Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin. Ngay từ xưa, các y thư cổ đã tìm hiểu, ghi chép và hết lời ca ngợi công dụng của cà rốt.
Ví dụ như sách Bản thảo cương mục viết: "Hồ la bốc hạ khí bổ trung, lợi hung cách tràng vị, an ngũ tạng, lệnh nhân kiện thực" (Cà rốt có tác dụng hạ khí bổ trung, làm lợi cho cơ hoành và tràng vị, làm yên ngũ tạng và ăn khỏe); Sách Y lâm cải yếu cho rằng cà rốt có khả năng "Nhuận thận mệnh, tráng nguyên dương, noãn hạ bộ, trừ hàn thấp,. công dụng tự sà sàng tử" (Nhu nhuận tạng thận, làm khỏe dương khí, ấm hạ bộ, trừ hàn thấp... công dụng giống như sà sàng tử); Sách Nhật dụng bản thảo xem cà rốt là thứ thuốc "Khả trị liệu dạ manh, dinh dưỡng bất lương, tiểu nhi dưỡng cốt bệnh, thực dục bất chấn, nhãn can táo chứng đẳng" (Có thể chữa chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, trẻ em còi xương, không muốn ăn, khô tròng mắt)...
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, nhiều người chỉ dùng cà rốt dưới dạng xào nấu, làm dưa góp, nộm hoặc mứt mà chưa biết cách tạo ra những loại đồ uống tươi mát, thơm ngon và tiện lợi - Vừa có tác dụng giải khát bổ dưỡng, lại vừa có khả năng phòng chống bệnh tật mà thành phần chủ yếu là nước ép cà rốt đơn thuần hoặc phối hợp thêm với một vài loại rau quả khác. Dưới đây xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Công thức 1: Cà rốt 150g, mật ong 50g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon một cách tự nhiên. Có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, được xem là một trong những đồ uống giúp phòng chống bệnh cao huyết áp rất tốt.
Công thức 2: Cà rốt 150g, táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc hoặc châu Âu) 150g, nước ép chanh 15ml, mật ong 10ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ và uống hàng ngày. Ðây là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể phục hồi sức khỏe rất tốt.
Công thức 3: Cà rốt 250g, dâu tây 250g, nước ép chanh 5ml, đường phèn 2-3 miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng; Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống. Dùng máy ép hai thứ lấy nước cốt, hòa với đường phèn và nước chanh, chia uống vài lần trong ngày. Công thức này rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, đái tháo đường, táo bón mạn tính, phụ nữ da thô và khô...
Công thức 4: Cà rốt 500g, lê tươi 500g, nước chín để nguội 1.000ml, mật ong 20ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy nước; Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước; Hòa hai thứ nước ép lại với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Ðây cũng là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư..., đặc biệt thích hợp cho những người ở tuổi trung và lão niên.
Công thức 5: Cà rốt 100g, mía 500g, chanh quả 80g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; Mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước; Hòa nước cà rốt và nước mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư.
Công thức 6: Cà rốt 250g, quất 100g, chuối tiêu chín 150g, đường phèn vài miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; Quất vắt lấy nước cốt; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn.
Công thức 7: Cà rốt 1.000g, trám tươi 250g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; Trám bỏ hạt, thái lát mỏng; Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên là được, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Ðây là loại nước giải khát và bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amydal, viêm gan...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà rốt rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài protid, lipid, glucid và chất xơ, còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, trong đó hàm lượng carotene là cao nhất (trong 100g cà rốt có tới 3,62mg carotene). Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư. Ðiều đó cho thấy - cái tên "Tiểu nhân sâm" mà dân gian đặt cho củ cà rốt là hết sức xứng đáng.?
Tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh của nước cà rốt
Cà rốt 250 g cạo vỏ, thái miếng; dâu tây 250 g bỏ cuống, dùng máy ép hai thứ lấy nước cốt, hòa với 5 ml nước ép chanh và 2-3 miếng đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, tiểu đường, táo bón mạn tính, phụ nữ da thô và khô..
Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin. Sách Bản thảo cương mục viết: "Cà rốt có tác dụng hạ khí bổ trung, làm lợi cho cơ hoành và tràng vị, làm yên ngũ tạng và giúp ăn khỏe". Sách Y lâm cải yếu cho rằng cà rốt có khả năng "nhu nhuận tạng thận, làm khỏe dương khí, ấm hạ bộ, trừ hàn thấp". Sách Nhật dụng bản thảo xem cà rốt là thứ thuốc "có thể chữa chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, trẻ em còi xương, không muốn ăn, khô tròng mắt".
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà rốt rất giàu dinh dưỡng, ngoài protid, lipid, glucid và chất xơ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, nhất là carotene. Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.
Từ cà rốt, có thể tạo ra các loại đồ uống thơm ngon vừa có tác dụng giải khát bổ dưỡng vừa giúp phòng chống bệnh tật. Sau đây là một số công thức:
- Cà rốt 150 g, mật ong 50 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon tự nhiên. Nước có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp.
- Cà rốt 150 g, táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc hoặc châu Âu) 150 g, nước ép chanh 15 ml, mật ong 10 ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ và uống hàng ngày. Đây là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.
- Cà rốt 500 g, lê tươi 500 g, nước chín để nguội 1.000 ml, mật ong 20 ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước. Hòa hai thứ nước ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Đây cũng là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp với những người ở tuổi trung và lão niên.
- Cà rốt 100 g, mía 500 g, chanh quả 80 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nước mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư.
- Cà rốt 250 g, quất 100 g, chuối tiêu chín 150 g, đường phèn vài miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn.
- Cà rốt 1.000 g, trám tươi 250 g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm gan.
Diệu kỳ củ cà rốt
Cà rốt chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp da mịn màng, tươi tắn. Nước ép cà rốt dùng để uống hay mặt nạ cà rốt cũng rất tốt góp phần làm chậm quá trình lão hóa. Đây còn là món rau khá rẻ tiền so với lượng dinh dưỡng quý giá của nó.
Thứ quả tuyệt vời cho sức khỏe
Cà rốt tên phiêm âm từ tiếng Pháp là “carotte”. Tên khoa học là Dacus carota. Người Trung Hoa gọi là Hồ La Bặc. Trên thế giới, cà rốt có rất nhiều màu như cam, đỏ, vàng, hồng… Ở nước ta, cà rốt màu cam được sử dụng nhiều và quen thuộc.
Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione là những chất có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư, giảm nguy cơ bị tim mạch, giảm cholesterol, tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, táo bón đặc biệt ở trẻ em.
Ai cũng biết, cà rốt có nhiều beta carotene – tiền thân của vitamin A, rất tốt với thị giác. Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị nhưng khi thiếu vitamin A, mắt sẽ không nhìn rõ. Nhiều người còn cho là cà rốt với số lượng vitamin A và beta carotene lớn còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái hóa võng mạc…
Cà rốt còn được chứng minh rất tốt đối với sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ. Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều lợi ích như làm giảm kinh nguyệt quá nhiều, giảm triệu chứng khó chịu trước khi có kinh, hạn chế chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiểu tiện, nhất là giảm nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.
Công dụng của cà rốt với sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm bổ dưỡng từ cà rốt
Vị dịu ngọt của cà rốt thích hợp với các món ăn được nhiều người yêu thích. Bạn có thể dùng cà rốt làm các món canh thập cẩm, rau xào, dưa góp, salad, nấu các món kho với thịt động vật… rất dễ ăn và màu cam của cà rốt khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại các nhà hàng, cà rốt cũng được các đầu bếp ưa thích dùng để trang trí các món ăn, và nhiều người còn có thể ăn sống cà rốt để giữ nguyên hương vị. Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu, cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nếu nấu chín quá thì một lượng lớn carotene sẽ bị phân hủy.
Hiện nay, nhiều người chỉ dùng cà rốt dưới dạng xào nấu, làm dưa góp, nộm hoặc mứt mà chưa biết cách tạo ra những loại đồ uống tươi mát, thơm ngon và tiện lợi. Hãy chế biến cà rốt thành những món giải khát tuyệt vời và tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp của bạn.
- Nước ép cà rốt: là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A nhất. Do thành phần có hàm lượng beta carotene cao và giàu các vitamin, khoáng chất khác, nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các tế bào khỏe mạnh phát triển. Nước ép cà rốt còn là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin B và C cũng như là canxi, pectin, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các tế bào khỏe mạnh phát triển.
- Yaourt cà rốt và cam: 2 củ cà rốt gọt vỏ, 2 trái cam bỏ vỏ, hạt, 1 muỗng yaourt ít chất béo, 1 muỗng mật ong, 2 muỗng kem vani, trái tắc, 1 muỗng đá nhỏ. Xay hỗn hợp cà rốt và cam. Thêm yaourt ít béo và lắc cho thật đều. Đổ ra ly, cho vào một ít kem vani. Vắt ít nước tắc vào cho thơm.
Lựa chọn, bảo quản: Khi mua cà rốt, bạn nên chọn những củ còn lá xanh tươi, chắc nịch, màu tươi bóng và hình dáng gọn gàng, nhẵn nhụi. Tránh mua cà rốt bị nứt, khô teo. Nếu cà rốt không còn lá, mà cuống bị đen là cà rốt quá già. Bảo quản cà rốt, bạn nên nhớ đừng để thất thoát độ ẩm của rau. Hãy giữ cà rốt ở ngăn lạnh dành cho rau củ của tủ lạnh, trong túi nhựa hoặc bọc bằng giấy lau tay. Đừng rửa trước khi cất tủ lạnh, vì cà rốt quá ướt trong túi sẽ mau bị hư. Chỉ rửa trước khi ăn. Cất như vậy có thể để dành được hơn hai tuần lễ.
Không nên lạm dụng: Tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn nhiều và liên tục, vì lượng carotene cao không được cơ thể chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi. Đó là chưa kể tình trạng ngộ đọc nguy hiểm đến sức khỏe bé vì máu bị methemoglobin. Do vậy, bình thường mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50g là vừa, với phụ nữ có thể ăn 100 – 150g / ngày.
Làm đẹp với cà rốt
- Mặt nạ tẩy tàn nhang: Một củ cà rốt nghiền nát, đắp lên mặt trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Cách này giúp tẩy tàn nhang, trị vết thâm cũng như cung cấp độ ẩm cho da.
- Mặt nạ sáng da: Trộn đều 4 thìa mật ong và 1 củ cà rốt nghiền nát, đắp lên mặt trong 15 phút. Rửa lại với nước mát.
- Mặt nạ trị mụn trứng cá: Xay nhuyễn 1 củ cà rốt với một hộp sữa chua. Thoa hỗn hợp lên mặt trong 30 phút và rửa lại với nước lạnh. Vì sữa chua có tác dụng như thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn, vì thế sẽ giúp mụn trứng cá biến mất. Trong khi đó, cà rốt sẽ có tác dụng phục hồi, làm liền vết sẹo sau mụn.
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Củ Cà Rốt
Củ cà rốt chứa một lượng lớn carotene, protid, lipid, glucid, các chất xơ, các nguyên tố vi lượng và các vitamin như vitamin E và vitamin A. Nhờ đó, cà rốt không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có khả năng chữa bệnh tuyệt vời.
Chữa quáng gà và mỏi mắt
Dân gian thường dùng cà rốt để chữa các bệnh về mắt như quáng gà, mỏi mắt bởi thành phần vitamin A giàu có trong cà rốt. Nên lưu ý là vỏ cà rốt rất tốt, do đó khi chế biến, ta nên rửa sạch và để nguyên vỏ.
Chữa suy nhược cơ thể, giúp tăng cường thể lực
Cà rốt có khả năng tăng cường sức đề kháng cho các niêm mạc, nâng cao khả năng miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc và giúp cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh.
Ngoài ra, cà rốt còn thúc đẩy tuyến thận tiết ra các hormone trị chứng nhức mỏi, không những tốt cho thận mà còn mà còn có tác dụng loại bỏ những áp lực, cân bằng hệ thần kinh, điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, chống khô da, rụng tóc, làm da trở nên căng mịn và cho một mái tóc suôn mượt.
Người có thể trạng suy nhược nên dùng các món ăn từ cà rốt để lấy lại sự cường tráng. Người khỏe mạnh cũng nên ăn cà rốt để duy trì thể lực và giữ cho da luôn khoẻ.
Chỉ cần hai củ cà rốt, ép lấy nước cùng một chút táo tàu (khoảng ¾ quả), và ¼ quả dứa, là chúng ta đã có một cốc sinh tố tuyệt vời, giúp tiêu tan mệt mỏi, và làm cho tinh thần trở nên minh mẫn hơn.
Nếu không thích uống như vậy thì bạn có thể xay 200g cà rốt với 200g táo (loại táo to, thường nhập từ Trung Quốc hoặc Mỹ), 20ml cốt chanh và khoảng 15ml mật ong, sức khoẻ của bạn sẽ phục hồi nhanh chóng.
Cà rốt rất tốt cho sức khoẻ và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu nghiệm
Chữa các bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh tim và chứng sợ lạnh
Vitamin A của cà rốt thúc đẩy sự tạo máu, kích thích quá trình tuần hoàn máu. Trong khi đó, vitamin E của loại củ này thì lại có chức năng giữ nhiệt và tăng cường sức sống cho các tế bào. Hai thành phần này hội tụ trong củ cà rốt, giúp cho cà rốt có khả năng làm sạch dịch máu, và vận chuyển khí ôxy đến các tế bào trong cơ thể. Nhờ đó, cà rốt trở thành loại củ chữa được bách bệnh, từ thiếu máu đến huyết áp thấp, từ chứng sợ lạnh, thở gấp đến bệnh tim.
Một món ăn vừa ngon, vừa có công dụng chữa bệnh từ cà rốt mà chúng ta nên áp dụng là món sa lát cà rốt: lấy 50g cà rốt bào, trộn với dấm mơ, dầu hoa hồng và một chút mật ong. Món ăn này vừa đơn giản, dễ làm lại bổ dưỡng. Ăn thường xuyên sa lát cà rốt trong một thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh hơn nhiều.
Củ cà rốt: nhiều lợi ích nhưng đừng lạm dụng
Củ cà rốt chừa nhiều caroten (tiền vitamin A), khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa một cách dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan. Thêm vào đó, củ cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như: các vitamin A, B, C, D, E, Acid folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu)…
Giàu chất chống oxy hóa
Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione… đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như: tim mạch, ung thư và có khả năng bảo vệ nuôi dưỡng tái tạo làn da.
Nước ép cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A nhất. Do thành phần có hàm lượng beta caroten cao và giàu các vitamin và khoáng chất khác, nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh.
Nước ép cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin B và C cũng như là canxi, pectin, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Nước ép cà rốt chứa beta caroten. Cơ thể sẽ chuyển beta caroten thành vitamin A. Đây là chất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các tế bào khỏe mạnh phát triển.
Cà rốt có nhiều dưỡng chất quan trọng và nhiều công dụng nhưng sẽ phản tác dụng khi quá lạm dụng, nhất là với trẻ nhỏ.
Góp phần chống bệnh ung thư
André Nkondjock và Parviz Ghadirian thuộc đơn vị nghiên cứu dịch tễ học của Hotel-Dieu (Montreal) đã công bố một nghiên cứu trên 5.183 người, trong đó 462 người đã bị ung thư tụy tạng. Các kết quả biểu thị rằng, lycopene của cà chua (sắc tố đỏ) và beta caroten (sắc tố vàng cam) đã mang lại tác dụng bảo vệ có ý nghĩa chống lại loại ung thư này.
Lycopen của cà chua làm giảm 31% nguy cơ mắc phải ung thư tụy tạng nơi đàn ông. Từ các nguyên nhân chưa biết rõ, dường như phụ nữ không được hưởng lợi nhiều như đàn ông về các đặc tính bảo vệ của sắc tố này.
Chất beta caroten của cà rốt làm giảm 43% nguy cơ ung thư tụy tạng ở phụ nữ nhiều hơn ở đàn ông. Với những người nghiện thuốc lá thì các kết quả nghiên cứu cho rằng tác dụng bảo vệ không còn nữa. Cà chua nấu chín lợi ích hơn cà chua sống vì sắc tố lycopen tan trong lipid, người ta sẽ hấp thu dễ dàng hơn nếu dùng chung với chất béo. Beta caroten tiền chất của vitamin A cũng như lycopen sẽ dễ được hấp thu khi có sự hiện diện của chất béo. Cả hai sắc tố này đóng vai trò quan trọng trong các hợp chất chống oxy hóa carotenoid.
Lạm dụng cà rốt dễ gây hại
Ngày 25-12-2010, bé Minh N. 29 tháng tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng máu không thể vận chuyển oxy cho các mô trong cơ thể gây tím môi, tím tay chân toàn thân, nhịp tim nhanh. Kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm dẫn đến chẩn đoán nghi ngờ cháu bị methemoglobine máu (không có khả năng chuyên chở oxy cho mô). Sau 30 phút giải độc methemoglobine máu, bé bớt tím môi, tay chân và hồng hào lại sau 1 giờ.
Lý do vì gia đình thấy cháu thích ăn cà rốt nên đã cho ăn nhiều cà rốt chín lẫn sống dài ngày nên bé bị nhiễm đ���c nitrat trong cà rốt, dẫn đến tình trạng methemoglobine máu khiến máu không cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp, chuyển đổi máu ở các mô. Bình thường, rất nhiều nước và hóa chất như nitrat khi vào cơ thể, có thể oxyt hóa hemoglobin thành methemoglobin (sắt ferơ thành sắt feric) rồi sau đó các methemoglobin lại được hệ thống men hemoglobin reductase khử lại thành hemoglobin. Trường hợp quá nhiều methemoglobin khiến hệ thống khử không hoạt động kịp, bệnh nhân sẽ bị ngộ độc do máu mất khả năng chuyên chở oxy.
Ở đây cần chú ý là trẻ em rất dễ bị ngộ độc nitrat có nhiều trong cà rốt, củ dền vì hệ thống men khử còn yếu. Tóm lại, tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn nhiều và liên tục, vì lượng caroten cao không được cơ thể chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi. Đó là chưa kể tình trạng ngộ độc nguy hiểm đến sức khỏe bé vì máu bị methemoglobin. Do vậy, bình thường mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50g là vừa, với phụ nữ có thể ăn 100 – 150g ngày.
Cà rốt - Daucus carota L., ssp sativus Hayek., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả: Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.
Bộ phận dùng: Củ và quả - Radix et Fructus Carotae.
Nơi sống và thu hái: Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến hai loại Cà rốt: một loại có củ màu đỏ tươi, một loại có củ màu đỏ ngả sang màu da cam.
- Loại vỏ đỏ (Cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nay nông dân ta tự giữ giống; loại cà rốt này có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt.
- Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (Cà rốt Tim tôm) sinh trưởng nhanh hơn loài trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thành phần hóa học: Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).
Tính vị, tác dụng: Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.
Cách dùng: Người ta thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng Cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng. Để uống trong, người ta dùng dịch Cà rốt tươi (ngày dùng 50-100g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống 1 cốc). Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.
Đơn thuốc:
1. Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu, dùng củ Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón..
2. Ỉa chảy trẻ em, dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần.
3. Giun sán: Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong 1 ngày.
Cà rốt liều thuốc tốt cho bệnh tiêu chảy
Nước nấu cà rốt là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa tiêu chảy trẻ em đã được y học công nhận.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ và vừa của trẻ nhỏ, dùng cà rốt có tác dụng:
- Hấp thụ vi khuẩn và làm chậm nhu động ruột: trong cà rốt có các chất ở dạng keo đặc biệt có tính chất hút thấm như pectin - xenluloza nở to ra sẽ hút các vi khuẩn coli và chui vào các nếp nhăn ở ruột, đẩy đi các ổ vi khuẩn, thức ăn ứ đọng ở đấy, do đó làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, làm nhu động ruột trở lại bình thường.
- Chống nhiễm khuẩn và cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể: trong cà rốt có nhiều caroten có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn. Glucid, protid trong cà rốt góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng của trẻ trong những ngày bị bệnh, ăn uống giảm sút.
Cách nấu súp cà rốt: lấy 0,5kg cà rốt, rửa thật sạch sau khi cạo vỏ, thái nhỏ, hầm với một lít nước. Khi cà rốt nhừ đem nghiền thật nhuyễn rồi cho thêm nước cho đủ một lít, thêm một ít muối (khoảng 3g), đun sôi lại cho trẻ uống. Cho trẻ uống ngày 5 – 6 lần, mỗi lần 100 -150ml. Những ngày sau nên pha thêm nước cháo, sữa vào nước súp cà rốt cho trẻ ăn để đảm bảo năng lượng. Theo dõi 1 -2 ngày, nếu trẻ bớt tiêu chảy không cần dùng kháng sinh. Súp có vị ngọt, trẻ dễ uống.
Khi dùng cà rốt nên chọn những củ còn non, màu đỏ da cam tươi, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài.
Lưu ý:
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Do vậy chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.
Cà rốt - Nên ăn sống hay chín?
Cà rốt là loại củ ngậm đường và có hàm lưọng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ được hết lượng vitamin có trong đó, thực tế không đúng như vậy.
Cách sử dụng tốt nhất
Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của vitamin A, nghĩa là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây lại là chất khó hấp thu đối với cơ thể. Vì vậy, nếu ăn sống hay làm nộm thì 90% caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.
Bản chất caroten là chất chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong loại củ này. Khi ấy, caroten đã hoà tan được chuyển xuống ruột non và dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành vitamin A giúp cơ thể hấp thu dễ dàng.
Bên cạnh, đó các nhà dinh dưỡng cũng khuyên người sử dụng chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần bởi carotin là chất có tính ổn định trong kiềm, axit và nhiệt nhưng lại oxi hoá trong không khí, nhất là dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ngoài ra, các thức ăn có cà rốt không nên để bên ngoài tiếp xúc với không khí.
Cà rốt, vị thuốc quý
Ngoài carôten, cà rốt còn có một hàm lượng đường cao hơn các thứ rau quả khác, cùng 9 loại acid gốc NH2, COOH và các khoáng chất phốt pho, canxi, sắt, đồng, flo, magiê..... Tinh dầu trong cà rốt cũng có tác dụng diệt khuẩn.
Cà rốt không chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc rất có hiệu quả. Theo các nhà khoa học những người thường xuyên phải làm việc ở môi trường độc hại và tiếp xúc nhiều với sóng điện tử nên ăn nhiều cà rốt có nhiều caroten bởi caroten có thể chuyển hoá thành vitamin A giúp sáng mắt và đề phòng bệnh quáng gà và khô mắt.
Các nhà khoa học Mỹ đã có công trình nghiên cứu về cà rốt và đưa ra kết luận: carôten trong cà rốt có tác dụng phòng chống bệnh ung thư
Chưa hết, cà rốt còn chứa một lượng insulin, làm giảm 1/3 đường trong máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường và cũng có tác dụng hạ huyết áp, nên rất tốt với người bị cao huyết áp. Đặc biệt, hạt cà rốt có chứa chất B bisabolen có tác dụng hạn chế sinh đẻ.
Theo Y học cổ truyền thì cà rốt tính cam, bình, hạ khí, bổ trung lợi, trường vị, an ngũ tạng (sách Bản thảo cương mục) và nhuận thận mệnh, tráng nguyên dương, ấm chân tay, trừ hàn thấp (sách Y lâm quả yếu). Cà rốt có thể chữa một số bệnh dưới đây:
- Mắt quáng gà, khô giác mạc: ăn cà rốt xào cùng gan lợn (Ẩm thực trị liệu chỉ nam).
- Huyết áp cao, tiêu hóa kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: cà rốt (không quá 120g/ ngày) cạo vỏ, thái nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ ăn hàng ngày chia 2 bữa sáng - tối
- Đi lỵ mãn tính và ỉa chảy: cà rốt nấu chín tới, ăn liên tục trong vài ngày.
- Ho gà: cà rốt 200g, đại táo 12 quả cùng 3 bát nước, sắc lên còn 1 bát chia 3 lần uống/ ngày. Uống liên tục 10 thang (Lĩnh Nam thảo dược chí).
Cuối cùng, các bạn gái có thể tự làm cho mình mặt nạ cà rốt để có làn da mặt sáng đẹp bằng cách: luộc chín cà rốt, sau đó nghiền nát rồi trộn đều với mật ong. Quệt từ từ hỗn hợp lên mặt, đợi khoảng 10 phút rồi sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
Giảm cân mịn da nhờ cà rốt
Lợi ích của cà rốt
Chất xơ là một trong những thành phần quan trọng của thực phẩm có tác dụng giúp giảm cân, mà cà rốt lại rất giàu chất xơ. Ngoài ra, một củ cà rốt chứa nhiều vitamin A nên còn giúp sáng mắt, ngừa các tật về mắt, làm đẹp da, ngừa vết nám.
Cà rốt còn được biết tới với khả năng giảm lượng cholesterol có hại trong máu, giúp cân bằng cholesterol có lợi, ngừa các bệnh về tim mạch. Viện nghiên cứu Ung thư tại Mỹ cho biết, cà rốt có khả năng phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh ung thư ruột, ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng.
Theo tính toán và thống kê của các chuyên gia nghiên cứu, những người ăn cà rốt sẽ khỏe mạnh hơn những ai ít ăn loại củ này trong thực đơn hàng ngày.
Một nghiên cứu tại Mỹ cũng nhấn mạnh, những người ăn cà rốt mỗi tuần ít có nguy cơ bị bệnh tai biến hơn những người cả tháng chỉ ăn 1-2 củ. Các thành phần trong cà rốt đóng vai trò như liều thuốc tăng cường sức khỏe cho da, giúp da đề kháng tốt trước các ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh, chính vì vậy mà nó đặc biệt tốt với làn da mỏng manh của nữ giới.
Sử dụng đúng cách để giảm cân và mịn da
Tuy có nhiều lợi ích, nhưng nếu dùng không đúng cách, bạn khó có thể đạt được kết quả như ý muốn.
Trước hết, các chuyên gia y tế khuyên bạn cần rửa cà rốt thật sạch trước khi chế biến vì cà rốt dễ bị bám các chất bẩn và vi khuẩn hơn những loài rau khác.
Các chuyên gia cũng khuyên không nên ăn cà rốt sống mà tốt nhất là đem hấp, nếu không có điều kiện bạn có thể luộc. Lưu ý, không luộc cà rốt quá mềm vì sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
Để làm đẹp da, bạn có thể ăn thêm nhiều cà rốt cũng như dùng cà rốt như một loại mỹ phẩm thiên nhiên. Bạn có thể biến cà rốt thành dung dịch tẩy tế bào chết, mặt nạ dưỡng da tùy thích.
- Dung dịch tẩy tế bào chết từ cà rốt giúp da trắng hồng mềm mại: 1 củ cà rốt xay + 150ml sữa.
- Mặt nạ đắp dưỡng da căng mịn, ngừa mụn và vết thâm hiệu quả: cà rốt xay trộn với dầu dừa thành hỗn hợp sệt, có thể đắp 3 lần /tuần và thấy kết quả trong 10 ngày.
CÀ RỐT, NHÂN SÂM CỦA NGƯỜI NGHÈO
Bs. Nguyễn Ý Đức
Sâm là món thuốc quý trong y học đông phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng. Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Đó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo.
Có lẽ vì là “nhân sâm của người nghèo”, nên cà rốt được tạo hóa đặc biệt ưu tiên ban cho dân chúng ở vùng đất sỏi đáAfghanistantừ nhiều ngàn năm về trước để dân chúng bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Từ mảnh đất nghèo khó đó, cà rốt được các đế quốc La Mã, Hy Lạp khi xưa biết tới giá trị dinh dưỡng cũng như y học. Họ mang về trồng làm thực phẩm và để chữa bệnh. Các danh y hai quốc gia này như Hippocrattes, Galen, Diocorides..đã lên tiếng ca ngợi cà rốt vừa là thức ăn ngon, vừa là dược thảo tốt để chữa bệnh cũng như tăng cường khả năng tình dục.
Trải qua nhiều thế kỷ, cà rốt du nhập tới các quốc gia khác trên khắp trái đất và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân, không kể giầu nghèo. Người Tây Ban Nha mang cà rốt đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 15, rồi người Anh cũng mang theo khi họ đi chinh phục Mỹ vào thế kỷ thứ 16.
Hiện nay, Trung Hoa đứng đầu về số lượng sản xuất cà rốt, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ba Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh và Đức. Mỗi năm, Hoa kỳ thu hoạch trên 1,5 triệu tấn cà rốt, hơn một nửa được trồng ở tiểu bang California.
Cà rốt có nhiều mầu khác nhau như trắng, vàng, đỏ và tím đỏ. Loại cà rốt đầu tiên ỏ A Phú Hãn có mầu trắng, đỏ, vàng. Hòa Lan là quốc gia đầu tiên trồng cà rốt màu cam vào khoảng đầu thế kỷ 17.
Mầu của cà rốt tùy thuộc vào một số yếu tố như là: nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá làm giảm mầu cà rốt; cà rốt thu hoạch vào mùa Xuân và Hạ có mầu xậm hơn là vào mùa Thu và Đông; tưới nước quá nhiều và nhiều ánh sáng làm giảm mầu cà rốt...
Cà rốt được trồng bằng hạt từ tháng Giêng tới tháng Bảy, nẩy mầm sau hai tuần lễ và có củ trong thời gian từ hai tới ba tháng.
Cà rốt có thể nhỏ síu bằng đầu ngón tay em bé hoặc dài tới ba gang tay, đường kính bằng cổ tay.
Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng Pháp carotte. Tên khoa học là Dacus carota. Người Trung Hoa gọi là Hồ La Bặc. Theo họ, loại rau này có nguồn gốc từ nước Hồ, và có hương vị như rau la-bặc, một loại cải của Trung Hoa.
1. Giá trị dinh dưỡng
Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19 mg calci, 32 mg phospho, 233 mg kali, 7 mg sinh tố C, 7 gr carbohydrat, 5 gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6.000mcg sinh tố A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol.
Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59 mg calci, 103 mg phospho, 718 mg kali, 21 mg sinh tố C, 23 g carbohydrat và 18.000mcg sinh tố A. Thật là một món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cà rốt như thực phẩm:
Vị dịu ngọt của cà rốt rất thích hợp với nhiều thực phẩm khác, cho nên có nhiều cách để nấu nướng cà rốt.
Cà rốt có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực phẩm khác, nhất là với các loại thịt động vật. Người viết không dám lạm bàn. Chỉ xin thưa rằng: bò kho mà không có cà rốt thì chẳng phải bò kho. Cảm lạnh mà được một bát canh thịt nạc nấu với cà rốt, đậu hà lan thêm vài nhánh hành tươi, ăn khi còn nóng hổi thì thấy nhẹ cả người. Chả giò chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt mà không có cà rốt thái sợi thì ăn mất ngon. Cà rốt cào nhỏ, thêm chút bơ ăn với bánh mì thịt nguội thì tuyệt trần đời...
Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nấu chín quá thì một lượng lớn carotene bị phân hủy.
Cà rốt ăn sống là món ăn rất bổ dưỡng vì nhiều chất xơ mà lại ít calori. Cà rốt tươi có thể làm món rau trộn với các rau khác.
Cà rốt đông lạnh cũng tốt như cà rốt ăn sống hoặc nấu chín, chỉ có cà rốt phơi hay sấy khô là mất đi một ít beta carotene. Cà rốt ngâm giấm đường cũng là món ăn ưa thích của nhiều người.
Ăn nhiều cà rốt đưa đến tình trạng da có màu vàng như nghệ. Lý do là chất beta caroten không được chuyển hóa hết sang sinh tố A nên tồn trữ ở trên da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, sau vành tai. Tình trạng này không gây nguy hại gì và màu da sẽ trở lại bình thường sau khi bớt tiêu thụ cà rốt.
Nước vắt cà rốt là món thức uống tuyệt hảo:
Rửa sạch cà rốt với một bàn chải hơi cứng, đừng bỏ hết vỏ vì sinh tố và khoáng chất nằm ngay dưới vỏ. Sau khi ép, nên uống ngay để có hương vị tươi mát. Muốn để dành nước cà rốt, nên cho vào chai đậy kín để tránh oxy hóa rồi cất trong tủ lạnh. Nên lựa cà rốt lớn, chắc nịch với mầu vàng đậm hơn là loại vàng nhạt, để có nhiều caroten.
Có thể pha uống chung nước cốt cà rốt với nước trái cam, cà chua, dứa để tạo ra một hỗn hợp nước uống mang nhiều hương vị khác nhau.
Lá cà rốt cũng có thể ăn được, nhưng hơi đắng vì chứa nhiều kali. Lá có nhiều chất đạm, khoáng và sinh tố. Để bớt cay, trộn một chút giấm đường. Lá có tính cách sát trùng nên nước cốt lá cà rốt được thêm vào nước súc miệng để khử trùng.
2. Công dụng y học
Cà rốt chứa rất nhiều beta carotene, còn gọi là tiền- vitamin A, vì chất này được gan chuyển thành sinh tố A với sự trợ giúp của một lượng rất ít chất béo.
Trong 100 gr cà rốt có 12.000 microgram (mcg) caroten, có khả năng được chuyển hóa thành khoảng 6000mcg vitamin A trong cơ thể. Trong khi đó thì lượng caroten do 100gr khoai lang cung cấp là 6000 mcg, xoài là 1,200 mcg, đu đủ từ 1,200 đến 1,500 mcg, cà chua có 600mcg, bắp su có 300 mcg, cam có 50 mcg caroten...
Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Roberta Roberti đã liệt kê một số công dụng của cà rốt đối với cơ thể như: làm tăng tính miễn dịch, nhất là ở người cao tuổi, giảm cháy nắng, giảm các triệu chứng khó chịu khi cai rượu, chống nhiễm trùng, chống viêm phổi, giảm bớt mụn trứng cá, tăng hồng huyết cầu, làm vết thương mau lành, giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Bản hướng dẫn về dinh dưỡng của Bộ Canh Nông Hoa Kỳ vào năm 1995 có ghi nhận rằng ‘Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong thực phẩm thực vật như sinh tố C, carotene, sinh tố A và khoáng selenium đều được các nhà khoa học thích thú nghiên cứu và quần chúng ưa dùng vì chúng có khả năng giảm thiểu rủi ro gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác’
Từ thời xa xưa ở Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã, cà rốt, nước ép cà rốt, trà cà rốt đã được dùng để trị bệnh
Cà rốt với bệnh ung thư:
Beta carotene có tác dụng chống ung thư trong thời kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh thành tế bào bệnh. Beta carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chận tác động của gốc tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến, tụy tạng, vú và nhiều loại ung thư khác.
Theo nhà thảo mộc học J.L.Hartwell thì cà rốt được dùng trong y học dân gian tại một số địa phương rải rác trên thế giới như Bỉ, Chí Lợi, Anh, Đức, Nga, Mỹ... để trị các chứng ung thư, mụn loét có tính ung thư, chứng suy gan và suy tủy sống.
Kết quả nghiên cứu tại Anh và Đan Mạch cho hay chất Falcarinol trong cà rốt có thể giảm nguy cơ ung thư. Bác sĩ Kirsten Brandt, giáo sư tại Đại học Newcastle và là một thành viên của nhóm nghiên cứu cho hay, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu coi phải dùng một số lượng là bao nhiêu để hóa chất này có tác dụng ngừa ung thư. Giáo sư Brandt cũng tiết lộ là vẫn ăn cà rốt mỗi ngày.
Cà rốt với ung thư phổi:
Kết quả nghiên cứu của giáo sư dinh dưỡng Richard Baybutt và cộng sự tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ, cho hay chất gây ung thư benzo(a)pyrene có thể gây ra thiếu sinh tố A trong cơ thể chuột và đưa tới bệnh emphysema. Ông kết luận rằng một chế độ dinh dưỡng có nhiều sinh tố A sẽ bảo vệ cơ thể đối với ung thư phổi và khí thũng phổi (emphysema).
Cà rốt với hệ tiêu hóa:
Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu chẩy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thoát vì tiêu chẩy như K, sodium, phosphor, calcium, magnesium..
Một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhận xét rằng cà rốt làm bớt táo bón, làm phân mềm và lớn hơn vì có nhiều chất xơ. Do công dụng này, cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già
Cà rốt với thị giác:
Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị nhưng khi thiếu sinh tố A, mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều beta caroten, tiền thân của sinh tố A. Ở võng mạc, sinh tố A biến đổi thành chất rhodopsin, mầu đỏ tía rất cần cho sự nhìn vào ban đêm. Ngoài ra, beta caroten còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh có thể ngăn ngừa võng mạc thoái hóa và đục thủy tinh thể. Đây là hai trong nhiều nguy cơ đưa tới khuyết thị ở người cao tuổi.
Chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt mỗi ngày là đủ sinh tố A để khỏi bị mù ban đêm.
Nhiều người còn cho là cà rốt với số lượng sinh tố A và Beta Carotene lớn còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái hóa võng mạc...
Một sự trùng hợp khá lạ là khi cắt đôi, củ cà rốt với các vòng tròn lan ra chung quanh trông giống như đồng tử (pupils) và mống mắt (iris). Như vậy phải chăng tạo hóa đã sắp đặt để con người nhận ra giá trị của cà rốt đối với cặp mắt...
Cà rốt với bệnh tim:
Nghiên cứu tại Đại học Massachsetts với 13,000 người cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ cơn suy tim tới 60%. Đó là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.
Cà rốt với cao cholestero:
Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10-20%.
Thí nghiệm bên Scotland cho thấy tiêu thụ 200 g cà rốt sống mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần lễ, có thể hạ mức cholesterol xuống khoảng 11%.
Các nhà nghiên cứu tại Đài Loan cũng có cùng ý kiến.
Cà rốt với bệnh tiểu đường:
Theo S Suzuki, S Kamura, tiêu thụ thực phẩm có nhiều carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bằng cách tăng tác dụng của insulin.
Cà rốt với phụ nữ:
Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều ích lợi như làm giảm kinh nguyệt quá nhiều, giảm triệu chứng khó chịu trước khi có kinh, bớt bị chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiểu tiện nhất là giảm nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.
3. Cà rốt trong đời sống
Các khoa học gia tại Đại học York bên Anh đã phân tách từ cà rốt một loại chất đạm đặc biệt có thể dùng để chế biến chất chống đông lạnh (antifreeze) . Nếu thành công, chất chống đông lạnh này sẽ rất hữu dụng ở trong phòng thí nghiệm để lưu trữ tế bào cho mục đích khoa học cũng như cho việc trồng thực vật khỏi bị đông giá.
Tại phòng thí nghiệm của Đại học Uwate, Nhật Bản, nhà nghiên cứu Hiroshi Taniguchi đã khám phá ra rằng, một vài loại rau như cà rốt ớt xanh, pumpkins...có thể được sử dụng để chế biến tia laser. Laser hiện nay dược dùng rất phổ biến trong mọi lãnh vực y khoa học.
Trong thế chiến II, phi cơ Đức quốc Xã thường oanh tạc Luân Đôn vào ban dêm để tránh bị phòng không Anh bắn hạ. Quân đội Anh lại mới sáng chế ra máy radar để tìm bắn máy bay địch vào ban đêm. Để dấu phát minh này, giới chức quân sự Anh nói rằng phi công của họ ăn nhiều cà rốt nên phát hiện được máy bay dịch rất rõ, ngày cũng như đêm. Quân đội Đức không tìm hiểu thêm vì tại nước họ cũng có nhiều người tin như vậy. Đây chỉ là một giai thoại mà thôi.
4. Lựa và Cất giữ cà rốt
Mua cà rốt, nên lựa những củ còn lá xanh tươi, củ phải chắc nịch, mầu tươi bóng và hình dáng gọn gàng, nhẵn nhụi. Cà rốt càng có đậm mầu cam là càng có nhiều beta caroten. Tránh mua cà rốt bị nứt, khô teo. Nếu cà rốt không còn lá, nhìn cuống coi có đen không. Nếu cuống đen là cà rốt quá già.
Vì đa số đường của cà rốt nằm trong lõi, nên củ càng to thì lõi cũng lớn hơn và ngọt hơn.
Cà rốt là loại rau khỏe mạnh, chịu đựng được điều kiện thời tiết khó khăn nên có thể để dành lâu hơn nếu biết cách cất giữ.
Trước hết là đừng để thất thoát độ ẩm của rau. Muốn vậy, cất cà rốt ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh, trong túi nhựa hoặc bọc bằng giấy lau tay. Đừng rửa trước khi cất tủ lạnh, vì cà rốt quá ướt trong túi sẽ mau bị hư. Chỉ rửa trước khi ăn. Cất như vậy có thể để dành được hơn hai tuần lễ.
Đừng để cà rốt gần táo, lê, khoai tây vì các trái này tiết ra hơi ethylene làm cà rốt trở nên đắng, mau hư.
Nếu cà rốt còn lá, nên cắt bỏ lá trước khi cất trong tủ lạnh, để tránh lá hút hết nước của củ và mau hư.
Trước khi ăn, rửa củ cà rốt với một bàn chải hơi cứng. Ngoại trừ khi cà rốt quá già hoặc e ngại nhiễm thuốc trừ sâu bọ, không cần gọt bỏ vỏ.
Cà rốt có thể làm đông lạnh để dành mà vẫn ngon.
Trước hết, phải trụng cà rốt trong nước sôi. Đây là cách để dành đông lạnh cho tất cả các loại rau. Trụng như vậy sẽ ngăn cản tác dụng làm mất hương vị, cấu trúc của thực phẩm.do các enzym có sẵn trong rau.
Sau khi trụng trong nước sôi độ mươi phút, lấy cà rốt ra, cho vào bao nhựa rồi để ngay vào ngăn đông đá.
5. Kết luận
Cà rốt là món ăn khá rẻ tiền so với lượng dinh dưỡng quý giá mà rau cung cấp. Nhiều người ít ăn cà rốt chỉ vì thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Mặt khác, tập quán ăn uống vốn được thành hình từ thói quen lâu ngày. Cà rốt là loại cây trồng mới được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ trước, nên đối với phần đông người Việt, nhất là những người ở xa thành phố, vẫn chưa quen thuộc với việc sử dụng cà rốt thường xuyên trong ngày.
Xin nhắc lại một số đặc tính của cà rốt:
-Cà rốt có hương vị thơm ngọt, có thể ăn chung với thực phẩm khác
-Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín
-Trẻ em rất thích ăn cà rốt vì hương vị nhẹ nhàng của cà rốt
-Cà rốt sống mang đi cắm trại hoặc ăn giữa ngày snack rất tiện
-Giá cà rốt tương đối rẻ, lại có sẵn quanh năm
-Cà rốt có nhiều sinh tố A, beta caroten, sinh tố A cần cho làn da, mắt, tóc, sự tăng trưởng và phòng chống bệnh nhiễm. Beta caroten có khả năng giảm thiểu các bệnh kinh niên như tim mạch, ung thư
-Cà rốt có nhiều chất xơ, giảm cholesterol và bệnh đường ruột
-Cà rốt cung cấp rất ít calori, nên ăn nhiều không sợ bị mập phì
Nếu biết tận dụng loại thực phẩm này với các đặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe cũng như phòng ngừa được hầu hết các bệnh do thiếu vitamin A.
Công dụng chữa bệnh của quả lựu
Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen
Tác dụng chữa bệnh của cây lộc vừng
Tác dụng chữa bệnh của hoa đào
(st)