. Cách làm đơn giản: chỉ cần 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, tra đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Việc ăn nó thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đu đủ:
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều).
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
- Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.
ĐU ĐỦ DÙNG TRONG CHỮA BỆNH NỘI - NGOẠI KHOA & BỒI DƯỠNG CƠ THỂ
Mô tả cây và tên khoa học
Đu đủ còn có tên Phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc.
Tên khoa học: Carica papaya L. Họ đu đủ papayaceae.
Là loại cây cao 6-7m, thân đứng thẳng, có phân nhánh hoặc không phân nhánh, vỏ mang rất nhiều sẹo của cuống lá. Lá chỉ có nhiều ở ngọn, lá chia 6, 7 thùy, hình trứng, mép có răng cưa không đều. Lá to, cuống rỗng, dài 30-50cm, gân lá hình chân vịt. Hoa màu trắng nhạt hay xanh nhạt, mọc ở kẽ lá, hoa thường khác gốc nhưng cũng có những kiểu tạp tính (vừa hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) hoặc hoa đực cùng gốc (đực, lưỡng tính). Hoa cái có tràng nhiều hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùm ở kẽ lá. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, cụm hoa cái chỉ có 2-3 hoa. Sau 1 tháng hoa thụ phấn. Lá mang hoa rụng, sẽ để lại sẹo trên cây. Quả thịt dày mọng, ở giữa rỗng, có nhiều hạt hình trứng. Hạt có hai lớp vỏ, vỏ trong cuống màu sạm đen, vỏ ngoài mọng nước. Quả hình trứng to dài 20-30cm, đường kính 15-20cm, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam.
Đu đủ không chịu được xứ lạnh, thích hợp với đất khô xốp nhiều mùn, phát triển rất tốt ở vùng nhiệt đới. Đu đủ trồng bằng hạt, sau hơn 10 tháng có thể thu hoạch được, nhưng tốt nhất là sau 3 năm sẽ cho quả chắc thịt hơn.
Thành phần hóa học
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoid, acid hữu cơ; Các vitamin A, B, C, protid; 0,9% chất béo, xenlulo (0,5%), canxi (35mg), phốt-pho (32mg), ma-giê, sắt, thiamin, riboflavin. Thành phần bay hơi là các cacbua monoterpen, các dẫn xuất furanic của linalol, isothiocyanat benzyl, các glucozid thơm và glucotropeolin.
Đu đủ xanh, ngoài các chất trên còn chứa 4% chất nhựa mủ latex màu trắng đục - là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ mỗi năm cho khoảng 100g nhựa mủ, lấy nhựa khi quả còn non trên cây.
Ngoài ra đu đủ còn có chymopapain và papaya protenaza. Để lấy nhựa mủ (papain thô), dùng dao bén rạch dọc quả đu đủ xanh, cho mủ chảy vào bát, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô ở 40-600C. Tinh chế papain bằng cách hòa tan papain thô vào nước thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90 độ, lọc lấy papain kết tủa rồi đem sấy.
Lá đu đủ chứa alcaloid carpain, có tác dụng giống glucozid của dương đại hoàng - Digitalis, còn có tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt đu đủ có glucozid caricin và myrosin.
Tác dụng dược lý
Men papain có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tuyến tụy trong quá trình tiêu hóa các chất thịt. Nó làm một số vi trùng gam dương và gam âm chậm phát triển; Những vi trùng như staphillococcus, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Bộ phận dùng làm thuốc của đu đủ trong nhân dân và trong tân dược gồm rễ, lá, hoa, hạt và nhựa. Với nhựa papain thô và papain tinh chế, nó được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hóa do thiếu men tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt chất đạm trong thức ăn.
- Nhựa và hạt đu đủ dùng làm thuốc tẩy nhiều loại giun (trừ giun móc ankylostome). Đặc biệt có chất cacpain làm chậm nhịp tim như một digitalin. Hạt đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết thương bẩn, nhiễm trùng; Dùng chế môi trường nuôi cấy và thuần nhất đờm.
Cần lưu ý tác dụng ngừa thai, gây sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ.
Công dụng và liều dùng
Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Đu đủ còn được dùng trong sản xuất chế biến bia, thực phẩm... Lá đu đủ dùng để gói thịt gà để khi nấu chóng mềm... Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận... Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.
Đu đủ chín là một món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể và giúp tiêu hóa tốt các chất thịt, chất lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...
Ngay từ khi phát hiện ra châu Mỹ, nhà thám hiểm lừng danh Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là “chúa tể” của các loài quả (fruit of the angels) bởi nó có hương vị thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Một trong những hợp chất hàng đầu của đu đủ là papain, đây là loại enzyme có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người, hạn chế virus, vi trùng gây bệnh.
Thành phần dưỡng chất chính
Đu đủ tên khoa học là Carica Papaya L., cao từ 6 - 7 mét, lá có nhiều ở phần ngọn, chia làm 6 - 7 thùy hình trứng, mép có răng cưa, lá to, cuống rỗng dài 30 - 50cm, hoa có màu trắng nhạt, quả hình trứng dài 20 - 30cm, đường kính 15 - 20cm, lúc đầu có màu xanh, chín chuyển sang màu vàng. Khi chín, quả đu đủ có chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C, protein; 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi, ma nhê và các chất đạm chống oxy hóa nên có tác dụng tốt cho hệ thống tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều papain, loại enzyme rất hữu ích giống như bromelain có trong dứa, tốt cho tiêu hóa, chữa chấn thương, dị ứng...
|
Tác dụng bảo vệ tim mạch
Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy, đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A, các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có tên là paraoxonase, hay còn gọi là enzyme, có thể ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL). Ngoài ra, đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết như cysteine hoặc methionine. Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa
Từ lâu, khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thấy ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.
Thuốc chống viêm nhiễm
Trong đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng có tên là papain và chymopapain, đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.
Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...
Ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Trên tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ số ra đầu năm 2009, đã khuyến cáo người ta nên ăn 3 xuất rau xanh hoa quả mỗi ngày (mỗi xuất tương đương 1 bát nhỏ), sẽ giảm được nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác (AMRD). Cụ thể làm giảm được tới 36% nguy cơ so với những người chỉ ăn 1 - 1,5 xuất. Loại hoa quả tốt nhất có thể ngăn ngừa bệnh ARMD bao gồm: cà rốt, đu đủ vì đây là loại quả có chứa nhiều vitamin C, A, E, carotenoid, chất chống oxy hóa. Có thể chế biến đu đủ dưới dạng xa lát, nước ép hoặc ăn trực tiếp.
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Mặc dù sử dụng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương nhưng vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau nhức ở người bệnh.
Tăng cường chức năng phổi
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Kansas (Hoa Kỳ) cho thấy, đây là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phổi và bệnh khí phế thũng (enphysema) do hợp chất carcinogen trong khói thuốc lá và benzopyrene trong khói thuốc lá gây ra, nó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở con người, nhất là ở nhóm người cao tuổi.
Thuốc ngừa ung thư tiền liệt tuyến
Ăn thường xuyên thực phẩm giàu lycopen như đu đủ và uống chè xanh đều đặn, sẽ có tác dụng tích cực đối với đàn ông trong việc giảm thiểu bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Đây là khuyến cáo mới nhất công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Á – Thái Bình Dương số ra tháng 2 vừa qua, dựa trên nghiên cứu ở 130 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đang điều trị tại 274 bệnh viện. Theo đó, những người có thói quen uống chè xanh giảm được 86% nguy cơ mắc bệnh so với những người không dùng chè xanh, còn những người có thói quen ăn các loại thực phẩm giàu lycopen như: đu đủ, cà chua, cà rốt, nho thẫm màu, dưa hấu... thì giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến so với nhóm người không ăn các thực phẩm này. Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đàn ông nên tăng cường sử dụng 2 loại thực phẩm nói trên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Thực hư chuyện lá đu đủ chữa khỏi ung thư
Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.
Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.
Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.
Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.
GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.
7/15 người uống có kết quả?
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).
Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.
Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.
Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?
Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.
Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết. Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...
Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.
Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh “tứ chứng nan y” vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.
Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.
Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Chưa được khoa học công nhận
GS. Nguyễn Xuân Hiền
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.
Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.
GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.
Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.
Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.
Bác sĩ chuyên khoa nói về 'lá đu đủ chữa ung thư'
Không nên tin vào những bài thuốc chưa được nghiên cứu, kiểm chứng kỹ càng để tự đánh mất đi cơ hội sống của mình. Đó là khẳng định của các chuyên gia khi được hỏi về nước sắc lá đu đủ có thể chữa được ung thư.
Nhiều người nguy kịch vì tự chữa bệnh
ThS Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết, tháng nào khoa cũng tiếp nhận khoảng gần chục bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam, lá đu đủ, thậm chí cả thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Lúc đến bệnh viện thì khối u sưng to, di căn nhiều nơi, bệnh nhân suy kiệt... nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa.
Sở dĩ người bệnh phải chịu kết cục đáng buồn như vậy là do thiếu hiểu biết. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng ở "thời gian vàng" khi phát hiện sớm có thể khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn giúp kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng sống rõ rệt. Nhưng nhiều người khi phát hiện ung thư, lại nghĩ đã bị bệnh là chết hay động dao kéo vào khiến chết nhanh hơn nên không điều trị, về nhà uống nước lá đu đủ, thuốc Nam...
Trong khi đó, thuốc Nam nói chung và lá đu đủ nói riêng chưa có cơ sở khoa học chứng minh có thể chữa được bệnh, chúng ta cũng chưa rõ các thành phần trong đó, nhiều người khi dùng các loại thuốc này bị kích thích mạnh khiến khối u phát triển nhanh hơn. Do đó, theo ThS Đoàn Lực, khi bị ung thư phải đi điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ mà thôi.
|
Lá đu đủ. |
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam kể, có một bệnh nhân bị ung thư phổi ở Bách Khoa nghe nói lá đu đủ chữa khỏi ung thư phổi cũng lấy đun nước uống. Ông này bị bệnh dạ dày, uống được 1 tháng thì bị chảy máu dạ dày nặng và tử vong.
Đây là bài thuốc dân gian ở nước ngoài đưa vào Việt Nam và được nhiều bệnh nhân sử dụng. Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cũng đã thí nghiệm dùng cho bệnh nhân nhưng không có kết quả. Thực tế, trong Đông y, các bộ phận của cây đu đủ đều không được dùng chữa bệnh. Việc tự ý dùng lá đu đủ chữa bệnh rất nguy hiểm bởi loại lá đu đủ được thổ dân Úc dùng là loại "paw paw" - đu đủ thân gỗ, còn đu đủ ở Việt Nam là cây thân thảo. Hơn nữa, đu đủ có tới cả trăm loài, lấy loại lá nào, hàm lượng bao nhiêu thì lại không rõ. Đặc biệt, trong đu đủ có chất papain bào dạ dày nên những người bị dạ dày rất nguy hiểm.
Dùng khi chưa có thuốc điều trị ung thư phổi
TS Nguyễn Chi Lăng, Phó Giám đốc Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cho biết, cách đây 10 năm, vấn đề dùng nước sắc lá đu đủ để điều trị ung thư phổi rất rầm rộ trên thế giới. Tại Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư khi đó vì chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị ung thư phổi, hiệu quả điều trị ung thư phổi giai đoạn đó rất hạn chế... nên chính TS Nguyễn Chi Lăng và các đồng nghiệp cũng phô tô cả trăm bài hướng dẫn uống nước lá sắc đu đủ cho bệnh nhân để hỗ trợ điều trị bệnh.
Lúc đầu nước sắc lá đu đủ rất khó uống, sau họ cũng quen dần, thậm chí nghiện loại nước này. Nhiều người sử dụng không có tác dụng, nhưng một số người cũng thấy có tác dụng như giảm đau, bớt mệt và kéo dài thời gian sống hơn. Tuy nhiên, qua theo dõi thì thấy, chưa có một nghiên cứu nào kết luận rõ ràng, đầy đủ loại nước sắc này chữa được ung thư phổi.
Trước đây, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ từng tài trợ một dự án 5 triệu USD cho một giáo sư tiến sĩ ở Trường Đại học Dược Purdue để nghiên cứu trong gần 20 năm về hơn 300 loại cây khác nhau được cho là có khả năng chữa được ung thư, trong đó có paw paw - đu đủ, nhưng không hiểu sao dự án đã bị đình lại và từ đó việc sử dụng cũng bớt đi.
Hơn nữa, hiện các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngoài phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, hiện có nhiều loại thuốc đáp ứng điều trị rất tốt, đã "cứu" được nhiều ca ung thư phổi. Có những bệnh nhân cắt phổi 20 năm hiện vẫn còn sống. Nhiều người chỉ truyền hóa chất, khối u cũng gần như hết hẳn. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, ung thư phổi phát triển rất nhanh, có khi chỉ 3 - 6 tháng bệnh nhân đã tử vong. Việc dùng nước lá đu đủ đáp ứng chậm, phải sau vài tháng mới thấy có kết quả, do đó nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngay mà dùng lá đu đủ có thể đánh mất cơ hội sống của mình.
TS Nguyễn Chi Lăng lưu ý, thực tế khoa học đã chứng minh, ngay cả bệnh ung thư cũng có hai phần vạn thoái triển và tự khỏi. Hơn nữa, khi bị bệnh ung thư, người dân thường ít điều trị theo một phương pháp mà theo nhiều hướng khác nhau nên việc xác định bệnh nhân khỏi bệnh do uống lá sắc đu đủ hay do Tây y là rất khó. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân khi xác định ung thư phổi thì nên điều trị theo các phương pháp Tây y, rồi có thể dùng thêm Đông y hoặc lá đu đủ hỗ trợ.
Không thể khỏi
Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam. GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư là một căn bệnh ác tính của tế bào, hay di căn nên việc điều trị ung thư ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phải dựa vào cơ sở khoa học hết sức chặt chẽ.
Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh nhân ung thư đều có một phác đồ điều trị tỉ mỉ, khoa học riêng nên việc chữa ung thư bằng nước sắc lá đu đủ là hoang tưởng, không có thật. Đây chỉ dựa vào suy luận hết sức đơn giản mà không có cơ sở khoa học. Trên thực tế không ai chữa khỏi ung thư bằng lá đu đủ. Có chăng chỉ là bài thuốc của những "lang băm".
Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước (pha) chuẩn. Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện theo dõi trong thời gian 5 năm. Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quả, đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường. Như vậy, để có mặt một loại thuốc mới rõ ràng phải mất một thời gian tương đối dài, qua nhiều khâu kiểm duyệt chặt chẽ. Vì thế, việc cho rằng nước sắc lá đu đủ chữa được ung thư chỉ là cảm tính không dựa trên y học thực chứng.
Hơn nữa, theo các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.
"Đến nay chưa có một bệnh nhân hay công trình nào khẳng định, thuốc Đông y giúp bệnh nhân ung thư khỏi bệnh. Điều này đã được các viện, Hội Y học cổ truyền không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc khẳng định. Thực tế, trong nhiều năm công tác tại Bệnh viện K, tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư đã tự tước đi sinh mệnh của mình vì chữa bệnh bằng thuốc Nam. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám ở bệnh viện, nếu có phát hiện ra ung thư thì nên điều trị theo Tây y. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm thì nhiều loại ung thư có khả năng khỏi bệnh lên tới 90%".
GS.TS Nguyễn Bá Đức
Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng của cây lược vàng
Tác dụng của cây đinh lăng
Công dụng chữa bệnh của quả đào tiên
(st)