Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai

Cây Gai còn có tên là Gai làm bánh, trữ ma... Cây được trồng khắp nơi để lấy sợi, hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh Gai ăn rất ngon, sợi trước đây dùng làm dây Gai và còn được dệt làm lưới đánh cá.


 Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1 - 2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7 - 15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.

Rễ Gai có tác dụng lợi tiểu, thu liễm, an thai. Chữa lâm lậu, thoát giang, ruột bị phong, đại tiện ra máu, bị chấn thương có ứ huyết, phong thấp tê bại, bạch đới hay xích đới. Còn chữa đái ra máu, hậu môn sưng đau, viêm tử cung.


.

Trong nhân dân, thường người ta dùng rễ và lá Gai để chữa các bệnh sau:

Phụ nữ có thai bị đau bụng ra huyết dọa sẩy

Bài 1: Lấy rễ cây Gai mới hái, hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô lại còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày, uống 1 - 2 ngày lá có hiệu quả.

Bài 2: Rễ Gai 2 phần, cành tía tô 2 phần và thêm 1 phần ngải cứu (mỗi phần chừng 4g), thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước cô còn 1/4 uống làm một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì thêm 10g lá huyết dụ.

Bài 3: Rễ Gai tươi 4 phần, lá ngải cứu 1 phần, tía tô 1 phần (mỗi phần chừng 12 - 13g) sắc với nước uống trong ngày.

Phụ nữ bị sa tử cung: Rễ Gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 - 4 ngày.

Đi tiểu ra máu: Lấy 15 - 20g lá Gai sắc nước uống trong ngày.

Đi tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ Gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ (mỗi thứ 16g). Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc cô lại còn 1/4 (250ml) chia 2 lần uống trong ngày.

Làm mụn nhọt giảm sưng đau chóng mưng mủ: Lấy rễ Gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát dùng đắp. Dùng 1 - 2 ngày. Ngoài ra người ta còn dùng lá Gai tươi sạch, giã nát để đắp băng vào vết thương cầm máu.


Vị thuốc từ cây gai


Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea- họ gai (Urticaceae), trong dân gian còn gọi là cây: Lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)… Cây gai cao khoảng 1m, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.

Cây gai thường trồng, mọc nơi ẩm ướt để lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông bằng cách thái lát, phơi hoặc sấy khô. Theo đông y, lá và rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ, kháng khuẩn, lợi tiểu. Sau đây là những bài thuốc của cây gai:

 -Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

-Bổ an thai: Rễ cây mới  hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả.

- Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiện ra máu.

- Chữa sa tử cung, tử cung sưng đau, sa trực tràng: Rễ gai (30g), bồ công anh (12g), cỏ cứt lợn (12g), huỳnh kỳ (20g), cây ngái (20g), đảng sâm (20g). Tất cả sao vàng sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 15 – 20 thang. Dùng rễ gai tươi và rễ cây vông vang, rửa sạch, giã đắp vào búi bị sa.


Gai: Lá thực phẩm, lá thuốc


Bánh gai được làm từ bột nếp (có pha ít bột tẻ) nhân đậu xanh, dừa, hạt sen, có thêm một chút mỡ hạt rồi xào, nhưng không có lá gai thì chả ai gọi là bánh gai cả, cũng chẳng có màu đen nâu thơm ngon như vậy. Đó là lá gai thực phẩm.



Cây lá gai

Còn lá gai làm thuốc phòng và chữa động thai, xin giới thiệu: Gai, tên thuốc là Trừ ma.

Tên khoa học: Boehmeria nivea L. (hoặc Urtica nivea L.).

Họ Gai: Unrticaceae.

Gai (Boehmeria) có 75 loài, ở Việt Nam có 10 loài. Gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản... Gai sinh sản vô tính, bằng cách chiết cành giống như ở dâu tằm.

Lá gai

Lá gai  làm bành gai, làm thuốc đắp co tử và sa tử cung. Rễ củ gai làm thuốc, vỏ gai làm sợi dệt bao tải hoặc bện thừng hoặc đan lưới đánh cá. Theo y học cổ truyền: Lá gai (trừ ma diệp) vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chi huyết (cầm máu), phá ứ.

Bài thuốc làm co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thiên lý 10g; lá thầu dầu tía 05g; bột đại hoàng (sao rượu) 03g. Tất cả giã nhỏ, trộn đều, gói bằng lá chuối còn tươi, khi đắp thì dán vào gáy chỗ chân tóc, dùng băng dính cố định. Ngày 2 lần, đắp tới lúc thuốc khô thì bỏ (2-3h liền).

Bài thuốc co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thầu dầu tí 5g; lá thiên lý 10g. Giã nhỏ đắp sau gáy, không có tác dụng phụ hoặc dị ứng nào.

Rễ gai

Hay còn gọi là củ gai - Trừ ma căn: vị ngọt, tính hàn, không độc; có tác dụng an thai, cầm máu, tán ứ, lợi tiểu.

Theo y học cổ đại: người  ta đã chứng minh được dịch chiết cồn gai có tác dụng cầm máu rõ rệt với chuột và chó trong các thí nghiệm dược lý.

Axit Clorogenia trong củ gai là một chất ít độc, có tác dụng tăng cường hiệu lực của Adrenalin, giúp thông tiểu tiện, kích thích bài tiết mật, có khả năng ức chế một số men như Pepsin và trycin của cơ thể người. Axit Clorogenie còn có tác dụng diệt nấm và kháng khuẩn tốt.

Trong y học cổ truyền: rễ gai là vị thuốc 400 ngàn năm các mẹ các chị ở phương Đông dùng làm thuốc chữa động thai hiệu nghiệm. Những bài thuốc này giúp cho nhiều người bị dọa sảy thai giữ được yên lành.

1. Rễ gai: 08g; Mầm mía: 10g; Ích mẫu: 06g; Hương phụ: 04g; Sa nhân: 04g. Sắc lấy 2 bát nước còn 1/2 bát uống 1 lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 ngày, đến khi hết đau bụng, cầm máu.

2. Rễ gai: 08g; Cành tía tô: 20g; Ngải cứu: 04g; Trần bì: 04g; Cam thảo sống: 04g. Sắc lấy nước uống 1 lần.

3. Rễ gai 20g; Củ mài sống: 20g; Thục địa: 20g; Ngải cứu: 12g; Sa nhân: 06g. Sắc 3 lần lấy 1 bát chia 2 lần, uống hơi ấm rồi nằm nghỉ: Bài thuốc này dùng cho người âm hư hỏa, bồn chồn, đái đục, táo bón, đau lưng kèm theo động thai thì dùng, có tác dụng an thai, trừ triệu chứng nhanh.

4. Rễ gai 30g; Diếp dại 20g; Kim anh 12g; Lõi cây móc tươi (nếu không có dùng nõn chuối tươi): 1 cái. Sắc nước uống chữa sa tử cung, viêm tử cung.

5. Rễ gai tươi và rễ cây vông tươi 1 ít giã nát đắp vào mụn nhọt mưng đỏ, chốnh thành mủ và  tiêu sưng nhanh. Bài này các cụ lương y dùng chữa "bắp chuối" (viêm cơ đùi) rất hay. Hiện nay dùng kháng sinh, nhưng nếu đắp thêm 2 vị thuốc này thì tác dụng giảm đau, tiêu viêm có hiệu quả nhanh hơn.

6. Lá gai dùng riêng hoặc cùng với cây cứt lợn giã nhỏ đắp vết thương rất nhanh cầm máu.

7. Lá gai - lá vông nem; Lạc tiên; Rau má. Sắc uống hoặc làm trà uống hằng ngày có tác dụng an thần gây ngủ rất tốt.

8. Rễ hoặc lá gai tươi hoặc khô từ 10-20g/ngày sắc uống. Chữa tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, hoặc hành kinh ồ ạt tác dụng nhanh.

9. Rễ gai - Nhân sâm cùng lượng, tán bột ngày uống 10g chia 2 lần với nước cháo. Phụ trợ chữa nôn ra máu có tác dụng khả quan.

