Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)

Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên những triền núi đá vôi, nhìn bên ngoài thân và lá màu tím, trên mỗi chiếc lá có từ 3 đến 5 sọc dọc. Theo các tài liệu y học của thế giới, lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh.


Sau đây là vài nét về Lan Kim Tuyến

Lan bò trên mặt đất cao 10-20 cm, phần non hơi có lông thưa. Lá hình trái xoan hay hình trứng, tròn ở gốc, phiến lá dài 3-4 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới màu nâu nhạt, cuống lá dài 1-2cm, ở gốc rộng ra thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dài 5-7 cm, mang 5-10 hoa màu hồng khá to (dài cỡ 2,5 cm). Cánh môi dài 15 mm, mang 6-8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ đôi thành 2 thùy hình thuôn tròn đầu. Bầu dài 13 mm, có lông thưa.

Sinh học: Mùa hoa tháng 10-12. Tái sinh chủ yếu bằng chồi của thân rễ.
Nơi sống và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 300-1000 m. Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp.
Nơi mọc: Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng).

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Lào, Inđônêxia.
Giá trị: Cây dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tình trạng: Đang nguy cấp. vì loài mọc rải rác mà số lượng ở từng nơi lại không nhiều, và còn bị khai thác quá mức (với hình thức khai thác chặt cả cây) để xuất qua biên giới sang Trung Quốc (dưới tên Kim tuyến)


Nhân nhanh được "thần dược" lan kim tuyến

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học thực nghiệm (Viện Ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) đã thành công bước đầu trong việc nhân nhanh loài lan kim tuyến - một loại thảo dược quý hiếm ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguyên liệu được dùng trong thí nghiệm là các cây lan kim tuyến khỏe mạnh có chiều cao khoảng 20cm, được lấy từ Sa Pa và Tam Đảo. Mẫu thu hái về được rửa sạch và khử trùng, cắt đoạn mẫu cấy dài 2 - 3cm.

Trong quá trình nuôi cấy, các nhà khoa học có sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng và bổ sung các chất phụ gia như đường, nước dừa, than hoạt tính tạo điều kiện cho cây phát triển rễ nhanh, khả năng nảy mầm tốt.

Sau thời gian nuôi cấy, khả năng bật mầm cao, trung bình 6 chồi/mẫu cấy, chồi khỏe và xanh, mập. Cây có tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất 80%.

Cây lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii) thuộc họ Orchidaceace là loài thảo dược quý hiếm của Việt Nam. Loại lan địa này cao khoảng 20-30 cm, thân tròn, có nhiều nách lá, lá hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh.

Chúng phân bố ở Lào Cai, Tam Đảo, Quảng Trị, Kom Tum, Gia Lai, mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 1.200 - 1.800m.

Hiện loài lan dược liệu này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì chúng thường mọc rải rác mà số lượng ở từng nơi lại không nhiều và đang bị khai thác cạn kiệt. Mặt khác, khả năng tái sinh của loài này trong tự nhiên rất thấp, đặc biệt là những nơi môi trường sinh thái bị tàn phá.

Loại thảo dược này được coi là “thần dược” vì có tác dụng chữa bệnh đa dạng như trị đau bụng, sốt cao, rắn cắn, bệnh tiểu đường, bệnh viêm thận, huyết áp cao, yếu sinh lý, phòng ngừa u bướu và chữa các bệnh tim mạch./.

Tin tức: Cây Lan Gấm (cây Kim Tuyến) chữa bệnh!

Cây Lan gấm còn gọi là Kim tuyến liên, mộc sơn thạch tùng, lá gấm.

Tên khoa học: Anoechilus roxburglihayata.

Thuộc họ: Lan (Orchidaceae).

Cây Lan gấm là loài địa lan thân bò rồi đứng, cao khoảng 20 cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên. Mùa Đông Xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông.

Cây Lan gấm có tại các vùng rừng già Lâm Đồng: Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh.

Ở Việt Nam cây Lan gấm chưa có tài liệu nghiên cứu và chưa dùng làm thuốc. Theo tài liệu của Đài Loan thì cây Lan gấm là một loại cây nổi tiếng vô cùng quý giá có bán tại các tiệm thuốc Bắc hoặc dùng trong nhân dân. Cây Lan gấm có tác dụng: tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt.

Cây Lan gấm dùng cả cây tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g khô. Dùng ngoài: cả cây tươi giã nát đắp chỗ vết thương sưng đau.

                                                                                                                      Các loài Lan gấm (cây Kim Tuyến)

GIÁ TRỊ Y HỌC CỦA CÂY LAN GẤM

Tài liệu Khảo cứu về cây thuốc Kim tuyến liên của Đài Loan có viết về giá trị y học như sau:

1. Ông Tả Mộc Thuấn - học giả người Nhật - nghiên cứu về Trung y tuyên bố năm 1924: Kim tuyến liên là một trong những cây thuốc quý trong dân gian; toàn thân cây thuốc được dùng để làm tăng cường sức khỏe, chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn cắn; còn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt.

