Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua: tiêu độc
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua: trị ung thư
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng: tiêu diệt tế bào ung thư
Khổ qua rừng có tác dụng gì đặc biệt ? Trái khổ qua này còn gọi là mướp đắng rừng, mọc tự nhiên ở nhiều vùng đồi núi nước ta, hình thù nhỏ xíu, trái to nhất chỉ bằng chân cái. Công dụng của khổ qua rừng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, giúp thanh nhiệt cơ thể, tiêu độc, trừ đờm, trừ phiền, cắt cơn ho của bệnh phổi…
Khổ qua rừng có thể dùng cả lá, dây, rễ, quả rửa sạch, rồi phơi khô và sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Phần trái thường dùng để chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết, vậy còn lá rễ của khổ qua rừng có tác dụng gì ?
Theo dân gian, lá non khổ qua rừng từ lâu đã được lấy làm rau ăn, toàn thân rễ lá sắc thuốc trấn ban cho phụ nữ giai đoạn sinh nở. Nước sắc từ dây mướp đắng rừng có tác dụng tiêu độc, phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau sinh hoặc sẩy thai.
10 công dụng của khổ qua rừng có tác dụng đặc biệt
Trong thành phần của khổ qua rừng ngoài chất protein, acid folic thì còn có nhiều hàm lượng vitamin A, C, E , canxi, magie, alkaloid, kẽm nên có nhiều công dụng:
1. Chữa bệnh tiểu đường: Có tác dụng sinh học giống insulin, làm cơ thể tăng tiết insulin, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu rất nhanh và hiệu quả chỉ với liều rất nhỏ. Dùng mỗi ngày 3 lần, chỉ cần sử dụng 1,5 gram khổ qua rừng khô sau bữa ăn đã giúp hạ đường huyết, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp II.
2. Ổn định và giảm đường huyết: giảm cao huyết áp, giảm mỡ máu, mỡ gan, tan sỏi thận. Đặc biệt, giúp giảm xơ vữa động mạch vành, bảo vệ tắc nghẽn động mạch rất hiệu quả. Chống lại các gốc tự do (là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh, rối loạn lipid máu, viêm đường tiết niệu…).
3. Phòng chống ung thư: Với hàm lượng nhiều vitamin C và thành phần protein trong mướp đắng rừng, giúp tăng cao chức năng miễn dịch của cơ thể và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.
Theo y học hiện đại, công dụng của khổ qua rừng giúp diệt vi khuẩn và virus, tiêu diệt các các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.
4. Giảm cân: Nhờ sự tăng ôxy hóa glucose, sẽ ngăn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, làm giảm mỡ trong máu, cân bằng huyết áp – giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chỉ cần dùng mướp đắng rừng sau bữa ăn đã giúp giảm sự hấp thụ lượng đường vào máu, vì vậy bệnh nhân dư cân chỉ cần sử dụng đều sẽ từ từ giảm cân mà không bị mệt mỏi. Những người dùng khổ qua rừng trung bình mỗi tháng giảm 1-2 kg với chế độ ăn không đổi.
5. Điều trị bệnh Gout: Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric, hỗ trợ tốt cho người mắc bệnh Gout.
6. Chữa nám sạm da, mụn nhọt: Nhờ giàu vitamin A, D, E cùng với các khoáng chất phốtpho, kali – nên nó còn có công dụng đào thải độc tố gan và làm da dẻ mịn màng.
Còn những người hay bị mụt nhọt thì có thể dùng lá mướp đắng rừng khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên chỗ mụt nhọt.
7. Nấu nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Lá và dây khổ qua rừng rửa sạch, nấu lấy nước tắm cho trẻ. Ngày nấu 1 lần.
8. Chữa ho: trái khổ qua rừng rửa sạch bổ làm đôi, hoặc lấy 20-30g trái khô nấu lấy nước uống hàng ngày.
9. Chữa thấp khớp: bài thuốc gồm lá mướp đắng rừng 8g, rễ nhàu 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, cây vòi voi sao 8g, cỏ xước 8g, cối xay 8g, dây thần thông 5g, rễ ngũ trảo 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Dùng ngày 1 thang, sắc lấy nước uống.
10. Chữa say nắng, sốt: Nấu khổ qua bỏ ruột nấu cùng với lá để lấy nước uống, giúp hết say nắng.
Ngoài ra, công dụng của khổ qua rừng còn giúp nâng cao khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm sưng viêm nhẹ và dùng phần bã đắp lên vết thương sẽ có công hiệu. Dân gian thường dùng hạt mướp đắng rừng chữa trị khi bị côn trùng cắn – dùng khoảng 10g hạt nhai, nuốt phần nước, còn bã hạt thì đắp lên vết bị cắn.