10. Cao rễ gai tỷ lệ 2:1 ngày uống 100ml có tác dụng chống xuất huyết, tiêu hóa.

Tên khoa học là Boehmeria nivea. Họ Gai (Urticaceae).



Là cây nhỏ, cao 1-2 mét, sống đa niên (7-8 năm), gốc hóa gổ, cành non màu đỏ nhạt, phủ nhiều lông. Lá mọc so le, có cuống màu đỏ, hình trái xoan, đầu nhọn, đáy tròn, lúc non phủ nhiều lông mềm ở cả hai mặt, lúc già thì mặt trên nhẳn màu lục sẫm, mặt dưới lông trở thành màu trắng bạc, mép lá có răng cưa đều. Hoa mọc ở kẻ lá, xếp thành chùy đơn, hoa đực và hoa cái mọc trên một cành. Quả bế, hình quả lê, có nhiều lông, hạt có dầu.

Cây gai được trồng để lấy lá làm bánh ít lá gai, vỏ lấy sợi dệt và rễ củ làm thuốc.  Chi Boehmeria có 75 loài, ở Việt Nam có khoảng 10 loài.

Cây Gai ưa ẩm, phát triển nhanh trong mùa mưa, đến mùa đông có hiện tượng rụng lá, hơi tàn lụi. Trồng bằng cách giâm từ các đoạn thân.

Rễ Gai trong Đông y gọi là Trử ma căn, có chứa emodin, phiscion làm lợi tiểu, trị đái ra máu, chống hư thai. Đào rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi khô để dùng.

Lá gai có chứa rhoifolin, acid clorogenic - với nhiều chất sắt cho màu xanh đen thực phẩm rất đẹp, có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin, thông tiểu tiện, kích thích bài tiết mật, diệt nấm, kháng khuẩn, giảm viêm, giúp cầm máu, giảm sưng.

Theo Đông y lá và rễ gai có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ.

- Rễ Gai dùng làm thuốc an thai, chữa động thai, chảy máu, dọa sẩy thai, đái đục, đái ra máu, sưng tấy, chữa sa trực tràng, sa tử cung.

- Lá Gai dùng làm bánh ít lá gai, có màu xanh đen do có nhiều sắt, rất cần thiết cho sức khỏe và màu bánh rất đẹp.

- Lá Gai còn xắt nhỏ, trộn với thức ăn cho gà; gà sẽ đẻ nhiều, cho trứng có nhiều lòng đỏ.

I/ CÂY GAI LÀM THUỐC:

1/ Bài thuốc kinh nghiệm chữa xuất huyết (nôn ra máu, tiểu ra máu, có thai ra máu):

-    Rễ gai            25g.          - Đảng sâm      20g.

-    Huỳnh kỳ      20g.          - Bạch thược    20g.

-    Bạch chỉ        20g.          - Ngải diệp       06g.

-    Lá Đại bị       10g.          - Cây cỏ mực   10g.

Sắc uống ngày 1 thang. Từ 3 – 10 thang.

2/ Bài thuốc an thai, trị động thai, thai trằn trệ, ra huyết.

-    Rễ cây gai     12g.          - Ích mẫu           12g.

-    Hương phụ   12g.          - Sa nhân           8g.

Nếu có ác trở (ụa mữa, ốm nghén) gia Liên kiều 10g.

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 – 10 thang.

3/ Bài thuốc chữa sa tử cung, tử cung sưng đau, sa trực tràng:

-  Trử ma căn        30g.         -   Bồ Công anh      12g.

-  Cỏ cức lợn         12g.         -   Đảng sâm           20g.

-  Huỳnh kỳ           20g.         -  Cây Ngái (Nái)    20g.

Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục 15 – 20 thang.

Dùng rễ gai tươi và rễ cây vông vang, rửa sạch, giã đắp vào búi bị sa.



Rễ gai có tác dụng lợi tiểu, an thai, chữa đại tiện ra máu, bị các chấn thương ứ máu, tê bại phong thấp. Rễ gai còn chữa chứng đái ra máu, sưng đau hậu môn, viêm tử cung.

Cây gai còn có tên gọi là gai làm bánh, trữ ma…tùy theo từng vùng. Lá gai được dùng làm bánh, sợi gai dùng làm dây gai, dệt lưới đánh cá…Rễ và lá gai còn được dùng làm thuốc.

Rễ gai có tác dụng lợi tiểu, an thai, chữa đại tiện ra máu, bị các chấn thương ứ máu, tê bại phong thấp. Rễ gai còn chữa chứng đái ra máu, sưng đau hậu môn, viêm tử cung.

Các bài thuốc dùng cây gai chữa bệnh:

Đại tiện, tiểu tiện ra máu: lấy 15-20g lá, rễ gai sắc nước uống trong ngày.

Đi tiểu nước trắng đục: rễ gai 30g, thổ phục linh 20g, rau dừa nước 20g, trinh nữ, đinh lăng, thương nhĩ, mỗi thứ 16g. Đổ 1000ml vào ấm đất đun, sắc cô đặc còn 250ml, chia 2 lần uống hết trong ngày.

Phụ nữ bị sa tử cung: rễ gai khô 30g, sắc với 600ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 3-4 ngày.

Phụ nữ có thai bị ra huyết dọa sẩy, có thai bị đau bụng:

+ Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (một phần khoảng 12g) sắc với nước uống trong ngày.

+ Rễ gai 2 phần, ngải cứu một phần, cành tía tô 2 phần (1 phần khoảng 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cô còn 100ml uống hết một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.

+ Rễ gai mới hái hoặc đã phơi khô 30g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 1-2 ngày sẽ đỡ.

Làm mụn nhọt chóng mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp liền 1-2 ngày.

Cầm máu ở vết thương: lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp, băng vào vết thương.

Tác dụng chữa bệnh của cây chè vằng
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn


(st)



Toi dang mang thai tuân thư13 co uông rê gai dc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Day la bai thuoc an Thai no co tac dung khi ban dang o tinh trang bi dong Thai ( doa say Thai )
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
tôi mang thai 10 tuân .sức khỏe bình thương . tôi uồng lá gai dược không
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Nếu ko có vấn đề gì thì ko nên uống nhiều,Vì cây này có tác dụng chữa đau bụng ra huyết dọa sảy cho phụ nữ mang thai.
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
tôi mang thai 12 tuần, thai bình thường tôi nấu nước lá gai uống được không
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Có thể uống được.Cây này có tác dụng chữa đau bụng, ra huyết dọa sảy thì có thể uống nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
toi mang thai 7 tuan ma ra mau rat nhieu! da sieu am thi bac si noi xuat huyet den 30% cho toi xin hoi nay toi uong re cay gai nay co bi anh huong den thai nhi sau khi sinh con ko?
hơn 1 tháng trước - Thích
Ban hay su dung bai thuoc nay ngay co tac dung rat tot cho ban trong thuong hop nay
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
tôi đang mang thai được 20 tuần nhưng đi lại nhiều lại bị đau bụng nhưng nằm nghỉ là hết đau vậy tôi có dùng được rễ cây gai sắc uống được không ? uống có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Chị nên giữ sức khỏe cẩn thận đặc biệt chú ý nghỉ ngơi là tốt nhất. Những biểu hiện như chị nói chứng tỏ do hoạt động quá mức không tốt cho thai nhi. Nên hạn chế nhất có thể việc dùng các loại thuốc cả đông và tây y nhé. Chúc chị thai kỳ khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
cho a hoi co thai 5tuan co uong re cay gai duoc khong ah.
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Cây lá gai có chữa được bệnh trĩ không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Cây lá gai có chữa được bệnh trĩ không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Cây la gái chưa vô sinh nam như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích
Cây la gái chưa vô sinh nam như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi binh thuong ko co bi gì het .xin cho hỏi toi co the nay nuoc là gai uong hang ngay duoc ko ?
hơn 1 tháng trước - Thích
thân cây gai có dùng làm thuốc được không ạh?
hơn 1 tháng trước - Thích
Cay co muc
hơn 1 tháng trước - Thích
toi mang thai duoc sau thang no ra mau toi co the lay la gai nau nuoc uog duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Có trị được ho trẻ nhỏ không.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận