Tác dụng chữa bệnh của cây rau sam

Rau Sam có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau Sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: Trong rau Sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.  Ăn rau sam tốt cho sức khỏe.

 

Những người dân ở đảo Crêt (Hy Lạp) thường dùng rau Sam ăn sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy dân ở vùng này ít bị bệnh tim mạch.

Các nhà dược học phát hiện trong rau Sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào -  yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Vai trò của các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau Sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Các nhà Dược học Pháp đã nghiền cả cây rau Sam khô trong môi trường khí trơ lạnh, bột nghiền được đóng thành viên nhộng, mỗi viên có 400mg bột nghiền để phòng trị bệnh cao huyết áp. Cách dùng: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, 2 tháng nhắc lại.

Theo Đông y, rau Sam vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tì, trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương. Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.

Các lương y có nhiều bài thuốc dùng rau Sam chữa bệnh:

- Chữa trẻ đi lỵ, đau bụng mót rặn: Rau Sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm một thìa đường cho uống.

- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau Sam 300g; Lá Đậu ván 200g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Giun kim: Rau Sam 1 nắm lớn. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống lúc đói. Có thể thêm ít muối, giấm thì tốt hơn hoặc ăn canh rau sam nhiều ngày.

- Lỵ ra máu mủ: Rau Sam 100g, Cỏ sữa 100g. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau Má 24g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng 4 – 5 ngày.

- Sán xơ mít nhỏ: Rau Sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.

- Sản hậu đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.

- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (sốt phát ban): Rau Sam rửa sạch,giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.

- Lậu đái buốt: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.

- Tích tụ trong bụng: Rau Sam 1 nắm to, cho vào 1 nhúm muối và 1 bát nước giấm, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần thì tiêu.

- Đái ra máu: Rau Sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.

- Mụn nhọt: Rau Sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau Sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với mỡ lợn, bôi.

- Xích bạch đới: Giã nát rau Sam, vắt lấy nước hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau Sam tươi.

Lưu ý:

Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai.

Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.

Ngoài ra, do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.



Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.

Mô tả. Rau Sam còn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẻ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt màu đen. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang. Hiếm khi thấy rau Sam được gieo trồng hoặc bày bán làm thức ăn. Tuy nhiên nhiều gia đình ở nông thôn vẫn dùng rau Sam để luộc hoặc nấu canh ăn như những loại rau trồng khác. Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát.

Thành phần. Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.

Tác dụng dược lý. Từ lâu y học dân gian nước ta thường dùng rau Sam làm thuốc sát trùng trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu rát Nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ dùng rau Sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn. Người Ấn Độ còn dùng rau Sam làm thuốc co mạch. Dân Haiti và Thổ Nhỉ Kỳ dùng sau Sam để làm thuốc an thần, chữa bệnh mất ngủ. Nhiều vùng ở Trung Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, Brazil, Cộng Hoà Dominique dùng rau Sam để lọc máu, tiêu viêm, giảm đau. Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể.

Theo Đông y rau Sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiểm, lở ngứa, kiết lỵ.

Theo kinh nghiệm riêng của tác giả, rau Sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu. Có một số trường hợp viêm cầu thận, viêm bàng quang hoặc viêm đường niệu đạo dây dưa nhiều ngày do vi trùng đã lờn thuốc kháng sinh Tây y nhưng lại đáp ứng rất tốt với rau Sam. Với liều khoảng 600gram rau tươi một ngày, sắc cô lại cho bệnh nhân uống mỗi 2 hoặc 3 giờ thường không quá một ngày các chứng buốt, rát, đau quặn đã biến mất.

Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình.

Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.

Rau Sam tươi 600gr

Gừng sống 7 đến 9 lát

Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hoá ở Thận và Bàng quang.

Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.

Rau Sam tươi 100gr

Gừng sống 3 lát

Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.

Chữa kiết lỵ cấp tính.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.

Chữa sán sơ mít.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.

Chữa bệnh giun kim.

Rau Sam tươi 80gr

Giả nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sang độc.

Rau Sam tươi một nắm.

Giả nát đấp lên mụn nhọt băng lại

Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
 

Nhận biết rau sam

Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh.

Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc.

Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích.

Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.

 

Hàm lượng dinh dưỡng

Cũng giống như hạt lanh, bạn có thể tìm thấy acid linoleic alpha ALA ở trong rau sam. Đây là hợp chất cần thiết và có thể được chuyển hóa trong cơ thể để tạo thành acid béo omega 3.

Rất nhiều người ăn kiêng thiếu hợp chất cần thiết này vì họ không ăn cá. Rau sam dại rất giàu chất tạo thành omega 3 do vậy hầu hết những người ăn kiêng khó tính đều có thể hấp thụ được hợp chất cần thiết này.

Không thể biết có bao nhiêu ALA được chuyển hóa trong cơ thể chúng ta, tuy nhiên ALA có tác dụng tốt đối với tim và là chất kháng viêm cực hiệu quả.

Cùng với đó, omega 3 giúp cơ thể chúng ta sản xuất các hợp chất cần thiết để điều chỉnh hệ miễn dịch, máu đông, và huyết áp.

Omega 3 cũng có thể kiểm soát co thắt mạch vành, cân nặng, và ngăn ngừa các loại ung thư. Đồng thời cũng là vi chất hữu hiệu cho việc điều trị các rối loạn hành vi và tập trung, chứng tâm thần phân liệt, tâm thần, Alzheimer, suy nhược và rối loạn lưỡng cực.

Rau sam không những cung cấp acid béo cần thiết mà còn bổ sung nhiều khoáng chất bao gồm kẽm, phốt pho, man gan, đồng, magie, calci và đồng, các loại vitamin, chất chống oxi hóa, và những chất dinh dưỡng có lợi khác như tocopherol alpha (vitamin E), vitamin B2, vitamin C và beta carotene.

Rau sam cũng chứa carbohydrate và protein cộng amino acid giúp cơ thể sản xuất protein. Một vài hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong rau là pectin (tác dụng giảm lipoprotein - cholesterol xấu), chất chống oxi hóa, gluthatione, dopamine (giãn cơ)…

Người Ai Cập xưa kia cũng đã sử dụng rau sam để chữa trị các bệnh về tim mạch và suy tim.

Chỉ 16 calo trên 100gram, rau sam dại cũng chứa đủ các chất dinh dưỡng mà không bị thừa calo. Rau sam cũng giàu tổng hòa các loại vitamin B giúp điều hòa hệ thần kinh và sự trao đổi chất carbohydrate.

Chế biến rau sam như thế nào?

Sắc ngâm uống là phương pháp phổ biến để chiết xuất các hợp chất cần thiết từ cây rau sam và cũng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Mọi người thường kết hợp với nước trắng hoặc nước hoa quả.

Rau sam luộc ăn có vị chua thanh mát, dễ chế biến

Sau đây là các bước để chuẩn bị rau sam sắc ngâm uống:

- Nhổ và nhặt rau sam từ trong vườn, công viên, đồng ruộng hoặc hai bên đường. Lá rau sam không nên vàng úa, héo và mục nát. Lấy với lượng vừa đủ để uống.

- Khử trùng vật dụng để sắc trong nước sôi tầm 5 phút.

- Cắt lát rau sam nhỏ, càng nhỏ càng tốt rồi cho vào bình sắc tầm ¾ bình.

- Thêm rượu vodka vào bình cho đến khi dung dịch bao phủ hết thảo mộc. Lắc nhẹ nhàng để loại bỏ các bong bóng khí, thêm một ít vodka nếu cần thiết. Đóng bình lại bằng nắp và lắc mạnh. Để ở nơi khô mát và bóng tối.

- Lắc bình rau sam hằng ngày trong vòng một tháng, nếu có thể là hai tháng. Quá trình lưu trữ và lắc nhẹ có thể giúp giải phóng các hợp chất chữa bệnh và các tinh dầu cần thiết.

- Khi thời gian lưu trữ kết thúc (1 hoặc 2 tháng), khử trùng bình đựng khác và rửa sạch tay với xà phòng chống vi khuẩn. Lọc dung dịch vào bình đựng này sử dụng vải thưa hoặc vải mút xơ lin. Ghì nén dung dịch nhiều nhất có thể và đậy bình lại.

Trước khi sử dụng nước sắc này, lắc mạnh bình để chắc chắn các hợp chất và chất dinh dưỡng có lợi được phân bổ đều.

Rau sam cũng có thể được sử dụng đơn giản như salad rau xanh và ăn thô với những loại sau khác.

Ví dụ như khi làm salad bạn có thể kết hợp rau sam với cà chua nhỏ, rau bina, nước chanh và dầu oliu.

Để hoàn thành suất ăn, thêm một ít đậu, cá ngừ, thịt gà kết hợp với một số thảo dược thái nhỏ thanh nhiệt khác.

Bạn cũng có thể sử dụng rau sam chưa qua tinh chế như thành phần của bánh sandwich. Rau sam cũng thường được sử dụng để thay thế rau bina trong trứng tráng, thịt hầm và súp. Bạn có thể thêm rau sam vào nước sốt mì ống.

Tuy nhiên khi nấu quá chín rau sam có thể có nhớt. Khi dự trữ cho mùa đông, có thể sử dụng kết hợp hạt tiêu, nhánh tỏi và giấm táo.

9 tác dụng mới phát hiện từ rau sam

Như đã biết, rau sam là loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Rau sam còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ rau sam Portulacea.

Trong đông dược rau sam được xem có vị toan, tính hàn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tâm và đại trường với những đặc tính như hóa giải tình trạng nhiễm độc do “hỏa vượng” và làm mát được huyết dịch, trị kiết lỵ, mụn nhọt, khai thông được sự ứ tắc nơi đường tiểu gây ra tình trạng đau tức.

Để trị kiết lỵ do “tà nhiệt” với phân có máu, nên uống nước sắc rau sam hoặc ép lấy nước cốt tươi và uống với mật ong. Để trị mụn nhọt ngoài da, có thể đắp nước ép rau sam trực tiếp lên vết thương. Rau sam được dùng phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh.

Gần đây các kết quả nghiên cứu mới cho biết:

1. Rau sam không độc: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Viện nghiên cứu Dược thảo Nonthaburi, Thái Lan. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 nhóm: Nhóm chứng, 3 nhóm thử nghiệm và nhóm hồi phục. Nhóm chứng được cho uống 5ml nước cất/kg/ngày. Nhóm thử nghiệm được cho uống chất chiết xuất từ Portulaca grandiflora với các liều 10, 100 và 1.000mg/kg/ngày. Nhóm hồi phục được uống 1000mg/kg/ngày trong 6 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày không uống thuốc. Kết quả cho thấy, không có sự biến đổi đáng kể nào về máu, sinh hóa hay tế bào trong tất cả các nhóm.

2. Tác dụng làm lành vết thương: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương.

3. Tác dụng chống lão hóa: Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy hóa.

4. Tác dụng diệt khuẩn: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.

5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung: Thử nghiệm trên chó và thỏ, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng.

6. Tác dụng diệt giun móc: Thuốc nước hoặc thuốc viên bào chế từ chiết xuất P. Oleracea rất hiệu nghiệm trong việc trừ giun móc. Thử nghiệm trên 192 bệnh nhân, sau 1 tháng trị liệu 80% không còn trứng giun móc trong phân.

7. Rau sam và bệnh đường tiểu: Trong Dược thư cổ của Anh, còn lưu phương thuốc chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu như sau: Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. Gạn lấy nước, uống thay trà trong ngày.

8. Điều trị bệnh Goute: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).

9. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Rau sam kháng khuẩn, trị giun. Rau sam có tên Hán là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Tên khoa học là Portalaca oleacea L. Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn).
Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là
omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.
Rau sam có tác dụng kháng khuẩn:Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.
Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.
Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.
- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).
- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.
Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.
Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...
Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.
Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.
Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.
Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...).  Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Ung thư: Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
- K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.
- K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.
- Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.
Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.
 

Rau sam là một loại thân thảo mọc hoang ở những vùng ẩm mát như bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.

Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea. Thân cao khoảng 10 – 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.

Ở nông thôn, người dân thường nhổ về luộc hoặc nấu canh, xào ăn như những loại rau khác. Rau sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Rau sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo với liều khoảng 500g rau tươi một ngày.

Sau đây là những tác dụng của rau sam:
 

- Trị giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.

- Trị sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.

- Trị đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam (300g), lá đậu ván (200g). Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Trị lỵ ra máu mủ: Rau sam (100g), cỏ sữa (100g). Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má (20g), cỏ nhọ nồi (20g). Dùng 4 – 5 ngày.

- Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.

- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng (sốt phát ban): Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.

- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.

- Lậu đái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.

- Đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.

- Trị mụn nhọt: Rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

- Chữa sỏi thận: Uống nước nấu lá rau sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.

- Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi (100g) và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi (100g) giả nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.

Ngoài ra, với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.

Tác dụng chữa bệnh của giun đất
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu
Tác dụng chữa bệnh của hoa hòe
Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng chữa bệnh của thạch anh tím
Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây


(st)

nguoi bi tieu duong tuyp 2 co dung rau sam duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận