Tác dụng chữa bệnh của hạt lạc

Theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa.


Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón…, bạn có thể dùng lạc để chữa. Người tạng nóng, già yếu, kém tiêu hóa không nên ăn nhiều. Dưới đây là một số bài thuốc từ lạc:





Hạt lạc chữa đau buốt lưng, mất tiếng...

Cao huyết áp:Lấy nhân lạc trộn giấm để ăn.

Viêm thận mạn tính:Dùng nhân lạc, đậu tằm rang với đường đỏ để ăn, hoặc nhân lạc sắc với hồng táo để uống.

Thiếu máu, giảm hồng cầu, suy nhược cơ thể:Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), đại táo, quế viên, nấu chín ăn.

Phù chân:Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), trần bì, tỏi nấu chín thành canh ăn rất tốt.

Thận hư, tiểu tiện ít, nước tiểu có màu đỏ, mệt mỏi ở người già: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ) luộc chín ăn hoặc sắc vỏ lạc với hồng táo uống thay trà.

Chân tay mềm yếu, vô lực:Lấy nhân lạc hầm với chân gà làm canh ăn.

Suy dinh dưỡng gây phù nề:Lấy nhân lạc hầm với cá trắm và rượu để ăn.

Cúi người khó khăn, đau buốt lưng:Lấy nhân lạc hầm với đuôi lợn hoặc đuôi bò để dùng.

Mất tiếng:Sắc nhân lạc với mật ong để uống.

Thiếu sữa, sản phụ táo bón:Lấy nhân lạc hầm với chân giò lợn ăn.

Lưu ý:

Mỗi ngày mỗi người chỉ nên dùng 80 – 100 gr lạc nhân là đủ; Những người cơ thể nóng không nên lạm dụng. Những người già yếu, tiêu hóa kém nên ăn ít. Những người có bệnh về mật không nên ăn. Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc.

Lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏ


Acid béo không bão hòa trong hạt lạc (đậu phộng) giúp giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Khi ăn lạc không nên bỏ vỏ lụa. Tuyệt đối không ăn hạt lạc đã bị mốc, có thể gây ung thư. Trong y học, lạc có thể dùng để điều trị các bệnh như:

Cao huyết áp


Ngâm lạc trong giấm trắng trên 1 tuần (lạc và giấm có lượng tùy thích, thời gian ngâm càng lâu càng tốt), mỗi tối trước khi đi ngủ nhai nuốt 2-4 hạt, dùng liên tục 7 ngày là 1 liệu trình, thường ứng dụng 2-3 liệu trình, huyết áp sẽ giảm đến phạm vi bình thường.

Cần lưu ý không được lột bỏ vỏ trong của hạt, nếu không sẽ giảm hiệu quả, giấm ăn cũng dễ bốc hơi, dụng cụ để đựng phải kín. Sau 2-3 liệu trình, nếu huyết áp giảm đến mức bình thường, tự cảm thấy các triệu chứng đã biến mất, để củng cố hiệu nghiệm, phòng ngừa tái phát, có thể hàng tuần dùng 1 lần, mỗi lần 2 hạt.


Phương pháp điều trị này còn có hiệu quả thấy rõ với người bệnh xơ cứng động mạch, giúp giảm cholesterol và triglyceride, để duy trì hiệu quả, cần nhai nuốt lâu dài.

Mất ngủ

Rễ cây lạc tươi 30g, rửa sạch, bỏ trong ấm nước, dùng 150ml nước sôi để hãm, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ uống sạch, thường dùng 5-7 ngày  sẽ thấy hiệu quả, sau khi đạt yêu cầu, liên tục dùng thêm 10 ngày càng hiệu quả.


Phù thũng

Lạc 200g, táo đen 150g, thêm nước nấu 40 phút tính từ lúc sôi, rồi thêm 150g đường đen, sau khi tan, dùng 3 lần trong ngày. Thường dùng liên tục 10 đến 15 ngày mới dần dần có hiệu quả, lại tiếp tục dùng trong một khoảng thời gian để củng cố hiệu nghiệm.

Công dụng chữa bệnh của Lạc (đậu phụng)


Lạc - Thức ăn, vị thuốc quý trong mùa đông

Không phải ngẫu nhiên mà lạc được người Trung Quốc đặt cho những cái tên thật đẹp như hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu... Các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...

Thành phần dược lý

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da. Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta - stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Một số bài thuốc chữa bệnh

Ho đờm nhiều: Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ cho vào trong 30g mật ong, ngày ăn 2 lần.
Ho lâu ngày không khỏi: Nhân lạc, táo tàu, mật ong, mỗi thứ 30g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.
Ho lâu ngày, khí đoản, đờm ít: Nhân lạc 15g, hạnh nhân ngọt 15g, giã nát, mỗi lần làm 10g, thêm mật ong lượng vừa phải, hòa với nước sôi ăn.
Viêm khí quản mạn tính: Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 30g lạc.
Tiếng nói khàn: Nhân lạc (để cả màng mỏng ngoài nhân) 60-100g, nấu ăn. Ngày ăn một lần, hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng càng tốt.
Tăng huyết áp:
- Nhân lạc để cả màng mỏng ngoài nhân, ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ăn sau khi ngâm 1 tuần, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.
- Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 125g, nấu lấy nước uống hoặc nấu vỏ lạc nghiền vụn, lấy nước uống mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần.
- Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
Bạch cầu giảm:
- Màng mỏng bọc nhân lạc 10g, táo tàu 10 quả, nấu ăn.
- Nhân lạc, ý dĩ nhân (hạt bo bo), đậu đỏ loại nhỏ hạt, táo tàu, mỗi thứ 30g, nấu ăn, ngày 1 thang.
Thiếu máu
- Nhân lạc 100g, táo tàu, đường đỏ, mỗi thứ 50g; nấu nhừ lên ăn, ngày 1 thang.
- Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30g; đường đỏ, đường trắng, đường phèn, mỗi thứ 10g; nấu nhừ ăn, mỗi ngày 1 thang.
- Nhân lạc, hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen), mỗi thứ 30g; cẩu khởi 15g, táo tàu 9 quả, đường đỏ lượng vừa phải, cho 300ml nước vào nấu cách thủy cho nhừ, ngày ăn 1-2 lần.
Loét dạ dày và hành tá tràng:
Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:
- Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.
- Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.
Di tinh: Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc 6g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.
Đau khớp: Rễ cây lạc 60g, nấu với ít thịt lợn nạc thật nhừ để ăn.
Viêm mũi: Lạc nhân 30g, nấu chín, cho thêm ít đường phèn ăn hết trong ngày, ăn liền trong 2 tuần như vậy là một liệu trình.


Chú ý:


- Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.
- Nếu ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu, dễ cáu giận).
- Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mố

Nghiên cứu mới của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, phụ nữ thường xuyên ăn bơ lạc hoặc quả hạnh (nuts) ít bị tiểu đường type 2 hơn những người không ăn loại thực phẩm này. Hơn nữa, càng ăn nhiều thì nguy cơ bị bệnh càng thấp.

Kết luận này được các nhà khoa học rút ra sau khi tiến hành nghiên cứu ở gần 84.000 y tá tuổi 34-59 trong vòng 16 năm. Họ nhận thấy, phụ nữ ăn một thìa bơ lạc hoặc một nắm quả hạnh ít nhất 5 lần mỗi tuần giảm được 21% nguy cơ tiểu đường type 2, so với những người ít hoặc không bao giờ dùng đồ ăn này. Nguy cơ bị bệnh giảm 27% ở những phụ nữ dùng 140 g quả hạnh mỗi tuần so với những người ăn rất ít hoặc không bao giờ ăn món này. Theo nhóm nghiên cứu, kết luận trên cũng có thể đúng với nam giới.

Trước đây, lạc vẫn bị coi là thực phẩm không tốt vì chứa nhiều chất béo. Và theo suy luận thông thường, thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, theo các tác giả, chất béo trong lạc và quả hạnh chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa. Nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần này giúp cải thiện độ ổn định của insulin và đường máu. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ số ra hôm nay.


Tác dụng phòng chữa bệnh của hạt lạc (đậu phụng)


Củ lạc miền Nam gọi đậu phộng, đậu phụng. Nhưng gọi đúng là quả lạc ở Trung Quốc gọi là quả trường sinh (sống đời). Dinh dưỡng học gọi là thịt thực vật.
Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí còn để lãng phí rất nhiều những hạt lạc tưởng là quá bình thường này.Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mãn tính, cước khí.
Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần. Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh
* Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.
* Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.
* Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.
* Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.
* Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.
* Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): - Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.- Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, một móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.
* Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.* Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.
* Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.
* Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.* Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu chođến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.
* Chữa đau họng mãn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).
* Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.
* Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ. Ăn dần 2-3 lần trong ngày, có thể để hoặc bỏ lá dâu.* Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.
* Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.
* Kiêng kỵ:
- Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).
- K
iêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua.


Gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã nhấn mạnh lạc (đậu phộng) và các sản phẩm từ lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.

Trước đây, nhiều người nghĩ rằng hàm lượng chất béo trong lạc được coi là quá cao vì thế những người muốn giảm cân, đặc biệt là béo phì cần loại trừ thực phẩm này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng gần đây đã nhấn mạnh lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giúp kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì hiệu quả.

Lạc có thể giảm cân

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy axit folic trong lạc, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.

Chuyên gia dinh dưỡng của Hoa Kỳ cho biết: Đại học Harvard, Trường Đại học Y tế công cộng và Bệnh viện phụ sản Boston đã tổ chức thử nghiệm trên 101 người béo phì bao gồm cả đàn ông và phụ nữ trung niên chia thành hai nhóm, một nhóm được ăn chế độ ít chất béo (rau, thịt) và nhóm còn lại ăn các loại hạt (dầu đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt hỗn hợp, rau). Sau sáu tháng, hai nhóm đã giảm 11kg so với trọng lượng trung bình. Nhưng 1 năm sau đó, nhóm đầu tiên tăng trọng trở lại còn nhóm thứ hai (ăn lạc) không tăng trở lại nữa. Điều đó cho thấy lạc có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Chống lão hóa mạnh

Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Người Mỹ coi lạc như một thực phẩm “Thánh chống lão hóa” trong danh sách 100 thực phẩm chống lão hóa phổ biến và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, lạc còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Một giáo sư tại Đại học Oxford Brookes, tiến hành một nghiên cứu trên 356 đối tượng trong 203 bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, bao gồm cả lạc, sản phẩm của đường, lúa mì, khoai tây chiên, mì, đậu lăng. Sau 10 tuần, glycated hemoglobin của họ giảm xuống còn 0,4%, fructosamine giảm đến 0,2 mmol / lít. Các glycated hemoglobin và giảm fructosamine, có ý nghĩa quan trọng trong phục hồi của bệnh tiểu đường.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Lạc rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Hiện nay, những người thiếu dinh dưỡng trên thế giới thường nằm trong 4 nhóm, một là mất cân bằng protein; thứ hai là vitamin thiếu hụt; thứ ba là thiếu sắt, và thứ tư là thiếu i-ốt.

Và điều đáng ngạc nhiên là bốn thiếu hụt dinh dưỡng này đều có thể bù đắp bằng cách ăn lạc. Lạc rất giàu protein và chất béo chất lượng, bao gồm cả axit folic, vitamin E, vitamin b1, vitamin b6, vitamin b2, magiê, đồng, phốt pho, kali, kẽm, sắt, canxi và một loạt các vi chất dinh dưỡng. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em, dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò rất quan trọng.

Bảo vệ tim không bị tổn thương

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc, bơ lạc và các sản phẩm từ lạc khác giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. Chúng ta đều biết rằng uống rượu vang đỏ rất tốt cho tim. Trên thực tế, lạc và rượu vang đỏ có chứa các chất chống oxy hóa resveratrol (một chất chống oxy hóa mạnh mẽ) tương tự, rất quan trọng cho sức khỏe của mạch máu. Trong khi đó, lạc cũng chứa một lượng nhỏ chất chống oxy hóa khác isoflavone, đóng một vai trò hỗ trợ để kiểm soát nồng độ cholesterol.

Vì vậy, ăn lạc có thể giảm cholesterol máu toàn phần và cholesterol xấu, trong khi đó không gây ra thiệt hại cho các cholesterol tốt. Những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành.

Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón..., bạn có thể dùng lạc để chữa. Người tạng nóng, già yếu, kém tiêu hóa không nên ăn nhiều.

Theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa. Dưới đây là một số bài thuốc từ lạc:

Viêm thận mạn tính: Dùng nhân lạc, đậu tằm rang với đường đỏ để ăn, hoặc nhân lạc sắc với hồng táo để uống.

Thiếu máu, giảm hồng cầu, suy nhược cơ thể: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), đại táo, quế viên, nấu chín ăn.

Cao huyết áp: Lấy nhân lạc trộn giấm để ăn.
 



Phù chân: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), trần bì, tỏi nấu chín thành canh ăn rất tốt.

Thận hư, tiểu tiện ít, nước tiểu có màu đỏ, mệt mỏi ở người già: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ) luộc chín ăn hoặc sắc vỏ lạc với hồng táo uống thay trà.

Chân tay mềm yếu, vô lực: Lấy nhân lạc hầm với chân gà làm canh ăn.

Suy dinh dưỡng gây phù nề:
Lấy nhân lạc hầm với cá trắm và rượu để ăn.

Cúi người khó khăn, đau buốt lưng:
Lấy nhân lạc hầm với đuôi lợn hoặc đuôi bò để dùng.

Mất tiếng:
Sắc nhân lạc với mật ong để uống.

Thiếu sữa, sản phụ táo bón: Lấy nhân lạc hầm với chân giò lợn ăn.

Lưu ý: Mỗi ngày mỗi người chỉ nên dùng 80 - 100 gr lạc nhân là đủ; Những người cơ thể nóng không nên lạm dụng. Những người già yếu, tiêu hóa kém nên ăn ít. Những người có bệnh về mật không nên ăn. Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc.

Lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng.


Lạc là thực phẩm thông dụng hàng ngày đối với đời sống nông thôn và cả thành thị. Từ lạc có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và đa dạng. Tuy nhiên từ lạc còn chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, có tác dụng chữa bệnh mà nhều người còn chưa biết.

Theo Đông y lạc vị ngọt không độc có kiện tỳ vị, nhuận phế hóa đờm, bổ dưỡng điều khí, trị ho, vỏ đỏ của lạc có thể kháng trị huyết dung giải, thúc đẩy tủy xương tạo ra huyết, rút ngắn thời gian xuất huyết, từ đó có tác dụng giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Lạc chứa 40 – 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, ngoài ra còn chứa vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học.

Dưới đây là những món ăn có tác dụng chữa bệnh từ lạc:

* Lạc nấu chân giò lợn: Lạc nhân 150g, móng giò lợn 1 cái. Rượu mùi, muối tinh, bột hồ tiêu, gừng, canh thịt.

Lấy lạc nhân bỏ tạp chất rửa sạch. Móng giò lợn rửa sạch, sau khi bỏ lông, ngâm vào nước một lúc vớt ra. Cho móng giò lợn vào nồi, lạc, rượu mùi, muối bột hồ tiêu, gừng, hành, canh thịt, để lửa to đun sôi, sau đó để lửa nhỏ hầm đến khi thịt chín nhừ, bỏ hành gừng, ra là được.

Món canh này làm từ lạc nhân chứa protein, chất béo, axit amin, và nhiều loại vitamin, có tác dụng dưỡng huyết bổ tỳ, nhuận phế hóa đờm, cầm máu, nhuận tràng thông tiện, kết hợp với móng giò lợn bổ huyết, thường dùng với phụ nữ sau sinh ít sữa, hoặc thể suy thiếu máu. Ngoài ra, lớp áo ngoài của lạc có tác dụng cầm máu, có thể dùng với những bệnh xuất huyết, còn có thể dùng với bệnh tiểu cầu giảm gây ban xuất huyết.

* Lạc nhân táo đỏ: Táo đỏ 50g, lạc nhân 100g. Phụ liệu: Đường cát đỏ 50g. Lấy táo đỏ rửa sạch ngâm trong nước ấm. Lấy lạc nhân cho nước vào nấu, sau khi nguội lấy vỏ đỏ ra. Lấy vỏ táo đỏ và lạc cho vào nước lạc nấu. Lại cho 500ml nước để lửa nhỏ đun 30 phút với vỏ đỏ lạc nhân ra, cho đường cát đỏ vào quấy đều hòa tan, lấy nước uống.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, sinh máu cầm máu. Có thể phụ trợ thiếu sắt, thiếu máu, bệnh tiểu cầu giảm, cho người ung thư sau hóa trị, xạ trị.

* Lạc đậu đỏ hồng bì: Lạc nhân 90g, đậu đỏ 90g, hồng bì táo 90g, sắc kỹ 1 ngày uống vài lần.

* Chữa mất sữa, thiếu sữa: Lạc nhân 90g, chân lợn 1 cái (dùng chân trước), ninh kỹ ăn.

* Chữa viêm thận: Lạc nhân 125g, đỗ răng ngựa sống 250g, cho đường đỏ vừa đủ. Đỗ răng ngựa, lạc nhân cùng cho vào bình sứ, cho 3 bát nước to vào ngâm, đặt lên bếp đun lửa nhỏ (nước cho 1 lần đủ, lửa không được to), đợi vỏ đỗ răng ngựa trong bình tan ra, khi màu nước vẩn đục, có thể uống. Sau khi uống lượng tiểu tăng nhiều, cũng có thể dùng vỏ lạc nhân, táo đỏ, sắc uống thay trà, uống liên tục 7 ngày trị viêm thận phù thũng.


Lạc - thức ăn, vị thuốc


Lạc còn được gọi là đậu phộng là một loài cây thuộc họ đậu, thân thảo, cao từ 3-50 cm.




Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển.

Hạt lạc (nhân lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit, protein, chất dầu béo, can xi, phốt pho, sắt... Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, giúp phát triển trí tuệ của trẻ em,  làm giảm cholesterol trong máu, Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,...

Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:

Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, nấm hương 20g, 1 cái chân giò nhỏ, thái miếng lấy phần nhiều thịt nạc, ít mỡ, hầm nhừ, cách ngày ăn một lần. ăn  khoảng 7-10 lần

Chữa đau họng, khản tiếng: 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.

Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

Loét dạ dày và hành tá tràng:

- Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

Tăng huyết áp: Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 00g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.

Chú ý: Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.  Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc, vì lạc mốc thường do một loại nấm có tên là  aspergillus flavus có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.


Tác dụng chữa bệnh của la hán quả
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả
Công dụng chữa bệnh của quả đào tiên
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa
Tác dụng chữa bệnh của quả dâu tây
Tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp


(st)



Tôi xin nhờ tư vấn dầu lạc có những tác dụng gì? có đảm bảo được chế độ dinh dưỡng không?? đối với sức khỏe gia đình, bà mẹ và trẻ??
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Bạn có thể sử dụng hàng ngày như các loại dầu khác mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Loại dầu này được sử dụng phổ biến ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đó bạn!
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Toi xin hoi co ai thu mua co lạc o.neu ai biet chi cho toi voi
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận