Tác dụng chữa bệnh của lá sen

Chữa mất ngủ, trị sốt xuất huyết, ho ra máu... là công dụng của lá sen mà không phải ai cũng biết.


Các thành phần từ cây sen như: hạt, tim, ngó sen, củ... là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon như gỏi, nấu chè, nấu canh..., có tác dụng an thần, trị mất ngủ...

Sen là một phương thuốc an thần, trị mất ngủ rất tốt. Ảnh: Ngoisao.

Lá sen cũng có các công dụng rất tốt mà ít người biết như chữa mất ngủ, trị sốt xuất huyết, ho ra máu... rất công hiệu.

Dưới đây là một số công dụng của lá sen:

- Chữa mất nước: Người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Chỉ cần lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.

- Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30 g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.

- Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.

- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.

- Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

- Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.

- Đắp nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

- Phòng chống béo phì: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.

Ngoài ra, lá sen đem hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.


Thực hư tác dụng lá sen giảm mỡ máu


Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau bài thuốc giảm mỡ máu, giảm béo bằng lá sen phơi khô. Không ít người đã tin tưởng và làm theo nhưng hiệu quả đến đâu thì không phải ai cũng dám chắc.

Ba tháng là giảm bệnh?





Không chỉ truyền miệng, bài thuốc trị mỡ máu cao bằng lá sen còn được lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt. Cùng với nó là các tin quảng cáo bán lá sen khô trên nhiều trang rao vặt. Một người bán hàng trên websitemuaban giới thiệu: “Lá sen có thể chữa được bệnh mỡ máu cao, giúp tiêu mỡ, giảm cân, chữa mất ngủ, háo khát, ho ra máu, nôn ra máu, máu hôi không ra hết sau sinh… mà không hề có tác dụng phụ. Cách dùng rất đơn giản, cho lá khô (khoảng 1 nhúm tay) vào ấm đun sôi lấy nước uống hằng ngày. Lá sen là loại thảo dược rất lành cho nên bạn có thể uống cả ngày và liên tục. Nên uống nhiều về buổi chiều và tối vì khi đó là lúc cơ thể sản sinh ra lượng mỡ lớn nhất”.

Trong vai người mua hàng, phóng viên đã liên hệ với anh Thái, người đăng thông tin rao bán trên mạng theo số điện thoại 0906 xxx 269. Anh này khẳng định chắc như đinh đóng cột: dùng trà lá sen, đặc biệt là trà lá sen khô để giảm mỡ máu, giảm béo hiệu quả là bí quyết giữ dáng của các cung tần mỹ nữ Trung Hoa cổ đại. Uống 4-6 tách trà lá sen khô mỗi ngày, có tác dụng lợi tiểu và giảm béo. Nên uống khi bụng không “quá tải” để đạt được hiệu quả cao nhất. Dùng lá sen để giữ dáng có thêm cái lợi nữa, bạn không cần phải quá ngặt nghèo trong vấn đề ăn kiêng. Bởi sau khi dùng một thời gian, tự khắc trà sẽ sản sinh chất đăng biệt thay đổi sở thích ăn uống một cách rất tự nhiên, thường là “miễn dịch” với những lại sản phẩm chứa nhiều chất béo. Từ đó có các dụng giảm cân, giữ dáng eo thon.

Không chỉ có những người bán hàng tự phát, một vài công ty dược cũng tung ra các sản phẩm chức năng làm từ lá sen và các loại thảo dược khác như mạch ba góc, hoa hòe,… được quảng cáo là có tác dụng giảm mỡ máu, giảm mỡ gan, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Như để chứng minh công dụng của lá sen, tin giới thiệu về sản phẩm chức năng giảm mỡ máu từ thảo dược (đăng trên một website về giảm mỡ máu) còn dẫn ra một trường hợp ở Yên Dũng, Bắc Giang khỏi bệnh chỉ nhờ uống nước hãm từ lá sen khô. Theo đó, bệnh nhân này bị mỡ máu cao, chỉ số cholesterol trong máu là 7,3 mmol/l, trong khi mức bình thường là 3,9 - 5,2 mmol/l. Sau ba tháng uống nước hãm từ lá sen khô đều đặn mỗi ngày, chỉ số cholesterol trong máu của bệnh nhân này giảm xuống còn 4,3 mmol/l (nằm trong ngưỡng bình thường).

Thực hư tác dụng





+ Có giảm mỡ máu nhưng hiệu quả thấp

Để tìm hiểu thực hư tác dụng chữa bệnh, giảm béo của lá sen khô, phóng viên đã tìm gặp ThS. BS. Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Hằng cho biết: Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên gọi là Hà diệp hay Liên diệp, vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, có tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Lá sen được sử dụng làm dược liệu phải là lá màu lục, còn nguyên lá, không bị sâu, không có vết thủng. Đông y sử dụng lá sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, chữa sốt, miệng khô khát.

Lá sen có tính thanh nhiệt, bình can. Thành phần alkaloid và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan. Cũng vì vậy mà lá sen được sử dụng để chữa chảy máu, đại tiện, tiểu tiện ra máu, chảy máu chân răng, chống xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết, an thần và cả giảm mỡ máu. Ngoài ra, nuciferine có trong lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim và cầm máu.

Nói về khả năng hạ mỡ máu của lá sen, bác sĩ Hằng cho biết: “Đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipid máu nhưng tác dụng của nó không cao, nếu không muốn nói là yếu. Vì vậy mà lá sen chỉ được dùng kết hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol (như sơn tra, bạch linh, ý dĩ, hạ khô thảo, ngũ gia bì…) nhằm mục đích điều hòa lipid máu”. Trước đây, BV. Hữu nghị Việt Xô đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao song kết quả chưa rõ ràng.

+ Đừng quá kỳ vọng

Nhận định về thông tin khỏi bệnh mỡ máu cao nhờ uống nước hãm từ lá sen khô của bệnh nhân ở Yên Dũng, Bắc Giang, bác sĩ Hằng cho biết: “Hiện chưa có nhiều bằng chứng chứng minh lá sen có thể giúp giảm mỡ máu hiệu quả nhanh như vậy. Đặc biệt là nếu chỉ dùng lá sen không thôi, mà không kết hợp với các vị thuốc khác. Vì vậy, bệnh nhân không nên quá kỳ vọng vào việc điều trị bằng lá sen khô cũng như các sản phẩm từ lá sen”.

Bác sĩ Hằng cũng lưu ý, người sử dụng không nên nhầm lẫn giữa giảm mỡ máu với giảm béo. Hiện tại chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo. Nó chỉ có khả năng điều hòa lipid máu theo xu hướng giảm lipid tự do và cholesterol máu, ít nhiều sẽ có lợi cho người béo nhưng chưa chắc đã giảm béo được.

Lá sen cũng có tác dụng phụ

Trong đông y, lá sen được xác định là tính mát, bình, không động nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Bệnh nhân ngộ độc vì dùng lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, da xanh xao, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp… Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.

Bác sĩ Hằng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với sản phẩm chức năng được bào chế từ lá sen, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh tùy tiện và luôn cảnh giác bởi nguy cơ dị ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trước khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng hoặc có ý định dùng nó để chữa bệnh.

Sen là nhóm cây trồng thủy sinh sống lâu năm, có tên khoa học nelumbo nucifera. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều tác dụng chữa bệnh mới của nhóm hạt này, để bổ sung vào những công hiệu đã biết trước đây.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia Viện Y học cổ truyền ở Portland, Oregon - Mỹ đã phát hiện thấy nhiều tác dụng kỳ lạ của liệu pháp chữa bệnh bằng hạt sen trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và liệu pháp chữa bệnh Ayureda của người Ấn Độ cũng như của các dân tộc trên thế giới. Cụ thể là:

* Công năng chống lão hóa: Tiến sĩ Dake Tian ở Viện Kushi Institute - Mỹ cho biết, hạt sen và củ sen có chứa một loại enzyme đặc biệt có tên L-isoaspartyl methyltran sfercese có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người bị tổn thương và cuối cùng làm cho làn da luôn trẻ trung. Chính vì lợi thế này, các hãng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm hiện đang tìm kiếm, chiết xuất enzyme nói trên để đưa vào các sản phẩm chống lão hóa của họ. Nghiên cứu trên được công bố trên trang y học trực tuyến Water Gardeners International.

Bên cạnh đó, hạt sen còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là tác dụng chống viêm các mô lợi, nhất là ở nhóm người cao niên.

* Công năng làm trẻ da mặt: Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ (Ayurvedic Medicine) hoa sen, hạt sen, lá sen được tận dụng tối đa để làm tăng sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, phốtpho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư dãn, hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.

Nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng. Với lợi ích trên, tại các spa ở Châu Á, người ta cũng sử dụng liệu pháp này.

* Y học hiện đại với việc sử dụng hạt sen làm thuốc chữa bệnh: Ngoài tác dụng kháng viêm, rất nhiều thành phần trong hạt sen có tác dụng làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm trên động vật đã chứng minh được điều này. Trong hạt sen còn có chứa nhiều hợp chất có công năng tác dụng giống như chất làm se (astringent), có tác dụng làm giảm rò rỉ dịch của các bộ phận nội tạng, như lá lách, thận và tim...

Vì vậy, những người đàn ông mắc bệnh thận, bệnh suy giảm tình dục, nếu thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Riêng nhân xanh có trong hạt sen tuy có mùi vị hơi đắng, nhưng lại có tác dụng “làm mát”, giải nhiệt cho cơ thể.


Lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn có thể phòng và chữa được rôm sẩy, ghẻ lở. Nước sắc lá sen để rửa chữa dị ứng do sơn. Dịch ép từ lá sen dùng chữa tiêu chảy...

Từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý sử dụng hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua sen (liên tu) dùng ướp chè, ngó sen (liên ngẫu) làm thực phẩm.

Còn lá sen thường chỉ được dùng để gói thức ăn, ít người nghĩ rằng lá sen lại có nhiều tác dụng quý để chữa bệnh.

Về hóa học, lá sen chứa 0,2 - 0,3% tanin, 0,77 - 0,84% alcaloid, trong đó có nuciferin (chủ yếu), nor - nuciferin, roemerin, pro - nuciferin, vitamin C, các acid citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco - delphinidin. Tỷ lệ hoạt chất có trong lá sen bánh tẻ cao hơn lá non và lá già.

Về dược lý, lá sen đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm sen.

Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Thuốc senin chứa alcaloid lá sen được áp dụng trên 36 bệnh nhân ngoại tâm thu thất cơ năng với tim không có tổn thương thực thể, đạt hiệu quả tốt với tỷ lệ 75%, thuốc không gây tác dụng phụ.

Thuốc leonuxin bào chế từ lá sen và ích mẫu cũng được điều trị cho các bệnh nhân ngoại tâm thu thất với kết quả tốt 64%, trung bình 21%, không kết quả 15%.

Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.

Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.

Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.

Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện (nước tiểu trẻ em) hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng viên nén gồm cao mềm lá sen 0,03g, bột mịn lá sen 0,09g, tá dược vừa đủ cho một viên. Ngày uống 3-6 viên trước khi đi ngủ 3 giờ. Hoặc sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4g, cồn 45o 20ml, sirô đơn vừa đủ cho 1.000ml. Người lớn uống 15ml, trẻ em tùy tuổi 5ml.

Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15,5g, cam thảo 15,5g, đỗ trọng 12,5g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa mỗi vị 30g; trắc bá, ngải cứu mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chữa mất ngủ: Dùng viên bao sen - vông gồm cao khô lá sen 0,05g tương đương với 1g lá sen khô, cao khô lá vông 0,06g, bằng 1g lá khô, l - tetrahydropalmatin (hoạt chất chiết từ củ bình vôi) 0,03g, tá dược vừa đủ cho 1 viên. Ngày uống 2-4 viên trước khi đi ngủ. Một đợt điều trị từ 10-15 ngày.

Khoa thần kinh - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã dùng viên bao sen - vông cho 100 bệnh nhân uống thấy tác dụng an thần tốt, gây ngủ nhanh, giấc ngủ kéo dài, êm dịu. Khi tỉnh giấc, không thấy mệt mỏi so với dùng meprobamat. Viên sen - vông đã được sản xuất rộng rãi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Chế phẩm Passerynum gồm lá sen, lạc tiên, vông nem, hạt tơ hồng, thảo quyết minh, lá dâu tằm, hạt keo giậu và sâm đại hành đã thể hiện tốt trên lâm sàng, làm người bệnh ngủ dễ dàng và ngon giấc, không gây trạng thái buồn ngủ và không làm thay đổi huyết áp.

Ngoài ra, lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp, đau mắt.

Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặc để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

Theo tài liệu nước ngoài, lá sen hãm uống được dùng phổ biến như một loại nước trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát. Các nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu thấy trong lá sen có hoạt chất làm dịu dục tính, chữa di tinh, mộng tinh.


Uống lá sen không "chữa" được mỡ máu cao

Hiện nay, rất nhiều người dân đang uống nước đun lá sen phơi khô với mong muốn giảm bệnh mỡ máu cao hoặc tiêu mỡ.

"Dùng lá khô cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hằng ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 nhúm tay, khoảng 20h. Lá sen là loại thảo dược rất lành cho nên bạn có thể uống cả ngày và liên tục. Bạn nên uống nhiều về buổi chiều và tối vì khi đó là lúc cơ thể sản sinh ra lượng mỡ lớn nhất. Lá sen không có tác dụng phụ". Đây là ví dụ về lời giới thiệu của một chủ hàng trên mạng.

Phân tích cụ thể, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: "Lá sen có tác dụng giảm mỡ máu là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì…; muốn giảm cân bằng lợi tiểu thì phối hợp với các thuốc lợi tiểu như bông mã đề, hạt mã đề, rễ cỏ tranh.

Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn - Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị Việt Xô - đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng. Đặc biệt cần chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, tay chân lạnh, đi tiểu…".

Lá sen có một số tác dụng khác như điều trị tiết tả do nhiệt kết hợp với khương hoạt, gừng nướng.

Phối hợp lá sim, lá ổi chữa mụn nhọt ở đầu, kim ngân hoa chữa mụn nhọt ở người.

Khi nôn ra máu và bị máu cam dùng lá sen cùng huyết dụ, địa du, trắc bá diệp sao cháy…

Khi có bệnh cấp, nên dùng 15 – 20gr/lần.

Tuy nhiên, TTND Nguyễn Xuân Hướng khuyên: Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng 15 – 20 ngày/ đợt nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 – 2 đợt nữa nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm. Nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen.



Chữa bệnh bằng lá sen và ngó sen


Cây sen là loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Nhiều bộ phận của cây sen đều được dùng chế biến món ăn và làm thuốc trong y học cổ truyền như hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua nhị sen (liên tu) để ướp trà; nhưng ít người biết đến công dụng chữa bệnh của lá sen và ngó sen.

Lá sen: gọi là hà diệp. Trong lá sen có nhiều alkaloid; ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết.

Mầm ngó sen: gọi là ngẫu tiết. Ngó sen vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.

Các bài thuốc có lá sen, ngó sen

Chữa say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, tiểu ít mà đỏ: lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.

Trị thổ tả do trúng thử: lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống.

Trị thổ huyết do táo nhiệt: lá sen tươi  80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40g. Hãm trong nước hoặc sắc lấy nước uống.

Chữa bệnh béo phì: lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 - 500ml nước trong 10 - 20 phút; mỗi sáng uống một ấm.

Trị tiểu dắt ra máu: ngó sen tươi 40g, huyết dư thán 10g; sắc uống.

Trị chứng lao phổi ho ra máu hoặc khi nôn ra máu: ngó sen 20g, cỏ nhọ nồi 20g, bạch cập 16g, trắc bách diệp tươi  16g; phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, nghiền thành bột mịn, thêm nước làm hoàn, mỗi hoàn 10g; ngày uống 3 viên với nước sôi để nguội.

Một số món ăn - bài thuốc có ngó  sen

Ngó sen hầm: ngó sen 150 - 200g. Hầm nhừ ăn. Tác dụng bổ ngũ tạng, thực nhiệt hạ tiêu.

Nước ép ngó sen hoà mật: ngó sen tươi 100g, mật mía tươi (hoặc nước mía) 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

Nước ép ngó sen gừng tươi (khương ngẫu ẩm): ngó sen tươi 30 - 50g, gừng tươi 5 - 8g, ép vắt lấy nước trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp nôn thổ dai dẳng khát nước.

Nước ép ngó sen, sinh địa, củ cải: ngó sen 30g, sinh địa 30g, củ cải 30g. Xay, ép, lọc lấy nước. Mỗi lần 1 chén (khoảng 100ml) uống với mật hoặc nước đường nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, tiểu buốt.

Ngó sen hầm đại  táo: ngó sen 150g, đại táo 250g. Ngó sen rửa sạch, cắt đoạn, đại táo thái thành 2 - 4 lát. Cho vào nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp ban xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng do giảm tiểu cầu, còn có tác dụng khai vị trợ tiêu hoá.       


Uống lá sen giảm béo: Dễ ngộ độc, tiêu chảy


Ngày càng có nhiều người uống nước lá sen để giảm béo, hạ mỡ máu... nhưng thực tế, theo các chuyên gia, nếu không bị bệnh mà uống dễ bị ngộ độc và mắc thêm bệnh.



Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị Thu (32 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội) nghe nhiều người mách uống nước lá sen hằng ngày sẽ có tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu, giảm cholesterol... nên đi mua cả bao tải về phơi khô để cả nhà cùng uống.

Tuy nhiên, theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, lá sen có tên gọi là hà diệp, liên diệp, vị đắng tính bình vào 3 kinh: can, tỳ và vị, có tác dụng thăng thanh, tán ứ, thanh thử hành thủy - làm mát, lợi tiểu, làm dương khí tốt lên, chống ứ kết.

Dùng để chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong (mụn nhọt trên đầu), nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu... Khi bị bệnh cấp thì dùng lá sen 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc. Lá sen là một vị thuốc, dùng đơn lẻ ít có tác dụng mà thường được phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh.

Tác dụng giảm mỡ máu ở lá sen là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì...

Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn, Trưởng khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng.

Đặc biệt cần chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn chứng bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, tay chân lạnh, đi tiểu... Vì vậy, nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen. Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng  15 - 20 ngày/đợt nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 - 2 đợt nữa nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam phân tích, trong lá sen có chứa alkaloid, flavonoid.

Về tác dụng dược lý lá sen đã được nghiên cứu nhiều và có các tác dụng chính sau: Nuciferin của lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần; chống rối loạn nhịp tim; tác dụng cầm máu; flavonoid lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipit màng tế bào gan chuột và do vậy lá sen được sử dụng để chữa chảy máu: Đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết; an thần.

Tuy nhiên, riêng về hạ mỡ máu, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipit máu nhưng tác dụng yếu, vì lý do này mà một số thầy thuốc đã phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol với mục đích điều hòa lipit máu.

Vì vậy, chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo mà nó chỉ điều hòa lipit máu theo xu hướng làm giảm lipit tự do và cholesterol máu, dùng có lợi cho người béo chứ không thể nói là uống để giảm cân được.

Đặc biệt, trong các bộ phận của sen, trừ hạt sen (đã bỏ tâm sen), ngó sen và tâm sen; các bộ phận khác đều có chứa alcaloid có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch  nên đều phải dùng đúng liều quy định 15 - 20g/người lớn. Dùng quá liều sẽ gây độc.

Thực tế nếu dùng tâm sen, lá sen quá liều lại làm mất ngủ do làm rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người dùng cần có tư vấn của thầy thuốc



Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây -
Tác dụng chữa bệnh của củ gừng
Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng chữa bệnh của tam thất
Tác dụng của cây diệp hạ châu
Công dụng chữa bệnh của cây măng tây


(st)


Tôi đang cho con bú, cháu được 6 tháng. Tôi muốn hỏi là tôi uống trà lá xen thì có ảnh hưởng gì tới sữa mẹ và cháu không a?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Nhiều chị em đã dùng phương pháp này để giảm cân sau sinh. Tuy nhiên bạn chú ý không phải ai cũng uống được nước lá sen. Người thể hàn mà uống dễ bị tiêu chảy, chân tay lạnh do loại nước này. Đặc biệt, các bộ phận của cây sen đều chứa alcaloid - một loại có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch. Khi dùng không đúng liều lượng dễ bị buồn ngủ triền miên. Có nhiều cách dùng nước lá sen giảm béo. Bạn có thể dùng lá sen thái nhỏ, nấu sôi và uống thay nước hàng ngày. Khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng 10g lá sen khô hoặc 20 - 30g lá sen tươi. Mỗi đợt dùng chừng 10 ngày. Một năm chỉ nên dùng vài đợt. Chúc bạn sớm lấy được vóc dáng nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
cho mình hỏi: mình nằm mà ngủ ko đc thức tới 3 hoặc 4 jio mới ngủ,mình cũng uốn lá sen phơi khô đc 4 ngày sau ko thấy có hiệu quả vậy uốn bao lâu mới có hiệu quả cho hỏi ??
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Gửi hỏi đáp - bình luận