Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen: hỗ trợ điều trị ung thư
Bấm huyệt chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả nhanh
cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo
Cuộc truy lùng trên diện rộng từ bắc chí nam đối với loài cây kim cương đất khiến giá của nó được đẩy lên cả chục triệu đồng/kg.
Cách đây vài năm, cả nước xôn xao với thông tin cây kim cương, còn gọi là lan gấm, lan kim tuyến, có khả năng chữa được nhiều bệnh ung thư và "đại bổ dương". Chẳng biết thực hư của thông tin ấy đến đâu nhưng đã có một cuộc truy lùng trên diện rộng từ bắc chí nam đối với loài cây này.
Thực ra, đây là một loại dược liệu quý, nằm trong danh sách cấm khai thác. Do đó, khi quá trình tận diệt đẩy lên đỉnh cao, cơ quan chức năng vào cuộc, cấm khai thác. Bẵng đi một khoảng thời gian, việc truy lùng loài cây này hạ nhiệt. Tuy nhiên, từ đầu năm đến tại tỉnh Kon Tum lại dậy sóng vì loài lan quý.
Cuộc truy lùng trên diện rộng từ bắc chí nam đối với loài cây kim cương đất khiến giá của nó được đẩy lên cả chục triệu đồng/kg.
Ngược núi lùng cây kim cương
Cứ sáng sớm tinh mơ, người dân tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum lại gói ghém cơm, nước vào rừng. Ngoài người trưởng thành, trẻ em lợi dụng dịp hè cũng vào rừng kiếm cơm đong gạo. Họ ngược lên các ngọn núi để lùng sục các dược liệu quý được Yàng yêu thương, phân bổ nơi đây. Mặc dù gặp loại dược liệu gì họ cũng khai thác. Nhưng, mong muốn lớn nhất của đồng bào là cây kim cương.
Theo người dân, trước đây, cây kim cương nhiều vô kể. Chúng mọc ở những hóc cây mục, hóc đá… Người dân thường hái về nấu canh, nấu nước uống giải khát. Thế rồi, chừng năm 2008, lời đồn về loại cây này có khả năng chữa ung thư và “đại bổ dương” xuất hiện. Hàng chục thương lái lên Kon Tum lùng mua với giá 400 đến 500 nghìn đồng kg. Đây là số tiền rất lớn đối với người dân nơi đây.
Lúc ấy, già trẻ, trai gái ở các làng lũ lượt vào rừng tìm kiếm cây kim cương để bán. Thậm chí, nhiều người dân ở các tỉnh lân cận cũng lên Kon Tum nhập vào hành trình này. Khai thác nhiều, chúng trở nên khan hiếm. Có lúc, thương lái đẩy giá lên đến 1 triệu 1 kg. Rồi, cơn sốt cây kim cương cũng hạ nhiệt vào cuối 2012.
Bỗng dưng, mới đây, nhiều thương lái lại xuất hiện, tận thu lan gấm. Lần này, thương lái tìm đến tận các thôn bản hay bìa rừng để thu mua. Gía của chúng cũng được đẩy lên 1,5 đến 2 triệu đồng 1 kg, tùy từng thời điểm. Người dân vào rừng với mong muốn kiếm càng nhiều càng tốt để đổi tiền.
Người dân vào rừng, lần dỡ cây mục, cạy đá… để kiếm cây kim cương. Dưới ánh sáng của rừng, những chiếc lá óng lên, phản quang mọc san sát đất. Khi tìm thấy, họ thu gom từ lá đến gốc, không chừa tí nào.
Anh A Quang chia sẻ: “Trước đây, cây kim cương nhiều lắm, mỗi ngày vào rừng kiếm được hơn chục kg. Nay hiếm rồi, mỗi ngày, may mắn lắm thì kiếm được vài lạng thôi. Nhưng, cũng không ít ngày đi rừng về chỉ với bàn tay trắng”.
Khả năng chữa bệnh ung thư của cây kim cương chưa được chứng minh.
Chữa ung thư chỉ là đồn thổi
Với sức nóng của cây kim cương, nhiều quầy tạp hóa ở ven đường vào các ngôi làng cũng bắt đầu trở thành nơi thu gom. Thậm chí, người dân ở đây còn gọi chúng là “chợ thảo dược”.
Điều đáng nói, khi được hỏi, người dân cũng như thương lái người Việt đều không giải thích được cây kim cương được thu mua thực chất để làm gì. Họ chỉ biết, thương lái người Việt mua rồi tập kết và bán lại cho các thương lái Trung Quốc, Đài Loan. “Nghe đâu họ mang về chế biến thành thuốc chữa ung thư và bổ tráng dương”, một người nói.
Ông Lê Đức Tín (Phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông) chia sẻ, tình trạng thu gom cây kim cương kéo dài vài năm trở lại đây. Người dân thấy có giá nên lên rừng hái về bán. Riêng về công dụng của loài cây này thì chỉ biết để làm thuốc chứ thực tế như thế nào cũng không rõ. Hiện tại, loài cây này cũng hiếm chứ không còn nhiều như trước. Do việc khai thác nhiều nên cây kim cương đang có nguy cơ cạn kiệt.
Trong khi đó, tại các thành phố lớn, từ đầu năm trở lại đây, thông tin cây kim cương có khả năng chữa được ung thư và là cây thuốc “đại cường dương” được lan rộng. Do đó, không ít người dân đã bỏ tiền thu mua loại cây này để làm “tiên dược”. Điều đáng nói, ở miền núi, chúng có giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng 1 kg thì về đến miền xuôi lại đẩy giá lên đến 25 đến 30 triệu đồng. Chúng được rao bán nhiều ở trên mạng.
Lương y Nguyễn Thanh Hải (phòng khám Hải Đường) chia sẻ, theo Đông y, cây kim cương hay còn gọi là lan gấm, có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược. Riêng việc loại cây này có khả năng chữa được ung thư và “đại bổ dương” chỉ là lời đồn đại, không có thực.