Cách chữa bệnh lười học mùa thi rất hiệu quả
Cách uống nước nghệ tươi chữa bệnh và làm đẹp da cực hiệu quả
Cách chữa bệnh đầy bụng buồn nôn hiệu quả
Cây Sim chữa nhiều bệnh
Hữu Loan (1916-2010), tác giả bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim vừa mới từ trần ngày 18/03 vừa qua. Thực ra, cây Sim đã từ lâu đi vào ca dao với những vần thơ bình dị mà không kém phần tuyệt tác: “Đói lòng ăn nửa quả sim, Uống lưng bát nước đi tìm người thương”. Tuy nhiên, ít ai biết cây Sim còn cho ta vị thuốc chữa khá nhiều bệnh chứng. Mời bạn đọc lại bài viết của Lương y Huyên Thảo dưới đây.
Cây Sim mọc nhiều ở đồi núi hoặc được trồng làm cảnh. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, Quả Sim vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), cố tinh, dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lỵ, di tinh, băng huyết…
Lá Sim vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm đau, tán nhiệt độc, cầm máu, hút mủ, sinh cơ, dùng chữa đau đầu, tả lỵ, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét… Rễ sim vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, lở loét, bỏng lửa… Nếu bị đau đầu kinh niên, mỗi ngày nên lấy 30g Lá và Cành sim tươi cho vào nồi, đổ ngập nước, đun còn nửa bát (khoảng 100ml) để uống, liên tục trong 2-3 ngày. Còn để chữa chảy máu do ngoại thương, có thể lấy Lá sim tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ đau.
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể:
Thiếu máu ở thai phụ, suy nhược sau ốm: Quả sim khô 15-20g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
Băng huyết, thổ huyết: Quả sim khô sao đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ, nút kín để dùng dần. Mỗi lần uống 12-15g, chiêu thuốc bằng nước sôi. Đối với vết thương bên ngoài, có thể dùng bột thuốc bôi vào. Phụ nữ bị băng huyết cũng có thể lấy Rễ sim 50g, Rể mua thấp (Melastoma dodecandrum Lour) 50g, Lá ngải cứu 20g sao vàng, cho vào ấm, đổ ngập nước, thêm nửa bát giấm (đối với những người bị loét dạ dày thì không dùng), đun cạn còn 2 bát, chia thành 2 phần uống trong ngày (khi thuốc còn ấm)
Tiêu chảy, kiết lỵ: Nụ sim 20-30g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu bị kiết lỵ với triệu chứng bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít có lẫn máu mủ, mót rặn, nên dùng quả sim tươi 30-50g (khô 15-25g) rửa sạch, sắc với nước uống, khi uống hòa thêm chút mật ong.
Đại tiện xuất huyết: Quả sim khô 20g, nước 400ml, sắc còn 300ml, chia 2 phần uống trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.
Thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra hậu môn): Quả sim tươi 30-60g (khô 15-30g) nấu với dạ dày lợn, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
Bỏng: Quả sim sao tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu thực vậy bôi vào vết thương. Trong trường hợp bỏng lửa, có thể lấy rễ sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương.
Viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Lá sim tươi 50-100g (lá khô 15-20g) sắc nước uống.
Viêm gan vi rút: Rễ sim khô 30g, sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày. Nếu vàng da nặng, thêm Điền cơ hoàng, Nhân trần, Bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15g, Kê cốt thảo 30g, cùng sắc uống.
Đau đầu, hen (dạng hư hàn): Dùng rẽ sim khô 60g, sắc nước uống
Phong thấp, bị thương lâu ngày nên khớp xương đau nhức: rễ sim khô 60g sắc lấy nước, hòa với rượu uống.
Tiểu đường: Dùng rễ sim khô 30-60g cùng với thịt lợn nạc nấu lên ăn trong bữa cơm hằng ngày (Tuyền Châu bản thảo).
Trĩ lở loét: Dùng rễ sim khô 40-50g, Hoa hòe 15-20g, nấu kỹ với lòng lợn; bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh. Dùng liên tục trong nhiều ngày.
Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây sim
Toàn bộ cây sim đều dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, sinh da non; quả ăn được; nụ chữa tiêu chảy…
Cây sim là loại cây nhỏ chỉ cao 1-2m, mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, nhất là những nơi đồi trọc miền trung du. Cây thường xanh, lá đối nhau, hình bầu dục dài 3-6cm, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Toàn bộ cây sim đều được dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, rút mủ, sinh da non; quả ăn được, làm rượu bổ; nụ chữa tiêu chảy.
