Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Cách pha trà gừng ngon vừa chữa bệnh vừa giảm cân
Cây lộc vừng là một loài cây cảnh phong thuỷ có giá trị, nó cũng được coi là loại cây mang lại may mắn trong phong thủy. Không chỉ có vậy, lộc vừng còn là một cây dùng để làm thuốc chữa bệnh trĩ rất đơn giản, đã được nhiều người dùng và công nhận hiệu quả.
Nhà thuốc An dược sẽ giới thiệu cho bạn đọc về loại cây này để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của nó trong việc chữa bệnh trĩ.
Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng (danh pháp khoa học: Barringtonia acutangula) là một loài thuộc chi Lộc vừng, có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Hạt được dùng làm thuốc. Có 2 loại hạt có màu đen và màu trắng ngà, y học phương đông ưa loại vừng đen (tên thuốc hắc chi ma) hơn. Ngoài ra vừng được dùng để ép dầu. Dầu vừng có giá trị dinh dưỡng cao.
Lá lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tannin (16%).
Quả lộc vừng còn xanh ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng.
Rễ lộc vừng chứa saponin có vị đắng, giã nhỏ để duốc cá.
Theo Đông y, vừng vị ngọt tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, tăng huyết áp, ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng.
Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram ( cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu dùng lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra )
Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa.
Cây lộc vừng còn là dược liệu chữa một số bệnh khác như:
- Chữa cơ thể suy nhược: Vừng đen 100g, lá dâu non 100g. Vừng đen rang, lá dâu non đồ chín, sấy khô; tất cả tán thành bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày uống 10 – 20g
- Chữa vảy nến: Vừng đen 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, ké đầu ngựa 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Thuốc bổ âm: Vừng đen 500g, thục địa 1000g, lá dâu non (đồ chín sấy khô) 500g, hạt sen 150g, lá vông nem 100g. Tất cả tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (sáng, tối).
- Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, táo bón: Vừng đen 50g, hà thủ ô 50g, ngưu tất 50g. Tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
Cháo vừng (chi ma chúc): Gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau, cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ. Dùng cho người cao tuổi nhằm “kiện thân ích thọ”, Dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, táo bón.
Bệnh nhân nên kết hợp chế độ ăn uống kiêng khem đối với người mắc bệnh trĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.