Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực hiệu nghiệm
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Cây mướp là loại cây cung cấp hoa quả làm thực phẩm thanh nhiệt giải độc rất tốt trong những ngày hè nóng nực. Đặc biệt toàn bộ cây mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.).
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5 – 7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25 - 30cm hay hơn, rộng 6 - 8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Đông y, sử dụng các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau. Và cho rằng lá mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái. Quả mướp (Fructus Luffae) có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.
Hạt mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng. Xơ mướp (retinervus Luffae Fructus), có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng. Dây mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm. Rễ mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có công dụng như quả mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn. Xơ mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng. Lá dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng... Dưới đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ cây mướp.
1. Trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu: Hằng ngày dùng lá mướp 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau.
2. Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà: Mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40 ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml.
3. Chữa bệnh thở khò khè: Mướp tươi non 250g, thái thành đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như một món ăn trong bữa cơm thường ngày.
4. Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu: Quả mướp 250 g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.
5. Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: Dùng 250g quả mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài, thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.
6. Làm thông sữa: Dùng lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 – 6g với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, làm cho toàn thân rướm chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.
7. Trị mụn nhọt, vết thương: Lấy lá mướp bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.
8. Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở: Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống trong ngày
9. Trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú: Rễ mướp ngày 15 - 30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
10. Trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm xương cuống mũi: Lấy thân cây mướp đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3 - 5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, có tác dụng thông mũi.
11. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh: Lấy gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm.
12. Trị đau tức sườn ngực, đau cơ: Lấy xơ mướp, cắt thành từng đoạn 1 - 2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc.
13. Dùng cầm máu, giảm đau: Xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng (sao tồn tính), tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g
14. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùng xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.