Tác dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi: cầm máu

Nhọ nồi mọc tương đối phổ biến ở nhiều nơi như bờ ruộng, bờ mương, vườn nhà, thế nhưng ít ai biết nó là một thảo dược vô cùng tốt để chữa bệnh

.


1. Đặc tính thực vật :

    Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên, cao trung bình 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò , hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng cứng, thưa. Thân màu lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, có hoa cái bên ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm

2. Cỏ mực trong Dược học dân gian :

    Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ấn độ, Pakistan, Việt Nam, Trung Hoa và các Quốc gia vùng Nam Á.

- Tại Ấn Độ: Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa.. đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc.  Cây cũng được dùng trị ho, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương..Rễ dùng gây nôn mửa, xổ. Lá giã nát đắp trị vết cắn do bò cạp.

 -  Tại Pakistan: Eclipta alba, được gọi tại Pakistan là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiều dạng. Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnh ngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lần mỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnh ngoài da..Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da.

    - Tại Trung Hoa: Eclipta prostrata , hay Mò hàn lian : Lá được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu; đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da.. Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độc khi làm việc đồng-áng, tác dụng nãy theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophene trong cây. 

-  Tại Việt Nam : Cỏ mực được dùng trị xuất huyết nội tạng như ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi ; trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương. Cách dùng thông thường là dùng khô, sắc uống; khi dùng bên ngoài lá tươi đâm nát đắp nơi vết thương. Thợ nề dùng cỏ mực vò nát để trị phỏng do vôi.

3. Thành phần hóa học :

   Cỏ mực chứa :

  • Các glycosides triterpene và Saponins : 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII), Alpha và Beta-amyrin, Ecliptasaponin D Eclalbatin.
  • Các Flavonoids và Isoflavonoids : Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone
  • Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.
  •  Sesquitepne lactone : Columbin.
  •  Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol.
  • Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid.

4. Công dụng và bài thuốc:

Dưới đây là một số bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi:

Chữa khạc ra máu: Lấy 60g cây nhọ nồi, 40g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc, cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống.

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20 g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa tiêu chảy ra máu: Đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô, sau đó cây nhọ nồi đã khô thành bột. Mỗi lần uống 6 g bột nhọ nồi với nước cháo.
Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong một số trường hợp sau:
Chữa viêm họng: 20g nhọ nồi, 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đấy, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang.
Chữa sốt cao: 20g cây nhọ nồi, 20g sài đấy, 20g củ sắn dây, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa mề đay: Lấy cây nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời rồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
Chữa mộng tinh: Cây nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm, hoặc dùng 30g sắc lấy nước uống.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi thứ 15g sắc lấy nước uống ngày một thang.
Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 4 lần trong ngày.
(st)