Tác dụng chữa bệnh của măng tre: tốt cho tim mạch

Măng tre – Thức ăn tuyệt vời cho người bị bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.

MĂNG TRE TƯƠI

*Tính vị:

Măng tre: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Phần để ăn: măng tre non.

Phần dùng làm thuốc: măng tre tươi, bẹ măng tre.

*Công dụng:

Măng tre: thạn nhiệt, hóa đờm, hóa nhiệt, tiêu hóa thức ăn, giải mỡ dầu, lợi thủy, nhuận trường.

*Lưu ý khi dùng:

1. Người bị sỏi đường tiết niệu nên hạn chế ăn măng tre; người tỳ vị, khí hư nhược, loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày, xơ gan, tiêu chảy mãn tính, da bị dị ứng, ngứa không được ăn.

2. Măng tre tính hơi hàn;  do đó người bị viêm, sỏi thận tốt nhất không nên ăn.

* Tác dụng trị bệnh:

Măng tre trị đờm nhiệt; ho; chống co thắt; chữa tâm vị nhiệt, phiền nhiệt, tiêu khát, tiểu tiện không thong, chữa trướng dạ dày, ruột, bụng; đầy bụng; giải rượu độc, trị bệnh ban sởi hoặc thủy đậu không mọc được, tiêu chảy, kiết lỵ lâu hết, người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch.

Cách dùng: 50 – 200g măng tre nấu hoặc xào chin để ăn.

*Thành phần dinh dưỡng:

Vitamin: B1, B2, B3, C, E.

Dinh dưỡng chính: protein, chất béo, cacbohydrate.

Khoáng chất: canxi, natri, kẽm, đồng, photpho, magne, selen, kali, sắt.

Năng lượng: 19kcal

Chất xơ: 1,8g.

CANH MĂNG TRE NẤU VỚI GIÒ HEO

*Thông tin bổ sung:

1. Măng tre chứa hàm lượng cholesterol thấp, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ. Thường dùng riêng hoặc kết hợp với thịt có thể phòng bệnh cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch vành, xơ cứng động mạch, giảm béo, làm đẹp, bệnh ở người già, táo bón, phế nhiệt, ho, đờm đặc. Ngoài ra, măng tre còn chứa một lượng nhỏ các chất có khả năng chống ung thư.

2. Măng tre chứa khá nhiều chất xơ thô, do vậy người tỳ vị khí hư, loét dạ dày và tá tràng,xuất huyết dạ dày, tiêu chảy mãn tính, giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan, ngứa gan, dị ứng da tốt nhất không nên ăn. Măng tre có chứa axit oxalic, ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, vì vậy người bị bệnh sỏi đường tiết niệu và trẻ em hạn chế ăn, hoặc không ăn càng tốt.

* Các bài thuốc chữa bệnh từ măng tre:

– Tiêu chảy, kiết lỵ lâu hết, chứng tiêu khát: măng tre tươi lượng thích hợp, 125g gạo. Măng bỏ vỏ ngoài, thái lát hoặc bào sợi (ngâm qua nước muối hoặc luộc sơ để trừ chất độc), cho vào gạo nấu cháo, ngày dùng 2 lần.

– Bổ khí, thanh nhiệt, lợi thủy: 75g măng tre tươi, 40g ý dĩ, 75g gạo. Măng bỏ vỏ rửa sạch, thái nỏ, thêm ý dĩ, gạo, đổ nước vào nấu cháo ăn.

– Đại tràng nhiệt, táo bón: 75g măng tre tươi, 75g gạo, mỡ heo, muối ăn, gia vị. Măng bỏ vỏ thái lát, co vào gạo nấu cháo, sau đó cho mỡ heo, muối và gia vị vào dùng.

– Béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường: măng tre, thịt heo đủ dùng, một ít gia vị. Măng cắt khối, thịt heo thái lát, đem nấu chung hoặc xào.Vị thuốc này cũng thích hợp dùng trị các chứng tích tụ đờm, ho, táo bón, phù thũng, giúp bổ thận, lợi tiểu.

– Đau mắt đỏ, sưng yết hầu, nóng gan, hoàng đản, khó tiểu: măng tre, câu kỷ đủ dùng. Măng cắt khối co câu lỷ vào nấu canh ăn.

– Bệnh tim mạch vành: 75g măng tre, mướp khía, nước tương, giấm đủ dùng. Măng và mướp rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho nước tương, giấm trộn đều, ăn mỗi ngày 1- 2 lần.

– Thủy đậu mới mọc, ban sởi ở trẻ em, làm ban sởi mau mọc: măng tre tươi đủ dung, 1 con cá diếc. Măng rửa sạch, thái lát; cá diếc rửa sạch vày và bỏ ruột, cho vào nấu canh, mỗi ngày dùng 3 lần.

– Ho ra máu: 200g măng tre, gia vị vừa đủ. Măng bỏ vỏ rửa sạch, thái lát, nấu sơ qua rồi cho gia vị tiếp tục nấu đến chín, đợi nguội rồi ăn, mỗi ngày 1- 2 lần.

– Ban sởi mọc không hết: 250g măng tre tươi, 25g rau mùi. Rau mùi rửa sạch, thái khúc, măng xắt sợi, cho nguyên liệu vào nước nấu sơ cho nổi lên, sau đó lọc bỏ bã uống nước canh.

– Béo phì, đờm nhiệt, bệnh phù thũng: 250g măng tre tươi, 150g thịt gà, gia vị đủ dùng. Đem nấu canh ăn.

– Viêm khớp phong thấp: 40g bẹ lá măng, 40g ý dĩ, 15g cam thảo nướng mật ong. Co nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần.