Chữa bệnh sỏi thận bằng quả thơm rất tốt
Thuốc nam chữa bệnh ù tai dứt điểm
Loại hoa này không chỉ trang điểm cho các phòng khách sang trọng mà còn là vị thuốc quý chữa bệnh đường tiết niệu, chảy máu cam, động thai... Hoa kim trâm cũng là thứ "rau" cao cấp, rất giàu vitamin.
Nói đến mùa xuân là nói đến hoa đào. Mặc dù nguồn gốc ở xứ Ba tư xa xôi nhưng ngày nay hoa đào đã có mặt khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là ở miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về. Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.
Từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần. Theo nhiều sách thuốc cổ như Thiên kim phương, Ngoại đài, Thánh tễ tổng lục, Thánh huệ phương, Biệt lục, Bản thảo cương mục, Trửu hậu phương, Hồng nghĩa giác tư y thư…hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…Ngoài ra, hoa đào còn được dùng như một thứ mỹ dược phẩm để làm đẹp cho phụ nữ.
Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày. Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ. Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm. Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần. Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống. Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.
Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói. Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương. Hoặc dùng hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt. Hoặc dùng hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1000 ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc dùng hoa đào 10g, hoa sen 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn. Hoặc có thể dùng bài Tam hoa trừ trựu dịch gồm có hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Phương thứ nhất : hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo. Phương thứ hai : vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ ph��m có tên gọi là Diện mô cao.
Muốn tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc, có thể dùng món ăn được chế từ hoa đào : hoa đào 20 bông, tôm nõn 300g, củ cải 150g, hành tây 70g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ ; hoa đào tỉa lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.
Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa 8 loại glucoside như kaemferol, quercetin, kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside, quercetin kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside...Ngoài ra còn có Coumarin, Trifolin, Naringenin…Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản còn nhận thấy, phần phân tách từ dịch chiết methanol của hoa đào còn có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Gần đây, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần SAO Thái dương (92- Vĩnh Hưng- Hoàng Mai- Hà Nội) đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thi bao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao. Đây là một loại dược mỹ phẩm đã và đang chiếm được lòng tin của nhiều người bởi đặc trưng giàu tính tự nhiên và công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.
Hoa đào có ở khắp nơi trên đất nước ta. ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…đào mọc thành rừng. Thiết nghĩ, việc khuyến khích trồng đào, nghiên cứu sử dụng các bộ phận của cây đào nói chung và hoa đào nói riêng để làm thuốc và mỹ phẩm là rất cần thiết, vừa có lợi cho cảnh quan môi trường lại vừa có ích cho sắc đẹp và sức khỏe con người.
Hoa đào - Vị thuốc cho sức khoẻ và sắc đẹp
Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân và trở thành một phần không thể thiếu đối trong văn hóa của người dân miền Bắc mỗi khi dịp Tết đến Xuân về. Hơn thế, hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.
Hoa đào dùng để chữa bệnh
Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…
Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.
* Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.
* Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đ• rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.
* Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.
* Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.
* Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.
* Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.
Hoa đào dùng để làm đẹp
* Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.
* Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.
* Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.
* Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.
Phương thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.
Phương thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.
* Để trị trứng ca, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.
Mỹ phẩm từ hoa đào
Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa những chất có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Sao Thái dương đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thi bao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao.
Với đặc trưng giàu tính tự nhiên, các sản phẩm có công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.
Hoa đào có ở khắp nơi trên đất nước ta. ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…đào mọc thành rừng. Thiết nghĩ, việc khuyến khích trồng đào, nghiên cứu sử dụng các bộ phận của cây đào nói chung và hoa đào nói riêng để làm thuốc và mỹ phẩm là rất cần thiết, vừa có lợi cho cảnh quan môi trường lại vừa có ích cho sắc đẹp và sức khỏe con người.
Hoa đào hé nụ là dấu hiệu báo mùa xuân đã đến và ngày tết đang tới gần. Hoa đào từ lâu đã trở thành biểu tượng của ngày tết, của mùa xuân, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là vị thuốc hay, được y học cổ truyền vận dụng trong chữa bệnh.
Hoa đào có tính bình, vị đắng
Các nhà khoa học cũng đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa 8 loại glucoside như kaemferol, quercetin, kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside, quercetin kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside… Ngoài ra còn có Coumarin, Trifolin, Naringenin…Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản còn nhận thấy, phần phân tách từ dịch chiết methanol của hoa đào còn có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide.
Sau đây là những công dụng và bài thuốc từ hoa đào:
- Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ:
+ Phương thứ nhất : hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.
+ Phương thứ hai : vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 – 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.
- Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương. Hoặc dùng hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt. Hoặc dùng hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1000 ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc dùng hoa đào 10g, hoa sen 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn. Hoặc có thể dùng bài Tam hoa trừ trựu dịch gồm có hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml.
- Muốn tư âm bổ th���n, nhuận da và dưỡng nhan sắc, có thể dùng món ăn được chế từ hoa đào: hoa đào 20 bông, tôm nõn 300g, củ cải 150g, hành tây 70g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ ; hoa đào tỉa lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
- Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.
- Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 – 4g) vào lúc đói trong 10 – 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.
- Để hỗ trợ cải thiện chứng liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau hẹ, trầm hương (mỗi loại 30 gr), đào nhân 24 gr. Đem các vị trên ngâm trong 1 lít rượu, đậy kín, sau 1 tháng có thể đem ra dùng được. Trong quá trình ngâm nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20 ml, ngày uống 1-2 lần.
- Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim: dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 – 5g trong một ngày.
- Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu: dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.
- Để chữa chứng sốt rét: dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.
- Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng: có thể dùng hoa đào 10 – 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.
- Để chữa chứng đại tiện táo kết: dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.
- Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi: dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.
- Để chữa chữa đại tiểu tiện bí kết: hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn.
- Để tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da: hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau (dùng hoa khô), pha (với nước sôi) cho ra nước, dùng nước này để rửa mặt.
- Để làm hết các nếp nhăn trên mặt, có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt. Hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ dần dần hết.
- Để làm mờ các vết sắc tố trên da mặt: hoa đào 10 gr, hoa sen 15 gr, phơi khô, nghiền nhỏ, chia 3 lần bỏ vào cốc thủy tinh, pha nước sôi như pha trà, để một lát cho nước còn ấm, uống như uống nước trà, nhằm
Hoa đào phơi âm can (phơi bóng râm), giã nát, uống nóng với ít rượu có thể thông đại tiện, trừ được đàm ẩm và chức súc thủy (tồn đọng nước) ở thận, bàng quang, chuyên trị bệnh cước khí (ngứa do thời tiết lạnh).
Hoa đào
Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng.
Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc; nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở) tốt hơn khô.
Hoa khô thường chỉ dùng trong phạm vi một năm, nếu để lâu dễ mất tác dụng.
Theo "Bản thảo cương mục" của danh y Lý Thời Trân (Trung Quốc), hoa đào giúp thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, phù thũng.
Sau đây là một số bài thuốc từ cây đào:
- Hoa đào, hạt vông vang, hoạt thạch, hạt cau già liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột. Mỗi lần uống 5-6 g với nước sắc hành trắng vào lúc đói, có thể chữa hậu sản, đại tiện không thông.
- Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.
- Hoa đào thu hái về, chích lấy máu mào gà thượng tuần tháng 7 (7/7), trộn đều, bôi lên mặt, 2-3 ngày sau thuốc tróc đi thì nhan sắc tươi sáng như hoa ("Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh).
- Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da mặt (sách cổ Trung Quốc).
- Nụ đào gần nở phơi khô trong bóng râm 250 g, bạch chỉ 30 g, ngâm với 1 lít rượu trắng trong 1 tháng, mỗi buổi tối uống chừng 30 ml. Đồng thời cho một ít rượu hoa đào ra lòng bàn tay để chà xát lên mặt. Khoảng 1 tháng, những nốt lấm tấm sạm đen trên da mặt sẽ dần biến mất, da mặt trở nên tươi đẹp (theo "Thiên kim dực phương").
- Quả đào gọt vỏ, đem hấp cách thủy với đường phèn để ăn, có tác dụng chữa mệt mỏi, ho hen.
- Nhân hạt đào 30 g giã nhỏ, cho vào 1 lít nước và 100 g gạo nếp, nấu thành cháo ăn để chữa ho hen, khó thở.
- Nhân hạt đào 7 cái rang vàng, nhai nuốt sẽ chữa được chứng hay ngủ mê, bóng đè...
- Lá đào nấu nước tắm chữa được ghẻ lở, ngứa hậu môn, âm đạo.
- Rễ đào sắc uống chữa hoàng đản, máu cam, bế kinh, trĩ.
Tham khảo thêm công dụng của quả đào
Đào là thứ trái cây rất quen thuộc và cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu đời.Đào còn có tên khác là đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, mạy phăng (Tày), co tào (Thái), phiếu kiào (Dao)... Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và quả đào.
Về thành phần hóa học: Thịt quả đào chứa chất màu (carotenoid, lycopen, cryptoxanthin, zeaxanthin), đường, acid hữu cơ, vitamin và ít tinh dầu. Hạt đào chứa dầu béo; amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Theo Đông y, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, vào can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập.
Đào nhân vị đắng ngọt, tính bình, vào kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng cho các trường hợp bế kinh, trưng hà, xúc huyết, ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Đào hoa (hoa và nụ đào) tính bình; công năng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện. Dùng cho các trường hợp phù nề, đàm nhiều, táo bón, bí tiểu, bế kinh. Liều dùng 2 - 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô; 6 -12g đào nhân.
Một số cách dùng đào nhân làm thuốc
- Trị ứ huyết tắc kinh: Đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống.
- Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng: Đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với rượu để uống.
- Nhuận tràng, thông tiện, trị đại tiện khó khăn: Hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
- Thoát mủ, tiêu nhọt: Đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.
Một số món ăn - bài thuốc có đào
- Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dùng trợ tiêu hoá, kiện vị, nhuận tràng.
- Đào chín 1-3 quả. Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.
- Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh.
- Ngày ăn 1 - 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô để dưỡng da, làm đẹp da.
- Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối. Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
- Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn. Dùng cho các trường hợp suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Kiêng kỵ: Không nấu ăn với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Người có cơ địa nóng, tiểu đường, suy nhược cơ thể, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế dùng.
Tác dụng làm thuốc của cây đào
Cây đào dùng làm thuốc rất nổi tiếng, cả rễ, vỏ, cành, lá hoa, quả của nó đều có thể làm thuốc dược, có công dụng trừ phong hoạt huyết, giảm đau, lợi tiểu, sát trùng. Rễ, cành và vỏ của cây đào sắc uống có thể trừ đựoc bệnh nhiệt dạ dày, vàng da do viêm gan, đau nhói vùng tim, đau bụng. Nếu dùng nước sức đó để tắm, có thể tránh đựơc bệnh truyền nhiễm, nấm ngoài da, sát trùng vết thương. Lá đào tươi đun thành nước thuốc hoặc giã nát vắt lấy nước bôi lên vết thương chữa sưng, đau cực kỳ hiệu quả.
Tác dụng dược lý
Thông thường thì đào thường được dùng lúc tươi hoặc lúc khô, vì nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ chậm nên thích hợp dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngày hè nóng khát, táo bón, bao gồm cả chứng táo bón do cơ thể người cao tuổi hư nhược và ruột khô, những người đau bụng kinh hoặc tắc kinh có thể người cao tuổi hư nhược và ruột khô, những người đau bụng kinh hoặc bế tắc kinh đều có thể sử dụng. Các thiếu nữ trong giai đoạn đầu khi mới có kinh nguyệt, các kỳ kinh vẫn chưa đều đặn, nên ăn nhiều đồ lạnh càng nên sử dụng.
Lấy lá đào non, lá mướp non mỗi thứ một nửa, cứ 50g cho 3g phèn chưa, giã nát bôi lên chỗ đau, chuyên dùng để trị mụn nhọt cho trẻ em.
Dùng 7 lá đào tươi, 7 hột hồ tiêu, nghiền nát, vo thành viên trướ khi lên cơn sốt 3 giờ, thì đắp viên này lên mạch môn ở động mạch trên tay người bệnh, có thể chữa bệnh này. Quả đào đơn tính nhỏ quắt, không hạt gọi là đào nô, còn gọi là đào khô, có tác dụng chữa thổ huyết, vã mồ hôi trừ bệnh lỵ. Dùng 40-60g đào khô lép màu xanh lục, thêm một bát rưỡi nước, đun to lửa đến khi còn nửa bát, có tác dụng chữa lỵ giảm sốt.
Dùng 9g đào khô lép và 30 cọng lúa nếp, thêm nước sắc đặc uống thay trà, uống liên tục mấy ngày có thể trị bệnh ra mồ hôi trộm. Những quả đào khô qua mùa đông mà vẫn chưa rụng, sang mùa đào năm sau sẽ trở thành đào thơm. Dân gian có phong tục, vào thời điểm làm trà mới thì hái đào thơm, bỏ mấy quả đào thơm vào chỗ trà mới để dành, có thể sát khuẩn, chống ẩm, tăng thêm mùi thơm, khiến cho màu của lá và vị trà giữ đựoc lâu không biến chất.
Một số bài thuốc- món ăn
Cháo hoa đào
Nguyên liệu và cách làm: Cánh hoa đào tươi 4g, gạo tẻ 100g, cả hai thứ trên nấu thành cháo loãng để ăn, cách ngày làm một lần.
Tác dụng: Nhuận tràng thông tiện, thích hợp trị táo bón
Rượu cành đào
Nguyên liệu và cách làm: một nhánh đào, rượu 500ml. Chặt nhỏ nhánh đào ra, cho 500ml rượu vào đun, đun cho đến khi chỉ còn 5ml, dùng ngay.
Tác dụng: hoạt huyết thông ứ, chủ yếu trị đau tim đột ngột.
Hoa đào, tôm nõn, trứng gà xào chân giò hun khói
Nguyên liệu và cách làm: hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10g, chân giò hun khói 10g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ. Ngắt bỏ nhị hoa đào, rút từng cánh hoa ra rửa sạch, vẩy ráo cắt thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch, cho rượu, gia vị vào, hấp chín, cắt nhỏ. Chân giò hun khói, gừng cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh tan, cho thêm nước, rượu, gia vị, bột tiêu trắng, đánh đều lên. Đặt chảo lên bếp, đun nóng rồi cho mỡ vào, cho gừng vào phi dậy mùi rồi vớt ra, đổ trứng gà đã cho gia vị vào, dùng muôi đảo, xào chín, xúc ra đĩa rồi rắc sợi hoa đào, tôm nõn, chân giò hun khói lên trên.
Tác dụng: dùng cho phụ nữ mang thai tiểu tiện không thông.
Trứng gà luộc cành đào
Nguyên liệu và cách làm: cành đào (cành mới dầm trong năm, còn cuống lá), 0,6- 0,9m, khoảng 250g, trứng gà 3 quả. Cành đào chặt từng khúc khoảng 3,5cm, cho vào nồi đất luộc chung với trứng gà trong khoảng 2-3 giờ, đến khi vỏ trứng chuyển sang màu nâu sẫm, lòng trắng trứng có màu vàng nhạt thì thôi, sáng, trưa, tối, mỗi buổi ăn 1 quả, dùng liên tục trong 1-2 tháng thì ngừng.
Tác dụng: chủ yếu dùng chữa trị bệnh u cổ tử cung, nhưng nhu cầu lưu ý cành đào phải là cành mới mọc trong năm, dunhg tay bẻ hoặc mảnh sành chặt đứt, không sử dụng đồ kim loại để luộc.
Các bài thuốc dân gian sử dụng đào tươi.
Bài 1: đào tươi 3 quả, gọt bỏ vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thuỷ đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Tác dụng trị ho
Bài 2: Đào tươi khi ăn gọt vỏ, bỏ hạt, mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1-2 quả. Tác dụng chữa cao huyết áp.
Chú ý: Quả đào tính ôn, nếu ăn nhiều dễ gây chướng bụng, nổi nhọt.
Đào nhân
Chữa ho, hen suyễn: 4,5 - 9g. Sắc uống trong ngày.
Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh: Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, nghệ vàng, mần tưới, mỗi vị 6 - 8g. Sắc nước uống.
Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng (Đào nhân hồng hoa thang): Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi thứ 3g. Thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g sắc uống.
Nhiều bộ phận của cây đào đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Chữa huyết bế sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái sắc uống.
Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh: Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g sắc uống, chia nhiều lần trong ngày.
Lá đào
Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ. Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân. Lá đào + lá dâu tằm giã nát, đắp tại chỗ vết thương, vết nứt. Lá đào + lá cà tím + lá cỏ roi ngựa, lượng bằng nhau, giã đắp chữa sưng tấy.
Chữa ho: Nước cất từ lá đào tươi.
Chữa đại tiện không thông: Lá đào tươi một nắm rửa sạch, giã nát, vắt nước uống.
Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc uống ngày một lần, dùng liên tục 5 ngày.
Chữa mề đay: Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào trong 500ml cồn từ 24 - 48 giờ, lọc bỏ bã. Dùng bôi ngoài da ngày 2 - 3 lần.
Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi, mỗi thứ 30g, vỏ rễ lựu tươi 50g, lá khuynh diệp tươi 25g, hạt tiêu 20 hạt. Đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến. Dùng nước xông rửa, ngâm bên ngoài. Không được uống.
Tuy nhiên, lá đào có axit cyanhydric, có thể gây ngộ độc. Thận trọng khi sử dụng. Dùng liều vừa đủ, kể cả khi uống lẫn khi bôi, đắp, ngâm, rửa... bên ngoài.
Nếu lấy 1 phần hoa đào cho vào lọ ngâm với 10 phần mật ong, mỗi ngày uống 1 thìa thì có thể làm bổ ngũ tạng và đẹp dung nhan. Người bí đại tiện, miệng khát, kinh nguyệt không thông, hằng ngày ăn 1-2 quả đào tươi chỉ ít lâu sau là khỏi.
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen
Tác dụng chữa bệnh của cây chè đắng
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh
(st)