Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại: Chữa bệnh sỏi thận

Trong dân gian có rất nhiều các bài thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều căn bệnh. Đối với bệnh sỏi thận sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị có thể kể đến rau ngổ, đu đủ xanh, quả dứa,... Cùng với đó, có không ít người đã truyền tai nhau và sử dụng rễ cây dứa dại để trị bệnh sỏi thận. Vậy liệu đây có phải là cách trị bệnh sỏi thận hiệu quả? Các bác sĩ nói gì về điều này?

Thực chất rễ cây dứa dại không có tác dụng trị bệnh sỏi thận.

Dứa dại là một loại cây mọc hoang tại nhiều vị trí địa hình trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Về đặc điểm, đây là một loại cây thân nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao từ 2-4m với rất nhiều rễ phụ mọc thòng xuống đất. Ở các nhánh cây có lá mọc ra, lá dài từ 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép lá có gai nhọn. Ở ngọn cây là bông mo đực mọc thõng xuống với những mo màu trắng, rời nhau. Bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn, hoa rất thơm. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22m, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.

Trong dân gian và đông y, các bộ phận của cây dứa dại được dùng như một vị thuốc có tác dụng chữa một số căn bệnh như nhức đầu, chống viêm nhiễm, làm lành vết thương, bệnh xơ gan cổ trướng,... Đối với hệ bài tiết, sỏi thận, tiết niệu, thực chất không có tác dụng chữa trị cho hiệu quả. Các bác sĩ khẳng định, rễ cây dứa dại trong trường hợp này chỉ có tác dụng  lợi tiểu mà không dùng để điều trị bệnh sỏi thận.

Chính vì vậy, trong việc tìm kiếm phương pháp chữa bệnh và khi điều trị, người bệnh không nên tin và sử dụng rễ cây dứa dại để trị bệnh sỏi thận. Muốn chữa khỏi căn bệnh này, các bạn cần phải kiên trì và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Mọi phương pháp khác nếu muốn áp dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh tác động xấu và mau khỏi bệnh.