Làm thuốc bổ: Quả sim dùng để ăn; hoặc để chế rượu như rượu nho, có màu rất đẹp, dùng để uống. Một số nơi còn dùng quả sim chín đồ lên như đồ xôi, rồi phơi khô để dành dùng dần.
Phụ nữ sau khi sinh thiếu máu, hoặc người bệnh ốm lâu ngày bị suy nhược cơ thể, thì dùng khoảng 40g sắc uống. Một phương thuốc khác thì đem sắc chung quả sim khô với đậu đen, sâm đại hành, lá dâu non (3 thứ đã sao kỹ) làm thuốc bổ uống bồi dưỡng cơ thể.
Chữa tiêu chảy: Ở miền núi và trung du nước ta, nhân dân vẫn thường dùng búp và lá sim non mỗi ngày 20-30 búp dưới dạng thuốc sắc chữa tiêu chảy, hoặc đi lỵ. Một số nơi còn dùng búp sim phối hợp với búp ổi (hoặc vỏ ổi giộp), riềng, chữa tiêu chảy rất có hiệu quả.
Ngoài ra, người ta còn lấy quả và lá sim tươi giã nát đắp vào nơi bị đau. Hoặc dùng lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da cho mau lành.
Cây sim – trị thiếu máu ở thai phụ
Cây sim là loại cây nhỏ chỉ cao 1 – 2m, mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, nhất là những nơi đồi trọc miền trung du. Cây thường xanh, lá đối nhau, hình bầu dục dài 3 – 6cm, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Toàn bộ cây sim đều được dùng làm thuốc.
Quả sim vị ngọt chát, tình bình, có tác dụng dưỡng huyết, chí huyết (cầm máu), cố tinh, dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lỵ, di tinh, băng huyết…
Hoa sim có màu tím, còn gọi là đào kim nương, mọc nhiều ở miền núi trung du miền Bắc. Nụ hoa sim có nhiều tanin, axit nicotinic, flavônit, riboflavin… hoa sim có tác dụng thu liễm, sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy.
Lá sim vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm đau, tán nhiệt độc, cầm máu, hút mủ, sinh cơ, dùng chữa đau đầu, tả lỵ, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét… Rễ sim vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, trĩ lở loét, bỏng lửa…
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể
- Thiếu máu ở thai phụ, suy nhược sau ốm: Quả sim khô 15 – 20g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
- Băng huyết, thổ huyết: Quả sim khô sao đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ, nút kín để dùng dần. Mỗi lần uống 12 – 15g, chiêu thuốc bằng nước sôi. Đối với vết thương bên ngoài, có thể dùng bột thuốc bôi vào. Phụ nữ bị băng huyết cũng có thể lấy rễ sim 50g, rễ mua thấp 50g, lá ngải cứu 20g, sao vàng, cho vào ấm, đổ ngập nước, thêm nửa bát dấm (đối với những người bị loét dạ dày thì không dùng), đun cạn còn 2 bát, chia thành 2 phần uống trong ngày (khi thuốc còn ấm).
- Tiêu chảy, kiết lỵ: Nụ sim 20 – 30g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu bị kiết lỵ với triệu chứng bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít có lẫn máu, mót rặn, nên dùng quả sim tươi 30 – 50g (khô 15 – 25g) rửa sạch, sắc với nước uống, khi uống hoà thêm chút mật ong.
- Đại tiện xuất huyết: Quả sim khô 20g, nước 400ml sắc còn 300ml, chia 2 phần uống trong ngày, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
- Thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra ngoài hậu môn): Quả sim tươi 30 – 60g (khô 15 – 30g) nấu với dạ dày lợn, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
- Viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Lá sim tươi 50 – 100g (lá khô 15 – 20g) sắc nước uống.
- Viêm gan virut: Rễ sim khô 30g sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày. Nếu vàng da nặng, thêm điền cơ hoàng, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15g, kê cốt thảo 30g, cùng sắc uống.
- Đau đầu, hen (dạng hư hàn): Dùng rễ sim khô 60g, sắc nước uống.
- Phong thấp, bị thương lâu ngày nên khớp xương đau nhức: Rễ sim khô 60g, sắc lấy nước, hòa với rượu uống.
- Đái tháo đường: Dùng rễ sim khô 30 – 60g cùng với thịt lợn nạc nấu lên ăn trong bữa cơm hằng ngày (Tuyền Châu bản thảo).
- Trĩ lở loét: Dùng rễ sim khô 40 – 50g, hoa hòe 15 – 20g, nấu kỹ với lòng lợn. Bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh. Dùng liên tục trong nhiều ngày.