2. Ông Sơn Điền Kim Trị tuyên bố năm 1932: Người dân tộc miền núi thường dùng Kim tuyến liên sắc uống để trị đau ruột, đau bụng, sốt cao, đắp bên ngoài để trị các chỗ sưng vết thương và chỗ bị rắn cắn.

3. Trong sách Thanh thảo gia đình tự liệu pháp của ông Trần Đào Thích có viết: Trẻ em hay khóc dùng Kim tuyến liên sắc uống sẽ khỏi.

4. Trong sách Khoa học quốc dược quyển I kỳ 2 (năm 1958) của ông Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào đăng tải trong tạp chí Đài Loan dân gian dược dụng thực vật có nói đến Kim tuyến liên là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan.

1. Trong báo cáo điều tra năm 1964, ông Cam Vĩ Tùng đã phát biểu: Kim tuyến liên là một vị thuốc hết sức quý giá trong các tiệm thuốc bắc Đài Loan, là cây thuốc mang tính mát và có vị ngọt, thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan, bệnh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn, suy thận.

2. Trung y sư Lâm Minh Quyền đề cập đến dược tính của Kim tuyến liên giống như cây Nhất điểm hoàng: hạ sốt, giải nhiệt, giải trừ u uất phiền muộn, trị ho khan, đau ngực, đau họng, sắc uống với nước đường.

3. Trong đơn thuốc trị đau lá lách của trung y Trịnh Mộc Vinh có nói dùng Kim tuyến liên, Chi tử, rễ Đạm trúc diệp mỗi loại 20 phân sắc uống sẽ khỏi.

4. Đơn thuốc của ông Khưu Tải Phúc dùng Kim tuyến liên 20 phân sắc uống bằng nước đường làm mát máu nhuận phổi, trị bệnh phổi.

5. Đơn thuốc của ông Diệp Hải Ba dùng Kim tuyến liên 20 phân sắc uống bằng nước đường làm mát máu trị bệnh cao huyết áp.

6. Đơn thuốc của 3 ông Vương Chánh Hùng, Hà Thiên Tống, Trần Bỉnh Diêu dùng Kim tuyến liên 20 phân hầm với thịt nạc trị thổ huyết, bệnh phổi.

Trung y sư Thái Cát Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hội nghiên cứu cây thuốc thực vật thành phố Gia Nghĩa tuyên bố: Kim tuyến liên tiêu đờm, giải độc, chỉ huyết, hạ huyết áp, trợ tim, lợi tiểu, trị bệnh đái đường, chữa viêm gan, trị mụn dùng cây tươi sắc uống.



Hấp lực của lan gấm

Cây kim cương, thật ra là cây lan gấm, còn gọi là kim tuyến, kim tuyến liên, mộc sơn thạch tùng, thạch tằm, lá gấm. Tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ: Lan (Orchidaceae).


Cây lan gấm là loài địa lan thân bò rồi đứng, cao khoảng 20cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là kim tuyến liên. Thường thấy cây ra hoa vào tháng 7 - 9, có khi còn kéo dài đến dịp Tết âm lịch, hoa màu trắng, nhụy hoa có lông. Cây lan gấm có tại các vùng rừng già Lâm Đồng (Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh), Kon Tum…

Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận; chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, an thần, nhuận phế (mát phổi) và tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông.

Bộ phận dùng là toàn cây. Được thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Trước đây, khi cây kim cương chưa có giá, người dân thường đi hái về để nấu canh ăn; cây có vị ngọt, tựa như rau mồng tơi.

Ở Việt Nam, cây lan gấm ít có tài liệu nghiên cứu và ít dùng làm thuốc cho nên không tiêu thụ với lượng lớn ở Việt Nam.

Thế tại sao lan gấm (kim cương) lại được bà con đổ xô đi tìm? Chủ yếu là bán cho các tư thương Trung Quốc, Đài Loan. Những nguồn tài liệu về y học của Đài loan cho thấy cây lan gấm lại là vị thuốc được coi là rất quý.

Theo dược điển của Đài Loan thì cây lan gấm có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt.

Cây lan gấm dùng cả cây tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài: cả cây tươi giã nát đắp chỗ vết thương sưng đau.

Sách Thanh thảo gia đình tự liệu pháp ghi: trẻ em hay khóc dùng kim tuyến liên sắc uống sẽ khỏi.

Sách Khoa học quốc dược cho rằng: “Kim tuyến liên là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan”.

Những công trình nghiên cứu của ngành dược học và các kinh nghiệm của các thầy thuốc Đài Loan cho thấy lan gấm có một số công dụng sau:

- Toàn thân cây thuốc được dùng để làm tăng cường sức khỏe, chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn cắn; còn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt (Tả Mộc Thuần).

- Lan gấm có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan, bệnh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn, suy thận (Cam Vĩ Tùng).

- Hạ sốt, giải nhiệt, giải trừ u uất phiền muộn, trị ho khan, đau ngực, đau họng, sắc uống với nước đường (Lâm Minh Quyền).

- Người dân tộc miền núi (Đài Loan) thường dùng kim tuyến liên sắc uống để trị đau ruột, đau bụng, sốt cao, đắp bên ngoài để trị các chỗ sưng vết thương và chỗ bị rắn cắn (Sơn Điền Kim Trị).

- Thanh huyết, nhuận phổi, trị bệnh phổi: sắc uống với nước đường (Khưu Tải Phúc).

- Kim tuyến liên 20 phân, sắc uống với nước đường, có tác dụng thanh huyết, trị bệnh cao huyết áp (Diệp Hải Ba).

Qua các dẫn chứng trên cho thấy đối với người Đài Loan, cây lan gấm được dùng trị bệnh khá rộng rãi, có mặt ở các tiệm thuốc Đông dược… Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ thuốc với lượng lớn là điều đương nhiên. Thế nhưng, lan gấm rất khó tìm, vì cây mọc trong rừng sâu, gốc đá, ở độ cao 700 - 1.000m. Ở Việt Nam, cây chỉ mọc vào mùa mưa, khi hoa nở rụng hạt xuống đất và mọc cây con. Cây thường mọc trên vùng đất ẩm thấp, dưới tán rừng già. Tại tỉnh Kon Tum, cây chỉ có mặt tại các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đak Glei… Vì vậy, gần đây người dân, thậm chí cả học sinh huyện Kon Plông đua nhau vào rừng tìm lan gấm để bán lại với giá cao cho các tư thương. Nếu cứ đà săn lùng như vậy thì chẳng bao lâu lan gấm sẽ bị tận diệt một cách oan uổng!

Theo các sách thuốc đã phổ biến thì lan gấm được dùng để chữa ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược chứ không phải để chữa tim mạch hay ung thư như người ta đồn đại.

Qua sự kiện săn lùng cây kim cương, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng nên nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của cây thuốc này, tránh mất đi một dược liệu quý hiếm có lợi ích cho sức khỏe người bệnh.  

Lan gấm có nhiều tên khác nhau như lá gấm, mộc sơn thạch tùng, kim tuyến liên, tên khoa học là Anoechilus Roxburglihayata thuộc họ lan (Orchidaceae).

Là loài địa lan, thân bò rồi đứng, thường thấy mọc hoang tại nhiều nơi thuộc các vùng núi như vùng rừng già tại Lâm Đồng, Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh... của nước ta.

Theo Đông y, lan gấm vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ âm nhuận phế, có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, làm mát phổi, mát máu, an thần. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm phế quản, viêm gan mạn tính, chữa các chứng bệnh như ho khạc ra máu, thần kinh suy nhược, gây mất ngủ, kém ăn, trị lao phổi, tiêu hóa kém, chán ăn, phổi kết hạch. Ngoài ra, còn chữa tăng huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt...

Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ cây tươi hay cây khô sắc uống. Liều lượng trung bình cho loại thuốc sắc trong 1 ngày là 20g tươi hoặc 5g khô. Sử dụng đắp ngoài toàn bộ cây tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi sưng đau.

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây lan gấm:

Chữa ho khạc ra máu: lan gấm 30g, mạch môn 25g, huyền sâm 20g, ngưu tất 15g, quyết minh tử 15g, hoài sơn 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5 - 7 thang.

Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ: lan gấm 25g, hoa thiên lý 10g, hoa nhài 12g, tâm sen 8g, mạch môn 15g, huyền sâm 10g, ngưu tất 8g, quyết minh tử 20g, hoài sơn 12g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 5 thang.

Chữa kém ăn: lan gấm 25g, hoài sơn 10g, liên nhục 8g, sơn tra 6g, trần bì 5g, huyền sâm 20g, quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5 - 7 thang liền.


Tác dụng chữa bệnh của cây bạch hoa xà
Tác dụng chữa bệnh của cây ba kích
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
Tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch hoa xà


(st)



que toi loai cay nay, nhung khong biet loi ích, tác dung nhu the nao. kinh mong tu van them de biet tac dung cua cay kim tuyen va duc bao ve.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
que ban o dau
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi nghe thấy một người Tư thương của Trung Quốc nói là cây Kim Tuyến chữa sỏi thận ( các loại sỏi ) , rất tốt có đúng vậy không ạ , xin được tư vấn thêm đẻ biết tác dụng của cây kim tuyến .
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và góp y cho quý báo, ban biên tập sẽ cố gắng để cung cấp thêm thông tin như độc giả yêu cầu.Hi vọng nhận được sự chú ý nhiều hơn nữa. Trân trọng!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Người phu nư mang thai có đươc uống nươc cây kim tuyên khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi đang có thai 5 tháng toi thương xuyên uong nươc la cây kim tuyên . Lieu có anh hương đen thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận