Tác dụng chữa bệnh của cây kinh giới

Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.


 

Kinh giới

Kinh giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn

Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.

Bộ phận dùng: Thân cây trên mặt đất - Herba Elsholtziae Ciliatae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn. Trồng bằng hạt. Chọn hạt ở những cây khoẻ tốt, đem trộn đều với tro rồi gieo. Nó thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh sáng. Cần phủ rơm rạ và tưới nước đều. Độ 3-4 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch. Cắt cành lá của những cây đang ra hoa, chặt ngắn, phơi hay sấy nhẹ tới khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học: Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton.

Tính vị, tác dụng: Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu; 2. Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng; 3. Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình; 4. Giảm niệu. Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Liều dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cành lá tươi đắp trị viêm mủ da, mụn nhọt.

Đơn thuốc:

1. Chữa cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa: Dùng Kinh giới cả hoa cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

2. Chữa cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi: Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh giới tuệ), Bạch chỉ, hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi.

3. Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi 50g, Gừng sống 10g, giã vắt lấy nước uống còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô 10g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

4. Chữa cảm thể nóng: Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.

5. Xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết...): Dùng Kinh giới tuệ sao đen 15g sắc nước uống.

6. Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng: Hoa Kinh giới 12g, Hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.

7. Viêm mũi dị ứng: Dùng hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, Cây cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.

8. Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa: Dùng Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành) mỗi vị 15-20g sắc uống.

Toàn kinh giới 


Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.Theo sách thuốc cổ, toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu.

Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: lấy toàn kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g.

Chữa cảm hàn ở trẻ em: toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa ban chẩn: toàn kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.

Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: toàn kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

Chữa sưng vú, mụn nhọt. toàn kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa ho, mất tiếng: toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

Kinh giới tuệ

Tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 – 2 lá ngọn. Dược liệu có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 – 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gẫy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.

Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:

Kinh giới tuệ để sống: Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.

Chữa cảm, sốt, cúm: kinh giới tuệ sống, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, lượng mỗi vị 20g, sắc với nước nhiều lần, rồi cô thành cao đặc, luyện với bột nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 7 – 8 viên với nước sắc lá tre; trẻ em tùy tuổi, 2 – 4 viên. Thuốc còn chữa kiết lỵ (chiêu thuốc với nước sắc lá mơ lông).

Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ sống 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

Chữa trĩ: kinh giới tuệ sống, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g; sắc lấy 300 – 400ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.

Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

Kinh giới tuệ sao vàng: Dùng riêng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 – 8g chữa cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Hoặc phối hợp với tía tô, lượng mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi.

Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than). Có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng phối hợp, chữa băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: kinh giới tuệ sao đen và lá trắc bá sao sém, với lượng mỗi thứ 15 – 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.



Mẹ bầu hết lo ngứa da nhờ lá kinh giới

Dùng lá kinh giới tắm hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu hết ngứa ngáy.

Bị ngứa với người khỏe mạnh bình thường còn thấy khó chịu nữa là với những phụ nữ mang thai như mình. Không biết các mẹ có giống mình không chứ theo mình “xếp hạng” thì ngứa da khi mang thai “xứng đáng” đứng vị trí số 1 bởi sự khó chịu đến khó tả của nó.

Khi mang thai đến tháng cuối, bỗng dưng mình thấy ngứa râm ran ở vùng bụng. Ban đầu mình chỉ dám lấy tay xoa xoa cho đỡ ngứa, nhưng cảm giác ngứa ngày một khó chịu, nhất là ban ngày đi làm mới khổ sở làm sao! Ngứa lúc nào cũng chỉ muốn thò tay vào bụng mà gãi thôi. Về nhà là thay luôn quần áo rộng rãi để gãi cho tiện.

Vì bị ngứa nên mình không dám sử dụng sữa tắm mà chỉ dùng nước ấm pha muối loãng tắm hàng ngày. Lúc tắm xong cũng thấy dễ chịu nhưng sau đó đâu lại vào đấy. Mình đi khám da liễu, bác sỹ cho làm xét nghiệm máu kiểm tra thì không thấy vấn đề gì. Sau đó mình được bác sỹ giải thích nguyên nhân ngứa là do cơ địa khi mang bầu. Bác sỹ cũng không “dám” kê đơn uống thuốc gì cả, chỉ bảo đi mua một lọ hồ nước, sau khi tắm rửa sạch sẽ thì bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, đồng thời khuyên hạn chế ăn đồ nóng, uống nhiều nước.

Đang lúc “nước sôi lửa bỏng” thì bà nội xuống chơi đồng thời “tặng kèm” một chiêu trị ngứa theo dân gian bằng lá kinh giới cực kỳ hiệu quả các mẹ nhé.

Lá kinh giới có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da.

Các mẹ tìm mua lá kinh giới tươi. Sau đó đem về rửa sạch, vò nát. Chuẩn bị sẵn một chậu nước tắm ấm rồi thả chỗ kinh giới đã vò nát vào. Nếu muốn tránh bã kinh giới dây lên người thì có thể bọc chỗ lá kinh giới đã vò nát trong một chiếc khăn xô cột chặt lại rồi mới thả vào chậu nước tắm. Dùng nước này tắm hàng ngày. Mỗi lần tắm chỉ cần khoảng 100g lá kinh giới tươi.

Mình dùng tắm vài ngày là đỡ, lúc tắm xong thấy da thấy mát mẻ, thông thoáng. Để cho “triệt để” thì song song với việc tắm hàng ngày mình còn lấy lá kinh giới tươi vò nát xoa trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Cực kỳ dễ chịu mà chẳng hại đến thai kỳ.

Mấy hôm rồi lang thang lên mạng thấy cũng có nhiều mẹ bị ngứa như mình mà không biết làm thế nào nên chia sẻ kinh nghiệm này của mình cho các mẹ cùng thử. Nếu hết ngứa, các mẹ “like” mạnh kinh nghiệm này của mình nhé!

Một vài công dụng của lá kinh giới:

- Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu…

- Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Việc dùng lá kinh giới già để đun nước tắm thường xuyên sẽ giúp bạn có làn da đẹp.

- Theo kinh nghiệm dân gian, kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Tác dụng tuyệt vời của kinh giới trị ho, cảm ở trẻ

GiadinhNet - Trẻ nhỏ vốn nhạy cảm với thời tiết, lại hay bị ngấm mồ hôi vào người nên rất hay bị cảm. Không thể phủ nhận tác dụng nhanh của các thuốc Tân dược song tác dụng phụ của chúng luôn là vấn đề đáng lo ngại khi trẻ em là đối tượng rất hay phải dùng thuốc.
Trong khi xung quanh ta, có nhiều loài thảo dược trị cảm vừa đơn giản, hiệu quả lại an toàn mà điển hình là cây kinh giới…

Kinh giới được dùng hàng ngày như một món rau gia vị. Không khó để nhận ra kinh giới trong các loại rau thơm sử dụng hàng ngày. Đó là loại thân cỏ, mùi rất thơm, thân vuông, phía gốc màu hơi tía, toàn cây có lông ngắn. Bông hoa dài, hoa nhỏ màu tím nhạt. Từ lâu kinh giới đã được coi là một là một loại thảo dược dễ kiếm và thường được sử dụng cùng tía tô để chữa các chứng cảm. Trong phân loại thực vật, kinh giới cùng họ với bạc hà, tía tô, rau húng. Đây là những loài có chứa các tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, vừa làm rau gia vị, vừa làm thuốc giải cảm rất tốt.

Kinh giới có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các chứng ho, cảm...


Theo y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Ông cha ta coi kinh giới là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã chiết được thành phần tinh dầu từ kinh giới và chứng minh được tác dụng tuyệt vời của nó trong điều trị chứng các chứng cảm.

Các sản phẩm từ Đông Dược trị ho thì có nhiều, nhưng nếu bổ sung được thêm Kinh giới để đồng thời chữa cả cảm và ho cho trẻ thì thật tuyệt vời. Bổ sung thêm mật ong và đường, ngoài tăng tác dụng chữa ho còn tăng cường công năng đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ…

 

Tác dụng của cây kinh giới
 

Cây kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.

Kinh giới phối dùng với phòng phong, tô diệp, dùng để chữa tân ôn giải biểu. Phối dùng với bạc hà, ngân hoa, tang diệp dùng để tân lường, giải biểu. Phối dùng với phòng phong, đương quy, xuyên khung, tô cánh (cành tía tô), dùng thu phong hậu sản.

Kinh giới còn có thể thấu chẩn (thúc mọc sởi, trừ ngứa, chữa bệnh ngoài da), trừ phong trong huyết, chữa bì lí mạc ngoại và phong tà huyết mạch.

Kinh giới phối dùng với xác ve, cát căn, bạc hà... có thể chữa sởi khó mọc, còn phối dùng với xích thược, thương truật, hoàng bách, bạch tiên bì, khổ sâm... chữa sởi, thuỷ đậu, ghẻ, hắc lào...

Một số ứng dụng chữa bệnh từ kinh giới:

 

- Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi: Kinh giới hoa (hoa, cành, lá) 20g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống 1 lần lúc thuốc còn nóng. Sau đó cho thêm các lá: dâu 5g, sả 10g, bưởi 8g, cúc tần 6g, ổi 4g và 3 bát nước đun sôi, cho bệnh nhân xông. Sau khi xông đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

- Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống 10g, hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.
 

Mùa hè nên uống trà kinh giới để giải độc cơ thể

Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức sức khỏe.

Cây kinh giới (Origanum majorana) có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải. Đây là một loại thảo dược thơm, tượng trưng cho hạnh phúc của những người La Mã cổ đại. Cây kinh giới được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực nhờ vào mùi hương nhẹ nhàng của nó. Ngoài ra, cây kinh giới cũng được đánh giá cao về những lợi ích y học của nó.

Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe.

Cách thức pha trà kinh giới

- Thêm một muỗng cà phê đầy các loại thảo dược kinh giới vào nước lạnh. Sau đó đun sôi lên. Sau khi sôi, giảm nhiệt và để cho nó hơi sôi trong khoảng 15 phút.

- Lọc chất lỏng này vào một tách và pha thêm một chút mật ong cho có vị ngọt, tránh sử dụng đường nếu bạn không muốn tăng cân quá nhanh.

- Có thể thêm một chút nước chanh sẽ tăng cường hương vị. Lý tưởng nhất, bạn có thể uống ba tách trà kinh giới trong một ngày.

Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới

Các chất dinh dưỡng trong trà kinh giới bao gồm tinh dầu và axit.

- Đó là một nguồn vitamin A, B3, B6, C, D và K, cùng với kẽm, canxi, rosmarinic, oleic, tannin, nicotinic acid ursolic.

- Tinh dầu kinh giới bao gồm terpinen, tecpineol, carvacrol và sistosterine beta.

- Kinh giới có chứa chất flavonoid có tính kháng viêm, có vai trò như là một thuốc an thần nhẹ.

- Kinh giới là một chất khử trùng tự nhiên và có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

- Kinh giới giàu khoáng chất như kali, mangan, đồng, sắt và phốt pho.

- Một lợi thế nữa là kinh giới có chứa hàm lượng rất thấp các chất béo bão hòa và natri.

Lợi ích của trà kinh giới

- Trà kinh giới giúp giảm các triệu chứng của các vấn đề hô hấp, ho khan, viêm phế quản, cảm lạnh và viêm xoang. Loại trà này rất tuyệt vời cho các bệnh nhân hen suyễn.

- Trà kinh giới thúc đẩy sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim, và làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

- Trà kinh giới còn tốt cho tiêu hóa: Nó làm giảm những cơn buồn nôn và đầy hơi, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Tiêu thụ trà kinh giới trong một thời gian dài còn giúp đối phó với chứng rối loạn ăn uống.

- Trà kinh giới giúp giảm đau: Nhờ tính chất chống viêm mà trà kinh giới có thể làm giảm rất nhiều đau nhức như đau răng, đau đầu, viêm khớp, kinh nguyệt bị chuột rút...

- Trà kinh giới loại bỏ độc tố khỏi cơ thể: Trà kinh giới kích thích đổ mồ hôi và giúp loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi, và do đó rất tốt cho những người thường xuyên bị cúm.

- Trà kinh giới làm dịu cơ thể và tâm trí: Nó làm dịu thần kinh và làm dịu chứng đau nửa đầu. Điều này cũng hiệu quả trong việc làm giảm chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, cũng như bất kì loai thảo dược nào, người ta vẫn cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ. Các rủi ro rất có khả năng xảy ra nếu tiêu thụ quá mức hoặc là cơ thể có phản ứng với bất kì chất nào trong trà kinh giới. Đây là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi sử dụng hoặc khi có dấu hiệu lạ trong lúc sử dụng. Nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sử dụng các loại thảo dược kinh giới theo đúng tỷ lệ và hướng dẫn có thể có lợi cho bạn rất nhiều.

Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức sức khỏe.

Cây kinh giới (Origanum majorana) có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải. Đây là một loại thảo dược thơm, tượng trưng cho hạnh phúc của những người La Mã cổ đại. Cây kinh giới được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực nhờ vào mùi hương nhẹ nhàng của nó. Ngoài ra, cây kinh giới cũng được đánh giá cao về những lợi ích y học của nó.

Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe.

Cách thức pha trà kinh giới

- Thêm một muỗng cà phê đầy các loại thảo dược kinh giới vào nước lạnh. Sau đó đun sôi lên. Sau khi sôi, giảm nhiệt và để cho nó hơi sôi trong khoảng 15 phút.

- Lọc chất lỏng này vào một tách và pha thêm một chút mật ong cho có vị ngọt, tránh sử dụng đường nếu bạn không muốn tăng cân quá nhanh.

- Có thể thêm một chút nước chanh sẽ tăng cường hương vị. Lý tưởng nhất, bạn có thể uống ba tách trà kinh giới trong một ngày.

Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới

Các chất dinh dưỡng trong trà kinh giới bao gồm tinh dầu và axit.

- Đó là một nguồn vitamin A, B3, B6, C, D và K, cùng với kẽm, canxi, rosmarinic, oleic, tannin, nicotinic acid ursolic.

- Tinh dầu kinh giới bao gồm terpinen, tecpineol, carvacrol và sistosterine beta.

- Kinh giới có chứa chất flavonoid có tính kháng viêm, có vai trò như là một thuốc an thần nhẹ.

- Kinh giới là một chất khử trùng tự nhiên và có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

- Kinh giới giàu khoáng chất như kali, mangan, đồng, sắt và phốt pho.

- Một lợi thế nữa là kinh giới có chứa hàm lượng rất thấp các chất béo bão hòa và natri.

Lợi ích của trà kinh giới

- Trà kinh giới giúp giảm các triệu chứng của các vấn đề hô hấp, ho khan, viêm phế quản, cảm lạnh và viêm xoang. Loại trà này rất tuyệt vời cho các bệnh nhân hen suyễn.

- Trà kinh giới thúc đẩy sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim, và làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

- Trà kinh giới còn tốt cho tiêu hóa: Nó làm giảm những cơn buồn nôn và đầy hơi, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Tiêu thụ trà kinh giới trong một thời gian dài còn giúp đối phó với chứng rối loạn ăn uống.

- Trà kinh giới giúp giảm đau: Nhờ tính chất chống viêm mà trà kinh giới có thể làm giảm rất nhiều đau nhức như đau răng, đau đầu, viêm khớp, kinh nguyệt bị chuột rút...

- Trà kinh giới loại bỏ độc tố khỏi cơ thể: Trà kinh giới kích thích đổ mồ hôi và giúp loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi, và do đó rất tốt cho những người thường xuyên bị cúm.

- Trà kinh giới làm dịu cơ thể và tâm trí: Nó làm dịu thần kinh và làm dịu chứng đau nửa đầu. Điều này cũng hiệu quả trong việc làm giảm chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, cũng như bất kì loai thảo dược nào, người ta vẫn cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ. Các rủi ro rất có khả năng xảy ra nếu tiêu thụ quá mức hoặc là cơ thể có phản ứng với bất kì chất nào trong trà kinh giới. Đây là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi sử dụng hoặc khi có dấu hiệu lạ trong lúc sử dụng. Nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sử dụng các loại thảo dược kinh giới theo đúng tỷ lệ và hướng dẫn có thể có lợi cho bạn rất nhiều.



Tác dụng chữa bệnh của cây chè đắng
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt
Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam


(st)

chua benh mau nhiem mo
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
su dung cay kinh gioi de tri viem mui
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
ban bi viem mui dang nao,vm di ung , viem xoang mui. man tinh hay cap tinh,vvv,neu ban co ket qua xet nghiem cua bac si,toi se huong dan ban su dung thuoc nam tri vmui bao dam se het.
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
em muon su dung cay kinh gioi de tri benh viem mui duoc kog
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận