Tác dụng chữa bệnh của gà ác

Gà ác có rất nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe đặc biệt với mẹ bầu và người mới ốm dậy

Gà ác thuộc họ trĩ, có tên khoa học là Gallus gallus domesticus brisson, còn được gọi là ô cốt kê, ô kê... là loại gà cỡ nhỏ, được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc trưng của giống gà ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón.

Bổ huyết, ích khí

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác vị ngọt, tính bình; có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái tháo đường), đi tả lâu ngày do tì hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều... Các y thư cổ đều ghi lại công dụng và những phương thuốc bồi bổ liên quan đến gà ác với những kiến giải rất đặc sắc.

Người vừa bệnh một thời gian dài nên ăn các món gà ác tiềm thuốc bắc. Ảnh: XUÂN THẢO
Dinh dưỡng học hiện đại cho rằng thịt gà ác ít lipid nhưng rất giàu protid và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, N12, E, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu...).

Nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng cho thấy thịt gà ác phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Dược thiện tiêu biểu

Trên thực tế, muốn phát huy triệt để công dụng của gà ác, chúng ta phải phối hợp thực phẩm quý giá này với một số thực phẩm khác và dược liệu để chế biến thành những món dược thiện vừa dễ dùng vừa bổ dưỡng. Các dược liệu này cũng rất dễ mua ở các cửa hàng thuốc đông y.

- Bài 1: Nguyên liệu gồm 50 g thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10 g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Món này dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.

- Bài 2: Nguyên liệu gồm 100 g thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với 10 g đông trùng hạ thảo, 30 g hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.

- Bài 3: Nguyên liệu gồm một con gà ác trống làm thịt, bỏ lông và nội tạng; 5 g tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu vang và gia vị. Tất cả đem hầm cách thủy đến khi chín thì ăn. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.

- Bài 4: Nguyên liệu gồm 1 con gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; 15 g hạt sen trắng bỏ lõi, 15 g khiếm thực, 150 g gạo nếp rửa sạch. Tất cả cho vào nồi nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tì thận, thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu trắng đục.

- Bài 5: Nguyên liệu gồm 1 con gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; 100 g hoàng kỳ rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh. Món này thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kỳ kinh 3 ngày nên ăn, dùng liên tục trong 5 ngày.

- Bài 6: Nguyên liệu gồm 1 con gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; 20 g ngải cứu rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả đem hấp cách thủy, ăn nóng. Món này thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết.

Ăn liều lượng vừa đủ

Ngoài những món dược thiện kể trên, kinh nghiệm dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khỏe. Thịt gà ác cũng được ghi nhận là đặc biệt tốt cho người đang điều trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, tạng yếu, lao lực, người ốm dậy, phụ nữ sau sinh. Cũng có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lý...

Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài... nên ăn các món gà ác tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm nên người lớn mỗi tuần chỉ ăn 2 lần, mỗi lần 200 g; trẻ em mỗi tuần ăn 1 lần, mỗi lần 100 g.

Bài thuốc cho người ngủ hay mộng mị

Đông y có một bài thuốc rất hay để điều trị chứng tâm phiền bất an, ngủ kém hay mộng mị, dễ hồi hộp, lo sợ. Nguyên liệu gồm 150 g thịt gà ác rửa sạch, thái mỏng; 10 g nhân sâm tán vụn và 3 g nhung hươu. Tất cả cho vào bát, chế nước vừa đủ rồi đem hấp cách thủy trong 3 giờ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món này còn có công dụng song bổ khí huyết, dưỡng huyết bổ não nêncũng rất tốt cho những sĩ tử sức khỏe suy yếu, mệt mỏi nhiều, sợ lạnh, hay đổ mồ hôi cả khi thức lẫn khi ngủ, đầu choáng, mắt hoa.

Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), ô cốt kê (gà xương đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), gà ngũ trảo (chân có 5 ngón), tên khoa học là Gallus domesti – cus Brisson. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng. Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.

Trong Lĩnh nam bản thảo, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã viết:

Ô kê cốt là con gà ác
Ngọt bình không độc, bổ lao kèm.
Đàn bà huyết trệ, tim đau nhức
Chữa lỵ cấm khẩu của trẻ em.

Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh. Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).

Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…

Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.

1. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.


Gà ác có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)

2. Gà ác 1 con, đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, tri mẫu 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín rồi ăn. Công dụng: Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.

3. Gà ác trống 1 con, tam thất 5g, rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị; hầm cách thủ cho đến chín rồi ăn. Công dụng: Bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.

4. Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g. Nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu đục.

5. Gà ác 1 con, hoàng kỳ 100g. Hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kì kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.

6. Gà ác 1 con, ngải cứu 20g, hoàng tửu 30ml. Hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết. Những người bị rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không được dùng.

Các bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (dùng cho mọi lứa tuổi):

1. Gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột rây mịn (ô kê tán), làm viêm (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hằng ngày.

2. Gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, đương quy 20g, hoài sơn 20g (củ mài). Cách chế biến: Bóp chết gà (không cắt tiết) làm sạch, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Để nguội, thêm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi ăn cái, uống nước 2 – 3 lần trong một ngày.

3. Gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g. Cách chế biến: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.

4. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế biến thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.

5. Gà ác trống 1 con, nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, bạch thược, ngũ vị tử, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, sài hồ, tiền hồ, hoàng liên, hoàng bá, tri mẫu, bối mẫu, sinh địa mỗi thứ đều 15g. Cách chế biến: Gà làm sạch, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào trong bụng gà rồi đem hầm thật nhừ. Lấy gà và các vị thuốc ra, sấy khô, tán thành bột mịn, dùng nước cốt hầm và một ít bột mì trộn đều với bột thuốc và vê thành những viên hoàn nặng chừng 10g. Đem sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho nhữn người bị bệnh lâu ngày, có biểu hiện của chứng can thận âm hư như có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực bụng buồn bực không yên, vã mồ hôi trộn, lưng đau gối mỏi, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… Hoặc gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với hạt đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.

Người dân ở An Giang dùng bài thuốc gia truyền dưới dạng thức ăn – vị thuốc để bồi dưỡng cho trẻ em còi cọc thể hư nhiệt như sau: Thịt gà ác 100g nấu với lá dâu non 20g và gạo nếp 10g thành cháo, cho trẻ ăn làm 3 lần trong ngày.

Ngoài ra, dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên hay ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lí, băng đới… Mật gà ác còn được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em.


Gà ác là loại gà nhỏ, còn có tên khác là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo...

Theo y học cổ truyền, thịt gà ác được xem là dược liệu có vị ngọt, mặn, hương vị thơm, tính ẩm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, giúp phục hồi nhanh sức khỏe, ích khí huyết, cầm máu, an thần, giảm đau; dùng trong các bệnh về phổi, thận, ra mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kiết lỵ lâu ngày, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm dậy trong thời kỳ đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh...

Dưới đây là một số cách dùng gà ác trong bồi bổ, chữa bệnh:

- Dùng cho những trường hợp hay bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư: thịt gà ác 50g, vị thuốc kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, đem hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn lúc còn nóng.


- Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều: gà ác 1 con, vị thuốc đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, trị mẫu 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả đem hầm cách thủy cho chín, nêm nếm gia vị vừa dùng.

- Bồi dưỡng cho trẻ còi cọc, ốm yếu: Dân gian thường dùng món ăn bài thuốc đó là: thịt gà ác 100g đem nấu cháo với lá dâu non (20g) và gạo nếp (10g), nêm nếm gia vị vừa ăn. Chia ăn 3 lần trong ngày.

- Dùng cho nam giới bị di tinh, phụ nữ bị khí hư có màu trắng đục: gà ác 1 con, hạt sen (15g), vị thuốc khiếm thực (15g), gạo nếp (150g). Đem nấu cháo, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần hết trong ngày.

- Bổ khí huyết, cường gân cốt: gà ác (gà trống) 1 con, vị thuốc tam thất 5g, một ít rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu vang và gia vị, rồi đem hầm cách thủy cho chín mềm.

Trong y học cổ truyền, và kinh nghiệm dân gian của một số nước châu Á, gà ác còn được nấu thành cao (gọi là “tính gà đen”) cùng với một số vị thuốc để chữa chứng mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, ra mồ hôi trộm...


Tác dụng chữa bệnh của gà ác tiềm thuốc Bắc


Theo Đông y, gà ác vị ngọt, hơi ấm, không độc, có công hiệu từ bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết…

Thịt gà ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là “gà thuốc”. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, cho nên gà ác là thức ăn tốt để bồi bổ cơ thể.

Phương thức chế biến

Tiềm không cách thủy: vật liệu trụng trong nước sôi, để loại bỏ máu và mùi tanh, sau đó đưa vào nồi sành, thêm chất điều vị như hành, gừng, rượu và nước (cứ 0,5 kg vật liệu thêm 0,75 – 1lít nước), đậy nắp nồi đun trực tiếp trên bếp. Trước tiên đun sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, rồi chuyển sang lửa riu tiềm đến khi thịt nhừ, thường khoảng 2-3 giờ.

Tiềm cách thủy: vật liệu trụng trong nước sôi, sau khi loại bỏ máu và mùi tanh thì chứa ngay trong thố sành, thêm hành, gừng, rượu và nước canh (nước dùng), dán kín nắp thố, đưa vào nồi, đậy nắp kín. Dùng lửa mạnh đun sôi, làm cho nước trong nồi không ngừng sôi liên tục, khoảng 3 giờ thì hoàn tất.

Tiềm bằng lò hấp: vật liệu chứa trong thố sành, cho vào lò hấp tiềm. Vật liệu không cần xào sơ, thêm nước dùng và chất điều vị để tiềm; nhưng cũng có thể xào sơ rồi mới tiềm.

Đặc điểm: mùi thơm ngan ngát, nước canh trong veo, thịt mềm, dễ tiêu hóa.

Gà ác tiềm thuốc dùng cho gia đình

Gà ác tiềm huỳnh kỳ:

Vật liệu: gà ác 1 con, huỳnh kỳ 30g, muối tinh luyện 2g.

Cách làm: gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cùng huỳnh kỳ cho vào nồi sành, đổ nước ngập qua mặt vật liệu, tiềm không cách thủy, trước tiên bằng lửa mạnh cho sôi, sau chuyển lửa nhỏ tiềm đến khi thịt nhừ, nêm muối gia vị thì hoàn tất.

Công hiệu: thích hợp dùng cho chứng khí huyết lưỡng hư, phụ nữ đau bụng kinh…

Gà ác tiềm nhân sâm:

Vật liệu: gà ác 1 con, nhân sâm 12g, muối tinh luyện, rượu trắng, bột nêm, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, cùng nhân sâm cho vào nồi, đổ nước ngập qua mặt vật liệu, tiềm không cách thủy, trước tiên bằng lửa mạnh cho sôi, vớt váng, sau chuyển lửa nhỏ tiềm đến khi thịt nhừ thì hoàn tất. Nêm thêm rượu trắng, muối tinh luyện, bột nêm, bột tiêu.

Công hiệu: tư âm, bổ hư.

Gà ác tiềm lộc nhung:

Vật liệu: gà ác 1 con, lộc nhung 10g.

Cách làm: gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cùng lộc nhung cho vào thố, đổ nước ngập qua mặt vật liệu, tiềm cách thủy bằng lửa nhỏ tiềm đến chín nhừ thì hoàn tất.

Công hiệu: ôn cung bổ thận, ích tinh dưỡng huyết. Thích hợp dùng cho người hiếm muộn tử cung lạnh, thận hư tinh suy, các chứng lâu năm không đậu thai, kinh nguyệt không đều, kinh ít sắc nhạt, bụng dưới lạnh đau, lưng gối mỏi đau…

Gà ác tiềm thuốc hỗ trợ điều trị

Gà ác tiềm tứ vật:

Vật liệu: đương quy 15g, xuyên khung 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Rượu 1 muỗng, nước vừa đủ. Cách làm: gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cho vào nồi sành, rưới lên 1 muỗng rượu, đổ nước vừa đủ. Các vịthuốc bọc trong túi vải khâu kín, cho vào nồi cùng tiềm không cách thủyvới gà ác, khi chín, loại bỏ túi thuốc thì hoàn tất.

Công hiệu: bổ huyết điều kinh.

Thích hợp dùng cho các chứng phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sắc mặt vàng, gầy ốm…

Gà ác tiềm thập toàn đại bổ:

Vật liệu: đảng sâm 8g, xuyên khung (sao) 4g, huỳnh kỳ (chích) 4g, đương quy 4g, nhục quế 2g, bạchthược 4g, thục địa 8g, phục linh 4g, bạch truật (sao) 4g, cam thảo (chích) 4g. Rượu 1 muỗng, muối một ít, nước vừa đủ.

Cách làm: gà ác giết mổ, rửa sạch,bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cho vào nồi sành, rưới lên 1 muỗng rượu, đổ nước vừa đủ. Các vị thuốc bọc trong túi vải khâu kín, cho vào nồi cùng tiềm không cách thủy với gà ác, khi chín, loại bỏ túi thuốc thì hoàn tất. Nêm ít muối gia vị.

Công hiệu: ôn bổ khí huyết. Thích hợp dùng cho người hư lao, mỏi mệt, thiếu máu chóng mặt, tinh lực bất túc, hoặc sau khi phẫu thuật, mất máu nhiều gây nguyên khí hư suy. Món tiềm này còn giúp giảm nhẹ tác dụng phụ khi hóa và xạ trị.

Bài thuốc dùng gà ác

Bồi bổ cơ thể (dùng l lần cho 1 người): gà ác 1 con, hoàng kỳ 8g, đảng sâm 12g, đương quy 6g, câu kỷ tử 8g, thục địa 12g, hoài sơn 8g, khiếm thực 12g, long nhãn 4g, gừng tươi 3 lát. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, đổ nước cho ngập trên bề mặt trong một cái thố. Sau đó tiềm cách thủy 2 – 3 giờ. Công dụng bổ khí huyết, an thần, dưỡng can tư bổ thận, cố tinh, kiện tỳ. Dùng trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, ăn uống thất thường, nam giới di mộng tinh, phụ nữ dùng lâu ngày sắc da hồng hào, tươi nhuận (2 tuần /lần). Nếu có đau nhức tay chân, đau lưng… gia thêm: đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g.

Bổ huyết điều kinh (dùng 1 lần cho 1 người): gà ác 1 con, đương quy 10g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, gừng tươi 3 lát. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, đổ nước cho ngập trên bề mặt trong một cái thố. Sau đó tiềm cách thủy 2 – 3 giờ. Công dụng bổ huyết điều kinh, dùng trị kinh nguyệt không đều. Hàng tháng chị em có thể dùng món ăn này trước kỳ kinh khoảng 7 – 10 ngày, dùng liền trong 3 – 4 ngày.

Khí huyết bất túc: gà ác (trống) 1 con, trần bì 3g, riềng 3g, hồ tiêu 6g, thảo quả 2 quả, hành, giấm vừa đủ, thêm nước tiềm chín, dùng canh ăn thịt.

Trào ngược nôn ói: gà ác (trống) 1 con, nếp 15g, bạch quả 10g, hạt sen 15g, hồ tiêu 3g. Các vị thuốc cùng nếp nhét vào bụng gà, khâu kín, ninh nhừ, ăn lúc bụng đói.

Ra mồ hôi trộm: gà ác 1 con, bỏ lông và nội tạng, nhét vào bụng gà đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, dùng chỉ khâu kín, sau khi nấu chín, bỏ bã thuốc thì dùng..


Công dụng của món Gà ác tiềm thuốc Bắc

Bacsigiadinh.vn - Một chén canh súp thường được người Hoa đãi khách thể hiện lòng trân trọng. Đặc biệt, trong thời khắc chờ đón Xuân về, một chén gà ác tiềm thuốc Bắc dâng lên các bậc trưởng thượng, người cao tuổi, không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn thay lời chúc Thọ tỉ Nam Sơn.

Chúng tôi tìm hiểu tập quán nhân bản này qua cuộc trao đổi với lương y DS Bàng Cẩm, cựu Cố vấn Trung tâm Thực dưỡng Chợ Lớn, chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực - món ăn thay thuốc…

PV:  Món gà ác tiềm thuốc Bắc không chỉ kích thích tì vị thơm ngon mà còn được xem như một món ăn thay thuốc bổ dưỡng bồi bổ sức khoẻ. Ông có thể cho biết đôi nét về dược tính của nguyên liệu chế biến thực phẩm này...?

DS Bàng Cẩm: Gà ác (Gallus gallus domesticus Brison), theo Đông y, vị ngọt, hơi ấm, không độc, có công hiệu tư bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết trị đới, đặc biệt là đối với các chứng phụ nữ khí hư, huyết hư, tì hư, thận hư, trẻ em kém phát triển, hội chứng tiền mãn kinh rất có hiệu quả.

Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, mỗi 100g thịt gà ác có chứa 22,3g protid, 2,3g lipid, 20,2mg vi-ta-min nhóm B, 1,77mg vi-ta-min E, 17mg Ca, 51mg Mg, 210mg P, 232mg K, gà ác có chứa các a-xít a-min cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine, giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, từ xưa được gọi là "gà thuốc". Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cô-lét-tơ-rôn rất thấp, cho nên, gà ác là thức ăn tốt để bồi bổ cơ thể.

Dược tính thì đã rõ, nhưng cách chế biến có phức tạp không, gà tiềm và gà tần có gì khác nhau?

Gà tần theo cách gọi miền Bắc và tiềm theo cách gọi miền Nam đều là một món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc, với 3 phương cách chế biến đặc trưng:

Tiềm không cách thủy:

Vật liệu trụng trong nước sôi, để loại bỏ máu và mùi tanh, sau đó đưa vào nồi sành, thêm chất điều vị như hành, gừng, rượu và nước (cứ 0,5 kg vật liệu thêm 0,75 - 1 lít nước), đậy nắp nồi đun trực tiếp trên bếp, trước tiên đun sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, rồi chuyển sang lửa riu riu tiềm đến khi thịt nhừ, thường khoảng 2-3 giờ.

Tiềm cách thủy:

Vật liệu trụng trong nước sôi, sau khi loại bỏ máu và mùi tanh thì chứa ngay trong thố sành, thêm chất điều vị như hành, gừng, rượu và nước canh (nước dùng), dán kín nắp thố, đưa vào nồi, đậy nắp kín, dùng lửa mạnh đun sôi, làm cho nước trong nồi không ngừng sôi liên tục, khoảng 3 giờ thì hoàn tất.

Tiềm bằng lò hấp:

Vật liệu chứa trong thố sành, cho vào lò hấp tiềm.

Vật liệu không cần xào sơ, thêm nước dùng và chất điều vị để tiềm; nhưng cũng có thể xào sơ rồi mới tiềm.

Đặc điểm: Mùi thơm ngan ngát, nước canh trong veo, thịt mềm, dễ tiêu hóa.

PV: Món ăn này thường phát huy tác dụng bổ dưỡng khi phối với một số dược liệu Đông y, vậy xin ông giới thiệu một số "bài" thông dụng?

DS Bàng Cẩm: Một số bài thuốc thông dụng dễ làm từ gà ác gồm:

 

Gà ác tiềm Huỳnh kì:

Vật liệu: Gà ác một con, huỳnh kì 30g, muối tinh luyện 2g.

Cách làm: Gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cùng huỳnh kì cho vào nồi sành, đổ nước ngập qua mặt vật liệu, tiềm không cách thủy, trước tiên bằng lửa mạnh cho sôi, sau chuyển lửa nhỏ tiềm đến khi thịt nhừ, nêm muối gia vị thì hoàn tất.

Công hiệu: Thích hợp dùng cho chứng khí huyết lưỡng hư, phụ nữ đau bụng kinh… (Huỳnh kì - Radix Astragali: Rễ củ huỳnh kì có betain, cholin, a-xít a-min, calycosin, astragalosid I-V. Ngoài ra còn có sác-ca-rô, gờ-lu-cô, tinh bột, chầy, gôm).

Gà ác tiềm nhân sâm:

 

Vật liệu: Gà ác một con, nhân sâm 12g, muối tinh luyện, rượu trắng, bột nêm, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: Gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, cho gà cùng nhân sâm vào nồi, đổ nước ngập, tiềm không cách thủy, trước tiên bằng lửa mạnh cho sôi, vớt váng, sau chuyển lửa nhỏ tiềm đến khi thịt nhừ thì hoàn tất. Nêm thêm rượu trắng, muối tinh luyện, bột nêm, bột tiêu.

Công hiệu: Tư âm, bổ hư. (Nhân sâm - Radix Panax Ginseng: Chứa saponin là các ginsenosid. Ngoài ra, còn có tinh dầu, vitamin B1, B2, phytosterol, đường, tinh bột).

 

Gà ác tiềm lộc nhung:

Vật liệu: Gà ác một con, Lộc nhung 10g.

Cách làm: Gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cùng Lộc nhung cho vào thố, đổ nước ngập qua mặt vật liệu, tiềm cách thủy bằng lửa nhỏ tiềm đến chín nhừ thì hoàn tất. Nêm nếm vừa dùng.

Công hiệu: Ôn cung bổ thận, ích tinh dưỡng huyết. Thích hợp dùng cho người hiếm muộn tử cung lạnh, thận hư tinh suy, các chứng lâu năm không đậu thai, kinh nguyệt không đều, kinh ít sắc nhạt, bụng dưới lạnh đau, lưng gối mỏi đau… (Lộc nhung - Cornu Cervi Parvum: Chứa khoảng 25% chất keo kê-ra-tin, 30-35% muối can-xi, các nguyên tố vi lượng, có chứa các a-xít a-min, nội tiết tố, các men, vi-ta-min, chất khoáng).


Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân -
tác dụng chữa bệnh của chè xanh


(st)