Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai: kháng khuẩn, lợi tiểu

CÂY GAI

 Tên khác : Cây gai,  còn gọi Vị thuốc cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái), trữ ma

Tác dụng:

Tả nhiệt tán ứ:

Chủ trị :

 Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên.

Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

Bổ an thai: Rễ cây mới  hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả

Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiển ra máu

Tìm Hiểu Thêm Cây Gai

Tên khoa học:

 Boehmeria nivea- họ gai urticaceae

Mô tả :

Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.

Phân bố :

Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc.

Bộ phận dùng :

Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.

Tính vị:

Vị ngọt hàn không có độc

Qui kinh:

Vào kinh bàng quang