Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Hà thủ ô là tên riêng của một người được lấy đặt cho vị thuốc. Tương truyền, ông nội và bố của ông Hà Thủ Ô nhờ uống thuốc này 8 g/ngày mà thọ đến 160 tuổi. Bản thân ông Hà Thủ Ô đến 130 tuổi râu tóc vẫn đen cũng là nhờ uống thuốc này hằng ngày.
Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ. Đó là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét.
Theo Tây y, hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Bộ phận dùng của hà thủ ô đỏ là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củ khoai lang), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.
Cách chế hà thủ ô đỏ:
- Hà thủ ô đỏ khô rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước rồi ủ cho mềm, thái lát.
- Đậu đen rửa sạch, đãi bỏ hạt lép, hạt sâu, ngâm nước 30 phút. (Hà thủ ô đỏ và đậu đen lượng bằng nhau).
- Rửa sạch chõ, xếp một phiến hà thủ ô đỏ, rắc một lớp hạt đậu đen, đồ cho đến khi hạt đậu đen chín nhừ, chọn lấy phiến hà thủ ô phơi khô, nếu làm được như vậy 9 lần (gọi là cửu chung cửu sái) là tốt nhất.
Sau đó, dùng hà thủ ô đã chế biến để sắc thuốc uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô
Muốn cho xanh tóc đỏ da - Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô. Mời bạn cùng chúng tối đi tìm vị thuốc độc đáo này.
Chuyện kể rằng ngày trước ở huyện Nam Hà, Trung Quốc, có một ông lão tên là Điền Nhi, thể trạng yếu ớt từ lúc sinh ra. Một lần đi rừng, Điền Nhi đào được một củ lạ và thử đem tán nhỏ, hòa với rượu uống. Kỳ lạ thay, sau một thời gian uống, các bệnh đều khỏi, tóc bạc bỗng đen lại, da căng, ngực nở như mới đôi mươi. Ông sống khỏe mạnh, thọ đến 160 tuổi. Thứ củ đó chính là hà thủ ô
Hà thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại củ này là vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc bổ.
Nhiều nghiên cứu đã công nhận, hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.
Rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng làm trẻ hóa mái tóc của loại củ này. Một nghiên cứu thực hiện trên 48 người, bao gồm 24 nữ và 24 nam, trong độ tuổi từ 30 – 60, cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc như tuổi tác, căng thẳng, hút thuốc. Họ đều được dùng 4g củ hà thủ ô, chia làm hai lần trong ngày.
Sau một tháng điều trị, 91% nam giới và 87% phụ nữ cho biết chứng rụng tóc của mình được cải thiện tốt như tóc ít rụng, khỏe và đen hơn. Không ai trong số họ gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Không chỉ vậy, trong củ hà thủ ô còn có chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là có chất lexitin. Đây là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim.
Đông y có bài thuốc chữa thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu, trong đó hà thủ ô là vị thuốc chính: 10g hà thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày.
Nếu có biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, bạn có thể bồi bổ khí huyết bằng cách ăn cháo nấu với hà thủ ô. Bạn nên bọc hà thủ ô trong vải thưa rồi cho vào nồi, nấu chung với cháo. Khi cháo nhừ, bạn vớt hà thủ ô ra, nêm nếm tùy theo khẩu vị.
Hà thủ ô có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Cầu kỳ hơn, bạn có thể lấy 30g hà thủ ô nghiền thành bột, bọc chặt trong túi vải rồi nhét vào bụng một con gà mái đã làm sạch. Bạn cần hầm nhừ món gà này bằng nồi đất rồi ăn trong ngày.
Một cách để bạn dễ dàng sử dụng vị thuốc này là thái vụn hà thủ ô, ngưu tất, sinh địa, đường quy rồi hâm với nước sôi để uống thay trà.
Trên thị trường hiện nay có loại hà thủ ô giả, kém chất lượng làm từ củ nâu hoặc hà thủ ô trắng. Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên xem xét thật kỹ hoặc nhờ người biết về các vị thuốc Đông y đi cùng.
Hà thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang, bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
Nếu đang dùng hà thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải, các loại gia vị như hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng hà thủ ô. Bạn cần bảo quản hà thủ ô đã chế biến ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc vì khi bị mốc, chúng sẽ gây hại cho gan và thận.
Bạn có thể sử dụng hà thủ ô dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc viên đều có hiệu quả.
Để làm đen tóc, râu, khỏe gân xương, người ta sử dụng bài thuốc sau:
- 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ, đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ. Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột. Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chát và gây táo bón trong hà thủ ô.
- 600g xích phục linh và 600g bạch phục linh, cạo vỏ, tán bột, đãi với nước trong đến khi sạch, lọc lấy bột lắng, nắm lại, tẩm với sữa mẹ rồi phơi khô.
- 320g ngưu tất tầm rượu khoảng một ngày, thái mỏng, đồ cùng hà thủ ô với đậu đen vào ba lần đồ cuối.
- 320g đương quy, 320g câu kỷ tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô.
- 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen, sao khô đến lúc thấy mùi thơm.
Sau khi chế biến xong, giã nát, trộn đều các vị thuốc trên, cho thêm mật ong rồi vo thành viên 0,5g, chia thành ba lần uống trong ngày, mỗi lần 50 viên. Người dùng nên uống thuốc buổi sáng bằng rượu, trưa uống với nước gừng, tối dùng với nước muối.
Hà thủ ô: Đen tóc, dễ sinh con và sống lâu
Theo luận trị của y học cổ truyền, hà thủ ô có những công dụng chính là làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và giúp kéo dài tuổi thọ. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu dược lí hiện đại cũng đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loại lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, nâng cao khả năng miễn dịch và kháng khuẩn...
Cây hà thủ ô trắng
Huyền thoại cây hà thủ ô
Chuyện xưa kể rằng, vào đời Đường bên Trung Quốc, có một người tên là Hà Điền Nhi ốm yếu từ nhỏ, năm 58 tuổi vẫn chưa có con, bởi vậy trong lòng phiền muộn khôn nguôi.
Một hôm, họ Hà buồn quá bèn xuống núi uống rượu say đến nỗi nằm lăn ra ngủ cạnh bìa rừng mà không biết. Khi tỉnh dậy, anh ta chợt nhìn thấy bên cạnh mình có một loại cây thân leo, từng cặp, từng cặp uốn quấn với nhau rất là kỳ quái. Đợi khi trời sáng, Hà Điền Nhi bèn đào lấy rễ cây đem về nhà kiên trì sắc uống.
Sau nhiều tháng, tóc anh ta từ bạc trắng chuyển thành đen nhánh, thân hình trở nên cường tráng, trong 10 năm sinh liền mấy đứa con sống thọ 160 tuổi. Cháu nội của Điền Nhi là Hà Thủ Ô dùng thuốc cũng thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen bóng. Anh ta đem thuốc cho họ hàng và bà con làng xóm cùng dùng, bởi vậy mọi người gọi cây thuốc này là hà thủ ô.
Qua câu chuyện chúng ta thấy, hà thủ ô ít nhất 3 tác dụng đặc biệt: Làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.
Ba công dụng chính của hà thủ ô
Làm đen râu tóc: Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tàng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến sớm bạc và dễ dụng.
Ngược lại nếu thận tinh xung túc thì râu tóc dầy khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.
Canh dưỡng sinh hà thủ ô
Có lợi cho việc sinh con: Lý luận của y học cổ truyền cho rằng, thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái nếu thận tinh xung túc thì sự sinh trưởng tác dụng của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tinh dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con.
Trong sách "Bản thảo cương mục", danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông Hoàng đế chữa khỏi được chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.
Kéo dài tuổi thọ: Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động về hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...
Một số cách dùng hà thủ ô đơn giản:
- Hà thủ ô 30g, gà mái một con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị làm canh ăn trong ngày.
Hà thủ ô thái lát
- Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.
- Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước trong 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày; hoặc hà thủ ô 15 - 20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50 - 100g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói bụng.
- Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút là dùng được, uống thay trà hàng ngày.
- Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo sau một tuần có thể dùng được. Uống mỗi lần 15ml vào buổi sáng, tối.
- Hà thủ ô 500g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15 - 20ml.
- Hà thủ ô 20g, ngưu tất 15g, sinh địa 15g, đương quy 15g. Các vị hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 - 20 phút thì được uống, uống thay trà trong ngày.
- Hà thủ ô 50g, thỏ ty tử 50g, xích minh 50g, ngưu tất 50g, đương quy 25g, bổ cốt chỉ 25g, bạch linh 15g. Các vị tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g với mật ong pha rượu nhạt.
Cần lưu ý: Khi dùng hà thủ ô cần kiêng ăn huyết động vật, hành tỏi và củ cải. Khi bào chế không được dùng các dụng cụ bằng kim loại. Cách thức chế biến hà thủ ô khác nhau sẽ cho tác dụng khác nhau. Hà thủ ô đã qua chế biến có công dụng bổ thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết còn hà thủ ô sống và tươi có công dụng thông tiện, giải độc.
Hà thủ ô bổ máu, làm đen tóc
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện, làm đen râu tóc. Y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều công dụng quý nữa của vị thuốc này, chẳng hạn như bảo vệ gan, dự phòng xơ vữa động mạch...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hà thủ ô có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...
Một số cách dùng hà thủ ô đơn giản và tiện lợi:
- Hà thủ ô 30 g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
- Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô, lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.
- Hà thủ ô 30 g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 g, đường đỏ 50 g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói.
- Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
- Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2.500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.
- Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.
Hà Điền Nhi, người thời Đường (Trung Quốc) tóc sớm bạc, người yếu ớt, lại hiếm muộn. Trong lần say rượu ở bìa rừng, ông phát hiện một cây lạ và mang về sắc uống. Lâu ngày, mái tóc bạc đã đen trở lại, thân hình cường tráng, sinh liền mấy đứa con...
Tương truyền, Hà Điền Nhi ốm yếu từ nhỏ, năm 58 tuổi vẫn chưa có con, bởi vậy trong lòng phiền muộn khuôn nguôi. Một hôm, Hà buồn quá bèn xuống núi uống rượu, say đến nỗi nằm lăn ra ngủ cạnh bìa rừng mà không biết.
Khi tỉnh dậy, ông chợt nhìn thấy bên cạnh mình có một loại cây leo từng cặp, từng cặp. Chúng quấn chặt lấy nhau hồi lâu rồi buông ra và lại quấn với nhau rất kỳ quái.
Đợi khi trời sáng, Hà Điền Nhi bèn đào lấy rễ cây đem về nhà kiên trì sắc uống. Sau nhiều tháng, tóc ông từ bạc trắng chuyển thành đen nhánh, thân hình trở nên cường tráng, trong 10 năm sinh liền mấy đứa con. Hà sống thọ tới 160 tuổi. Cháu nội ông là Hà Thủ Ô dùng thuốc cũng thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen bóng. Ông ta đem thuốc cho họ hàng và bà con làng xóm cùng dùng, bởi vậy mọi người gọi cây thuốc này là hà thủ ô. Theo y học cổ truyền, hà thủ ô ít nhất có 3 tác dụng đặc biệt: làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Làm đen râu tóc: Râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận; thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ, sẽ sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu. Có lợi cho việc sinh con: Thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Trong sách Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện: Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô. Kéo dài tuổi thọ: Sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định. Bởi vậy, việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh, hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, ngăn ngừa vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, nâng khả năng miễn dịch, cải thiện tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan... Một số món ăn - bài thuốc chứa hà thủ ô Hà thủ ô 30 g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày. Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được. Hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50-100 g gạo nấu thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói. Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày. Khi dùng hà thủ ô, cần kiêng ăn huyết động vật, hành, tỏi và củ cải. Khi bào chế, không được dùng dụng cụ bằng kim loại.
Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò - Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.
Mô tả: Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.
Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.
Đơn thuốc: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.
Hà thủ ô trắng - Vị thuốc hay
Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, Dây mốc, Củ vú bò, Dây sừng bò, Cây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ Thiên lý ASCLEPIADACEAE
Hà thủ ô trắng là loài cây dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt. Toàn cây (thân, lá, hoa, quả) đều có lông dày, ngắn, ngọn lông rất dày. Lá mọc đối hình trứng ngược, đầu nhọn, mặt trên xanh thẫm ít lông, mặt dưới xanh nhạt, lông dày, mịn dài 8 – 15cm, rộng từ 4 – 8cm. Cụm hoa hình xim 2 ngả mọc ở kẽ lá, hoa nhỏ màu vàng nâu. Quả 2 đại chĩa ra hai bên, mỗi đại hình thoi dài từ 7 – 9cm đường kính từ 5 – 6mm, khi chín có màu vàng nâu. Hạt dẹt, lưng phồng có chùm lông mịn ở đầu xòe ra như đuôi công giúp hạt phát tán theo gió đi xa. Mùa hoa tháng 7 – 9; mùa quả tháng 10 – 12. Toàn cây chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng như sữa. Hà thủ ô trắng có thể sinh sản hữu tính (gieo hạt) hoặc vô tính (trồng bằng các đoạn rễ nhỏ không lấy làm thuốc).
Ở nước ta, Hà thủ ô trắng có mặt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, chủ yếu ở vùng trung du và núi thấp. Hà thủ ô trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng, nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng rất tốt, thích hợp với nhiều loại đất (trừ nơi úng ngập mặn). Trên thế giới Hà thủ ô trắng phân bố ở các nước vùng nhiệt đới.
Bộ phận dùng: Củ (rễ mẫm lên thành củ, trông như củ sắn nhỏ), dây lá tươi. Củ thường khai thác vào mùa thu, rửa sạch, cắt lát thành phiến dày 5,0 – 1cm, phơi sấy khô, bảo quản chống mốc.
Củ Hà thủ ô trắng vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Theo kinh nghiệm của các lương y Việt Nam: Củ Hà thủ ô trắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi. Bị thương sưng đau, phụ nữ ít sữa, liều dùng 12 –20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, cao thuốc, rượu thuốc, thuốc hoàn. Chế với Đậu đen tác dụng như Hà thủ ô đỏ.
Củ Hà thủ ô trắng có nhiều tinh bột và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định được.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam chứng minh tác dụng của Hà thủ ô trắng:
+ Kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi.
+ Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ
+ LD100 = 50g/kg trên chuột cống trắng, chứng tỏ độc tính của Hà thủ ô trắng thấp.
+ Chúng tôi đã chế viên hoàn PAMAZONA, nâng cao sức khoẻ người có tuổi (phát triển phương thuốc Phù tang chí bảo của Tuệ Tĩnh) gồm: Hạt vừng đen, lá Dâu, thêm Hà thủ ô trắng, Ba kích, Ngưu tất, Rau má thìa, chế thành hoàn 10g với Mật ong), phối hợp với đơn vị nghiên cứu Y học tuổi già - Bộ Y tế (nay là Viện Lão Khoa) nghiên cứu tác dụng lâm sàng cho 22 bệnh nhân, tuổi từ 54 – 89 dùng chế phẩm PAMAZONA ngày 2 lần X 1 hoàn 10g vào lúc đói X 30 ngày. Kết quả 100% bệnh nhân thấy thuốc có tác dụng tốt, tâm thần sảng khoái, ăn ngon miệng hơn trước, thể trạng được nâng lên, tăng protit máu, làm thay đổi tỷ lệ A/G theo chiều thuận lợi, người gầy thì tăng cân, người béo thì giảm cân
+ Hà thủ ô trắng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập, gây ra bở histamin và acétylcholin.
+ Hà thủ ô trắng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với súc vật đã tiêm liều độc nọc rắn Hổ mang.
+ Dây và lá Hà thủ ô trắng phối hợp với lá Bồ cu vẽ điều trị cho 86 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (chorioritinite centrale séreuse). Kết quả là 87% số bệnh nhân tăng thị lực, những bệnh nhân hết ám điểm là bệnh nhân tăng thị lực từ 6/10 trở lên và một số tăng thị lực dưới 5/10. Một số bệnh nhân tăng thị lực dưới 5/10 giảm ám điểm.
Lá và rễ Hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá Hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã hút máu và nọc độc.
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng (rễ, dây, lá) cho người tạng lạnh, người bệnh thuộc hư chứng.
Chú ý: Tránh nhầm lẫn với Dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) cùng họ Thiên lý, là cây có độc rất giống cây Hà thủ ô trắng, đặc điểm phân biệt Dây càng cua là nhẵn bóng, toàn cây không có lông.
Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum Thumb, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.
Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.
Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:
- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.
- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
Thành phần hóa học: Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thử trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy nước sắc Hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, giúp sinh huyết dịch, làm tăng sự co bóp của ruột, giúp ích cho sự tiêu hoá, lại có tác dụng chống viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
Cách dùng: Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, hay tán bột uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, có khi người ta dùng cả dây lá.
Đơn thuốc:
1. Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
2. Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con, dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
3. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
4. Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm), dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
5. Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Ghi chú: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà
Tác dụng chữa bệnh của cây chè đắng
Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả
(st)