Tác dụng chữa bệnh của cây lá khỉ: trị thủng phổi

Một người phụ nữ bị xơ rỗ toàn bộ hai lá phổi, thậm chí phổi còn bị thủng 6 lỗ sau 18 tháng ăn lá cây con khỉ (hay còn gọi là cây hoàn ngọc) đã khỏi bệnh.

Thậm chí, bà còn phát hiện loại lá cây này chữa được nhiều loại bệnh khác.

<>Người "nổi tiếng"... chết hụt

Đó là bà Phạm Thị Tùng hiện trú tại khu chung cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) từng phải chuẩn bị hậu sự vì căn bệnh phổi quái ác. Bà Tùng sinh năm 1949 tại Thanh Ba, Phú Thọ. Năm 1965, bà đi làm thuê cho nhiều xí nghiệp khác nhau, rồi làm công nhân cho Công ty Xi măng Vĩnh Phú (tỉnh Vĩnh Phú cũ).

Bà Tùng kể cho PV nghe về cây lá khỉ

Đến năm 1987 thì bà ngã bệnh. Đi rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ đều kết luận bà bị xơ rỗ toàn bộ hai lá phổi. Trên phim chụp còn hiện rõ 6 lỗ thủng lớn mà các bác sĩ đều bó tay. Không tin, trong suốt hai năm sau ngày phát hiện ra bệnh, bà Tùng đi khắp các bệnh viện lớn và chỉ có thể cầm chừng mạng sống bằng các loại thuốc kháng sinh. Thậm chí, nhiều lúc vùng ngực bị đau dữ dội nên bà phải dùng thuốc giảm đau. Không những vậy, lượng đờm tiết ra ngày một nhiều khiến bà và gia đình hoảng hốt.

Năm 1990, người bạn của con gái bà biết một lang y người dân tộc trên mạn Hòa Bình với biệt tài chữa bệnh phổi bằng lá cây con khỉ nên bà đã ăn thử vì dù saocũng sắp đến lúc... chết.
<>
18 tháng ăn lá cây con khỉ

Bà Tùng cho hay, mỗi ngày bà ăn 27 lá và chia làm 3 lần, mỗi lần 9 lá. Lá cây con khỉ không mùi không vị nhưng rất nhớt gần giống với lá cây mùng tơi nên rất khó ăn. Tuy nhiên, vì bệnh nặng nên bà Tùng đã kiên trì ăn lá cây con khỉ trong vòng 18 tháng thì thấy người khoẻ lại. Vùng ngực không còn đau đớn và hết đờm. Một số triệu chứng của bệnh phổi cũng tan biến một cách nhanh chóng.

Cây lá khỉ tại đình làng Mễ Trì, Hà Nội

"Đợt ấy, tôi cứ mua 1 nghìn được 3 lá cây con khỉ và ăn đúng theo hướng dẫn của thầy lang. Nhiều người bảo, bệnh tôi sắp chết nên ăn lá cây con khỉ cũng chỉ để an tâm mà thôi", bà Tùng cho hay.

<>Bệnh viện kết luận đã khỏi bệnh

Sau 18 tháng kiên trì ăn lá cây con khỉ, bà Tùng thấy người khoẻ mạnh và quyết định đi bệnh viện khám lại. Thật ngạc nhiên, các bác sĩ đều kết luận bệnh phổi của bà đã khỏi và các vết thủng đã gần như phục hồi.

Mới đây nhất, vào ngày 10-8-2011, bà Tùng vào Bệnh viện phổi Hà Nội để khám lại lần cuối và kết quả cũng như những lần khám trước. Trên phim chụp phổi không còn thấy những lỗ thủng như ban đầu. Thậm chí, những phần xơ rỗ cũng đã trở lại bình thường.

"Thời gian đầu tôi đã nghi ngờ tác dụng của lá cây con khỉ trong điều trị bệnh phổi. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì cảm thấy người khoẻ hơn. Sau khi khám, các bác sĩ đều hỏi tôi dùng loại thuốc gì mà có thể làm lành phổi. Tôi bảo, ăn lá cây con khỉ thì hầu như không ai tin", bà Tùng chia sẻ.

Các bác sĩ đều kết luận bệnh phổi của bà đã khỏi và các vết thủng đã gần như phục hồi

Trên phim chụp phổi không còn thấy những lỗ thủng như ban đầu

Không chỉ giúp bà Tùng khỏi bệnh phổi, trong thời gian sử dụng lá cây con khỉ để chữa bệnh bà Tùng còn phát hiện ra nhiều công dụng từ loại lá này như cầm máu tốt và giúp các vết thương nhanh lành. Thậm chí, lá cây con khỉ còn giúp ích trong trị bệnh đường ruột và chữa đau đầu rất hiệu quả.

<>Cây lá khỉ có ở nhiều nơi

"Cây lá khỉ có khả năng cầm máu và làm lành vết thương khá tốt. Tất nhiên, đó mới chỉ ở phương diện dân gian còn khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào về công dụng của cây lá khỉ. Trường hợp bà Tùng ăn lá cây con khỉ khỏi bệnh phổi rất có thể chỉ một phần từ tác dụng làm lành vết thương của loại lá này mà thôi".

Lương y Lều Văn Trọng (Chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở miền Bắc từng có thời gian rộ lên phong trào mua và bán cây lá khỉ với những lời đồn đại như thần dược. Người ta mua loại lá cây này như mớ rau ngoài chợ với tin đồn chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Đặc biệt, có tin đồn lá cây con khỉ từng chữa khỏi cho một bệnh nhân thủng ruột và một cháu bé bị dập tinh hoàn. Thậm chí, lá cây con khỉ còn chữa được các bệnh như dạ dày, suy thận, viêm thận...

Một thời gian sau, các tin đồn lắng xuống và loài cây này cũng không còn tồn tại trên các sạp hàng bán thuốc Đông y. Theo tìm hiểu của phóng viên, cây lá khỉ có ở khá nhiều nơi như Hòa Bình, Sơn La và nhiều nhất là ở vùng núi Ba Vì, Hà Nội. Lương y Lều Văn Trọng, chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì cho biết: "Cây lá khỉ là một trong những danh mục thuốc mà chúng tôi vẫn sử dụng trong việc điều hòa thân nhiệt, mát gan. Tuy nhiên, cây lá khỉ rất nhiều và mọc như rau trong rừng nên không có giá trị về mặt kinh tế".
 
Ở TP Hà Nội hiện cũng còn một số nơi trồng cây lá khỉ với mục đích lấy bóng mát hoặc điều trị bệnh đường ruột và cầm máu cho bệnh nhân. Ngay gần đình làng Mễ Trì, Từ Liêm cũng còn một cây lá khỉ với chiều cao gần 3m và là cây thuốc quý cho người dân nơi đây mỗi khi bị đau bụng hoặc đau đầu.

"Đến nay chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về cây lá khỉ. Trường hợp người phụ nữ ăn lá cây con khỉ khỏi bệnh phổi chỉ là một trường hợp chưa được kiểm chứng. Có thể tự cơ thể người bệnh có khả năng phục hồi chứ không phải khỏi bệnh do loại lá này. Phải có những nghiên cứu nghiêm túc thì mới kết luận được giá trị của cây lá khỉ. Một trường hợp không thể thay cho hàng trăm trường hợp".

BS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện TƯ Quân đội 108)