Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ gia bì
Chất nước ngọt ngào, thơm và trắng đục của vú sữa dầm với đá và sữa, là món sinh tố giải khát được nhiều người ưa thích. Lá vũ sữa hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp.
Vú sữa (Chrysophyllum cainito) là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn), có thể cao từ 6-30m, có tán lá dày và khỏe, thuộc họ Sapotaceae. Vú sữa có nguồn gốc ở các vùng đất thấp của Mexico, Trung Mỹ và quần đảo Caribe. Ở nước ta, vú sữa được trồng từ rất lâu với nhiều giống khác nhau, trong đó vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Tiền Giang được coi là giống nổi tiếng nhất.
Vú sữa tùy theo giống sẽ có vỏ màu tím, dày, vị ngọt hơn loại vỏ mỏng màu xanh. Vỏ vú sữa chứa nhiều nhựa mủ, không ăn được. Vú sữa có hương vị giữa trái vải và trái hồng, ngoài việc cung cấp khoảng 67,2 Kcal/100 gr còn có nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid (dầu acid malic), có thể sử dụng tươi hoặc làm nguyên liệu trong nhiều loại cocktail.
|
Theo Fruitinfo, lá vú sữa hãm lấy nước uống là bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp, tiêu chảy nhẹ (trong trường hợp nặng có thể cho thêm lá ổi); hoặc dùng làm nước súc miệng trị sưng nướu răng, viêm miệng, viêm họng... bằng cách đun nóng khoảng 1 chén lá tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.
Còn vỏ cây vú sữa dày, gồ ghề màu sẫm với những đường sọc dài, được cho là có thể dùng để sắc nước uống giúp giảm cơn ho, cơn đau dạ dày và phục hồi sức khỏe rất hiệu quả. Lời khuyên là khi sử dụng các phương thuốc này, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
Thông thường, khi chọn vú sữa chúng ta chọn những trái màu sáng, bóng nhẵn, vỏ chuyển từ xanh nhạt sang màu kem đến hơi nâu ở phần đáy trái, ít tỳ vết và còn cuống.
Hỗn hợp vú sữa và cam là loại thức uống tuy hơi lạ nhưng có hương vị rất ngon, giải khát tốt. Bạn cần 4 trái vú sữa và 3 trái cam, 1/4 tách đường, 1/2 tách kem tươi. Nạo cơm nạc vú sữa, tách múi cam và cho vào máy xay sinh tố cùng với đường và đá nhuyễn. Sau cùng cho kem tươi vào.
Lưu ý: Khi chọn ăn vú sữa bằng cách vò xoay cho mềm thì đừng rút cuống rồi nút, bởi vú sữa thường có sâu ngay cuống.
Cây vú sữa đất chữa bệnh lỵ
Cỏ sữa có 2 loại: lá nhỏ và lá to. Cả hai đều được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ. Ngoài ra, cỏ sữa còn giúp chữa nhiều bệnh khác như trĩ, viêm loét mụn nhọt, mẩn ngứa, ho hen...
Cỏ sữa lá nhỏ thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nhỏ có đường kính 1,5 mm, nhẵn, dài 0,7 mm, có 4 góc. Khi bấm cây có nhựa mủ trắng chảy ra. Cỏ sữa mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các địa phương. Có thể thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cỏ sữa lá nhỏ để chữa lỵ. Theo Đông y, cây này vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Cỏ sữa lá nhỏ có độc với cua, cá, tôm, chuột. Trên người, ở liều điều trị chưa thấy độc.
Hay còn gọi là cây vú sữa đất
Cỏ sữa lá to cùng họ với cỏ sữa lá nhỏ, là cây sống hằng năm, thân mọc thẳng, có thể cao 30-40 cm, màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3 cm, rộng 5-15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang ở khắp các địa phương.
Nó cũng được dùng làm thuốc chữa lỵ. Một số nước dùng cỏ sữa lá to chữa viêm loét giác mạc, đau mắt, ho hen... Cây này có hoạt chất gây độc với súc vật.
Một số bài thuốc thường dùng trong dân gian:
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên tổn thương.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Mô tả: Cây gỗ lớn, có mủ trắng, cao 10-15m, có tán rậm, vỏ nứt nẻ, màu trăng trắng. Lá thuôn hay hình trái xoan, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông dày màu hoe; Hoa nhỏ mọc thành chùm ở nách lá, trắng, có cuống mảnh. 5-6 lá đài có lông hoe, 5-6 nhị. Quả mọng tròn, trắng vàng, lục đỏ hay tím tía, bóng láng, thịt quanh hạt mềm, trong, ngọt, có mủ như sữa. Hạt 5-9, dẹp, bóng, nhọn.
Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá – Fructus, Radix et Folium Chrysophylli.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (đảo Antilles) được nhập trồng rộng rãi để lấy quả ăn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học: Quả xanh chứa dịch nhớt. Nhân hạt chứa lucumin, chất này nếu nhũ hóa, được dùng làm sữa hạnh nhân, sugar và các chế phẩm khác. Dịch sữa của thân cây giống như nhựa gutta – percha.
Tính vị, tác dụng: Quả xanh có vị chát, nhân hạt đắng. Rễ và lá có tác dụng làm tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau. Vỏ có tính chất bổ và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Vú sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng. Thịt quả có vị ngọt, dịu, nhưng ăn quả thật chín mới khỏi chát. Rễ và lá dùng chữa các chứng đau nhức, sưng tấy. Người ta cũng dùng lá sắc lấy nước uống chữa bệnh đau dạ dày.
Mô tả: Cây gỗ lớn, có mủ trắng, cao 10-15m, có tán rậm, vỏ nứt nẻ, màu trăng trắng. Lá thuôn hay hình trái xoan, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông dày màu hoe; Hoa nhỏ mọc thành chùm ở nách lá, trắng, có cuống mảnh. 5-6 lá đài có lông hoe, 5-6 nhị. Quả mọng tròn, trắng vàng, lục đỏ hay tím tía, bóng láng, thịt quanh hạt mềm, trong, ngọt, có mủ như sữa. Hạt 5-9, dẹp, bóng, nhọn.
Bộ phận dùng:
Quả, rễ, lá - Fructus, Radix et Folium Chrysophylli.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (đảo Antilles) được nhập trồng rộng rãi để lấy quả ăn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học:
Quả xanh chứa dịch nhớt. Nhân hạt chứa lucumin, chất này nếu nhũ hóa, được dùng làm sữa hạnh nhân, sugar và các chế phẩm khác. Dịch sữa của thân cây giống như nhựa gutta - percha.
Tính vị, tác dụng:
Quả xanh có vị chát, nhân hạt đắng. Rễ và lá có tác dụng làm tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau. Vỏ có tính chất bổ và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả Vú sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng. Thịt quả có vị ngọt, dịu, nhưng ăn quả thật chín mới khỏi chát. Rễ và lá dùng chữa các chứng đau nhức, sưng tấy. Người ta cũng dùng lá sắc lấy nước uống chữa bệnh đau dạ dày.
Nhiều nước đã có kinh nghiệm dùng lá vú sữa làm thuốc trị tiêu chảy rất tốt.
Cách chế biến như sau:
Rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 ly nước sạch và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén cho người lớn; mỗi lần 1/4 chén cho trẻ em 2-6 tuổi; mỗi lần 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.
Trong trường hợp tiêu chảy nặng hơn có thể bỏ thêm lá ổi vào nấu.
Chế biến như sau:
Dùng 1 chén lá vú sữa nấu chung với 1 chén lá ổi (tất cả đều cắt nhỏ), thêm vào 3 ly nước nấu càng lâu càng tốt, ít nhất là khoảng 30 phút, sau đó uống với liều tương tự như trên.
Lá vú sữa còn được dùng để trị sưng nướu, viêm miệng, họng.
Chế biến như sau:
Đun nóng khoảng 1 chén lá tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.
Món ăn ngon:
Món chè vú sữa hạt lựu với những sắc màu vui nhộn, lại ngọt và mát lành như dòng sữa mẹ những ngày ấu thơ khiến những ai được thưởng thức khó lòng quên được.
Chùm quả ngọt của vú sữa đầu tiên thường xuất hiện vào khoảng đầu tháng 1. Cách đây vài năm, loại vú sữa màu tím rất phổ biến. Nhưng nay, vú sữa có màu nhạt hơn, sắc xanh uyển chuyển đổi hồng phơn phớt. Người sành ăn thường chọn trái chín, vần cho mềm rồi mới ăn. Khi ấy, vú sữa sẽ không bị nhựa rin rít kẽ răng. Vú sữa thường chỉ bổ đôi rồi ăn sống cách đơn giản. Nhưng bạn cũng có thể chế biến thành món chè vú sữa hạt lựu ăn rất ngon và lạ miệng.
Màu xanh, đỏ của hạt lựu ẩn chìm trong màu trắng đục của vú sữa trông cực kỳ bắt mắt. Mùi vị ngọt thơm của vú sữa rất thanh tao, khác hẳn vị béo của nước cốt dừa trong món chè sương sa hột lựu thông thường.
Nguyên liệu (cho 1 chén chè): 1 quả vú sữa, 10 g hột lựu, 10 g bánh lọt, 2 thìa cà phê đường, đá viên.
Thực hiện:
Vú sữa vần cho mềm rồi bổ đôi, bỏ lõi, nạo lấy ruột, vắt lấy nước sữa. Cho hột lựu và bánh lọt vào trộn chung với vú sữa và đường. Cho vào tủ mát dùng lạnh, hoặc có thể cho đá viên vào dùng.
Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo
Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Tác dụng chữa bệnh của giun đất
(st)