Tác dụng chữa bệnh của muối ăn

Muối là gia vị thông dụng nhất trong nấu nướng. Nhưng nó cũng có rất nhiều tác dụng sức khỏe mà ít người biết đến.



Muối ăn là thứ gia vị
không thể thiếu được trong các bữa ăn hằng ngày. Chất Sodium trong muối là một trong những nhân tố cơ bản để điều hòa các chất dinh dưỡng trong cơ thể con người. Trong y học cổ truyền, muối được vận dụng để sao chế nhằm tăng hiệu quả vị thuốc; dùng đắp rửa, sát khuẩn, sát trùng cho những vết thương.

Lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết, kinh nghiệm dân gian thường dùng muối ăn để chữa trị nhiều bệnh cho con người rất hiệu quả, ít tốn kém. Sau đây là một số bài thuốc được pha chế từ muối ăn: khi bị ngộ độc thức ăn, lấy một muỗng canh muối pha với 100 ml nước, cho bệnh nhân uống 1 - 2 lần, sau đó dùng ngón tay ngoáy vào họng, để người bệnh ói hết các thức ăn có trong dạ dày. Khi ói xong, tùy theo mức độ nặng nhẹ, tiếp tục chuyển bệnh nhân đi cấp cứu. Hai muỗng canh muối pha với 100 ml nước hơi ấm, súc miệng và khò trong cổ họng từ 5 - 7 lần/ngày sẽ trị được bệnh viêm họng.

Trị bỏng nước sôi: lấy một ít muối tinh hòa với dầu mè bôi lên vết bỏng, sẽ làm cho vết bỏng mát dịu, giảm sưng, khô da, không bị phỏng nước. Bôi thường xuyên trong một tuần (từ 2 - 3 lần/ngày), vết bỏng sẽ lành. Trẻ em chạy nhảy vấp té bị u đầu, sưng trán hoặc làm cơ thể bầm tím, lấy một thìa muối ăn pha trộn với dầu khuynh diệp, đắp lên vết đau, mỗi ngày 2 lần sẽ tan nhanh máu bầm. Chữa bệnh ù tai: muối ăn cho vào túi vải, hơ lửa vừa nóng, sau đó áp quanh vùng tai bị ù. Mỗi lần áp vào khoảng 10 phút, liên tiếp trong nhiều ngày, sẽ lành bệnh. Trị hôi nách: muối hột rang nóng, cho vào vải bọc kín, chà vào nách đến khi nguội, ngày làm 2 lần, kiên trì trong thời gian chừng nửa tháng sẽ hết mùi hôi. Cách trị bệnh tê thấp: trước giờ đi ngủ, dùng muối ăn xát lên chỗ đau nhức, xoa liên tục cho đến khi lành bệnh.

Cải thiện tiêu hóa, tăng sự thèm ăn

Buổi sáng, uống một ít nước muối loãng không chỉ giúp làm giảm sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng mà còn cải thiện tiêu hóa rõ rệt, tăng sự thèm ăn.

Phòng chống rụng tóc, bảo vệ tóc

Muối có tác dụng phòng chống rụng tóc. Gội đầu nhẹ nhàng với nước muối loãng, để khoảng 5 phút sau đó gội sạch với nước. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, liên tục trong 15-20 ngày có thể ngăn ngừa rụng tóc.

Ngoài ra còn có cách bảo vệ tóc khác. Lấy một nhúm muối và một nhúm phèn chua đem pha loãng trong nước ấm, sau đó thấm đều lên da đầu và massage vài phút. Dùng khăn sạch để ủ tóc trong khoảng 10 phút, sau đó xả lại bằng nước ấm. Da đầu sẽ hết bị ngứa, giảm gàu. Có thể thực hiện một tháng hai lần cho tóc thường, thực hiện thường xuyên nếu tóc bị rụng hoặc da đầu bị gàu để trị hẳn hai căn bệnh đó.

Chăm sóc cổ họng

Mùa đông, khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amiđan… Sử dụng nước muối có thể giúp điều trị các chứng bệnh kể trên vào giai đoạn đầu.

Phương pháp như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau nhẹ, hãy chịu khó súc miệng với nước muối vào buổi sáng. Nếu thấy đau họng nhiều hơn thì súc miệng nước muối khoảng 5-6 lần một ngày sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Cầm máu tự nhiên

Khi bị chảy máu cam, nhúng ít bông gòn vào nước muối loãng, sau đó nhét vào lỗ mũi, kết hợp với việc uống một cốc nhỏ nước muối loãng có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu xảy ra bên trong miệng, chẳng hạn như chảy máu nướu, xương cá đâm làm tổn thương cổ họng… bạn cũng có thể ngậm hay súc miệng bằng nước muối để làm tan các cục máu đông.

Khử độc

Khi tay bị dính chất độc hại (như lưu huỳnh, thủy ngân) hãy cọ xát tay với muối, bạn có thể làm sạch và khử trùng. Nếu bị rết hay bọ cạp đốt, ngay lập tức pha một thìa muối rồi bọc khu vực bị cắn bằng một chiếc khăn đã nhúng qua nước muối nóng, có thể có được tác dụng khử trùng. Khi bạn ăn nhiều trái cây, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để ngâm trước khi ăn để giảm bớt các chất độc ẩn trong các lớp vỏ trái cây.

Ngăn ngừa sâu răng

Muối có chứa flo có thể chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước muối loãng, vừa có tác dụng kháng viêm, giảm nhiệt lại có hiệu quả phòng ngừa sâu răng.

Vệ sinh mắt

Hòa chút muối vào tô nước sạch để được dung dịch muối loãng, mở to mắt, chớp liên tục trong tô nước. Nước muối không chỉ giúp sát khuẩn, làm sạch mắt, mà còn giúp mắt sáng đẹp hơn. Đối với những người thường xuyên phải đeo kính, nước muối sẽ giúp chống mỏi mệt cho mắt. Nếu bị viêm mũi, đỏ mắt, bụi rơi vào mắt thì nên dùng muối sinh lý để nhỏ nhằm điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.


Muối là gia vị thông dụng nhất trong nấu nướng. Nhưng nó cũng có rất nhiều tác dụng sức khỏe mà ít người biết đến.

Cải thiện tiêu hóa, tăng sự thèm ăn

Buổi sáng, uống một ít nước muối loãng không chỉ giúp làm giảm sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng mà còn cải thiện tiêu hóa rõ rệt, tăng sự thèm ăn.

Phòng chống rụng tóc, bảo vệ tóc

Muối có tác dụng phòng chống rụng tóc. Gội đầu nhẹ nhàng với nước muối loãng, để khoảng 5 phút sau đó gội sạch với nước. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, liên tục trong 15-20 ngày có thể ngăn ngừa rụng tóc.

Ngoài ra còn có cách bảo vệ tóc khác. Lấy một nhúm muối và một nhúm phèn chua đem pha loãng trong nước ấm, sau đó thấm đều lên da đầu và massage vài phút. Dùng khăn sạch để ủ tóc trong khoảng 10 phút, sau đó xả lại bằng nước ấm. Da đầu sẽ hết bị ngứa, giảm gàu. Có thể thực hiện một tháng hai lần cho tóc thường, thực hiện thường xuyên nếu tóc bị rụng hoặc da đầu bị gàu để trị hẳn hai căn bệnh đó.

Chăm sóc cổ họng

Mùa đông, khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amiđan… Sử dụng nước muối có thể giúp điều trị các chứng bệnh kể trên vào giai đoạn đầu.

Phương pháp như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau nhẹ, hãy chịu khó súc miệng với nước muối vào buổi sáng. Nếu thấy đau họng nhiều hơn thì súc miệng nước muối khoảng 5-6 lần một ngày sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Cầm máu tự nhiên

Khi bị chảy máu cam, nhúng ít bông gòn vào nước muối loãng, sau đó nhét vào lỗ mũi, kết hợp với việc uống một cốc nhỏ nước muối loãng có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu xảy ra bên trong miệng, chẳng hạn như chảy máu nướu, xương cá đâm làm tổn thương cổ họng… bạn cũng có thể ngậm hay súc miệng bằng nước muối để làm tan các cục máu đông.

Khử độc

Khi tay bị dính chất độc hại (như lưu huỳnh, thủy ngân) hãy cọ xát tay với muối, bạn có thể làm sạch và khử trùng. Nếu bị rết hay bọ cạp đốt, ngay lập tức pha một thìa muối rồi bọc khu vực bị cắn bằng một chiếc khăn đã nhúng qua nước muối nóng, có thể có được tác dụng khử trùng. Khi bạn ăn nhiều trái cây, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để ngâm trước khi ăn để giảm bớt các chất độc ẩn trong các lớp vỏ trái cây.

Ngăn ngừa sâu răng

Muối có chứa flo có thể chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước muối loãng, vừa có tác dụng kháng viêm, giảm nhiệt lại có hiệu quả phòng ngừa sâu răng.

Vệ sinh mắt

Hòa chút muối vào tô nước sạch để được dung dịch muối loãng, mở to mắt, chớp liên tục trong tô nước. Nước muối không chỉ giúp sát khuẩn, làm sạch mắt, mà còn giúp mắt sáng đẹp hơn. Đối với những người thường xuyên phải đeo kính, nước muối sẽ giúp chống mỏi mệt cho mắt. Nếu bị viêm mũi, đỏ mắt, bụi rơi vào mắt thì nên dùng muối sinh lý để nhỏ nhằm điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Công dụng chữa bệnh của muối Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể:

Mất nước do say nắng: Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5 g, trà xanh 5 g, sắc uống.

Đầy bụng:
Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi.

Chảy máu răng:
Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.

Đau bụng do lạnh:
Muối 250 g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.

Cổ họng sưng đau:
Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.

Giảm thiểu tóc rụng:
Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.

Phòng trị viêm da:
Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.

Đau khớp:
Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.

Chảy máu cam:
Muối 5 g, giấm 200 ml, nước chín nguội 300 ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày.


Nổi mề đay:
Muối hột 40 g, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.

Đau đầu, sổ mũi:
Đầu hành 250 g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.


Chảy nước mắt sống:
Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.

Làm tan phù mắt:
Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.

Khô cổ, khàn tiếng:
Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.

Cảm mạo do lạnh:
Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.

Trĩ, nứt hậu môn:
Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.

Côn trùng cắn
: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.

Trong bếp của chúng ta luôn có một loại gia vị được xem như là "thuốc" trị được rất nhiều bệnh vặt như táo bón, ù tai, viêm họng, vết côn trùng cắn… Gia vị đó chính là muối.

Muối không chỉ là gia vị chế biến món ăn mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác.

- Để chữa táo bón, mỗi sáng thức dậy khi bụng còn đói, các bạn uống 1 ly nước muối loãng, nhớ loãng thôi nhé vì mặn quá sẽ chuyển qua bệnh thận. Còn những ai lỡ ăn phải món gì cảm thấy khó chịu trong người muốn nôn ra, chỉ cần uống 1 ít nước muối ấm đặc.


- Muối có công dụng khử độc rất hiệu quả, vì vậy khi rửa rau quả, các bạn nên ngâm rau quả trong nước muối từ 5-10 phút. Ngoài ra khi bị công trùng cắn, các bạn cũng dùng nước muối rửa vết cắn ngày 3 đến 4 lần. Chỉ vài ngày sau vết cắn đó sẽ lành lại ngay.

- Đối với những ai bị ù tai, các bạn rang 1 ít muối hột, bỏ vào 1 cái túi cho ấm, chườm quanh 2 tai,  khi muối nguội thì thay bằng muối khác, cách trị dân gian này đòi hỏi các bạn phải kiên trì.

- Muối còn có công dụng trị viêm họng rất hiệu quả, vì vậy mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ các bạn ngậm 1 ít nước muối rồi khò khò, cách này không những trị viêm họng mà còn giúp các bạn có giọng oanh vàng nữa đó.

MUỐI PHA NƯỚC ẤM, MỘT LIỆU PHÁP TỐT CHO BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Tác giả : BS. TRANG XUÂN CHI

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MUỐI

Muối ăn còn có tên là Thực diêm.

Tên khoa học: Natrium Cloiloridum Curdum.

Muối có hình thể lập phương, dính kết nhau thành một tháp rỗng, không mùi, có vị mặn.

Muối rất hút nước khi có độ ẩm. Nhưng khi rang dòn thì tính chất hút nước sẽ không còn.

Thành phần hóa học của muối gồm: Natri clorua, Kali clorua, magiê clorua, muối canxi, magiê, sulfat và chất sắt... Muối trong công nghiệp dược phẩm là chất vô cùng quan trọng, được xem như một dung môi chủ yếu, còn hơn cả dược phẩm Corticoide có nhân Steroide. Trong tất cả những bệnh nội khoa (các đa chấn thương, bỏng) với tình trạng nguy kịch, nếu không có muối sẽ không có các dung dịch nước truyền buộc phải có muối. Muối chỉ chống chỉ định với bệnh huyết áp cao, cơn sản giật, phù thũng...

TÁC DỤNG CỦA MUỐI ĂN THEO ÐÔNG Y

Trong Ðông y, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng...

Muối cũng có tác dụng tốt với các loại bệnh đau nhức khớp đầu ngón bàn tay, bàn chân, các dạng thấp, ra mồ hôi tay, viêm dây thần kinh ngoại vi...; Tác dụng theo cơ chế "Nóng giãn, lạnh co cục bộ". Vì trong thành phần có các muối, các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng sự sống của cơ thể. Khi chườm muối rang trộn với lá náng trắng (Lá đại tướng quân) để điều trị đau lưng cấp; Hoặc khi rang muối bỏ vào túi vải thô chườm vùng rốn để điều trị đau bụng cấp..., muối sẽ hoạt động theo cơ chế trao đổi các cation và nation như một chất điện phân.

Theo phương pháp điều trị y học cổ truyền đối với đau nhức xương khớp, chúng ta thường dùng "lực" để đè ép, ấn, bấm và xoa bóp cục bộ vùng đau. Qua ứng dụng lâm sàng trong phối trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, chúng tôi đã thu được một số kết quả tốt. Nhiều bệnh nhân sau khi bị tai nạn trật cổ xương cẳng chân..., nhờ cho ngâm 2 chân với nước ấm có muối sống ngày 3 lần nên đã lành và đi lại rất tốt.

Qua phương pháp trị liệu ngâm muối sống với nước ấm cho nhiều bệnh nhân, tất cả đều cho biết có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Muối điều trị khô bằng cách rang nóng trộn với lá trảy, ngải cứu, lá náng trắng gói vào giấy báo đắp lên vùng đau (Những nơi không thể ngâm nước được).

Thiết nghĩ có thể áp dụng phương pháp này cho các vận động viên tham dự SEA Games 22. Chẳng hạn ngâm chân tay với nước muối ấm trong thời gian 30-45 phút mỗi tối.

Ðây là một phương pháp điều trị tại nhà đơn giản, dễ làm lại không tốn kém, rất phù hợp với những bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.


Tham khảo thêm công dụng làm đẹp của muối với sản phụ



Muối là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, rẻ tiền và an toàn cho sức khỏe. Theo Đông Y, muối có tính hàn, không độc, được dùng chữa bệnh trong cả Đông và Tây Y. Với sản phụ sau sinh, muối đem lại hiệu quả nhiều hơn mong đợi trong việc ngăn ngừa sổ bụng, giảm nhăn da bụng và chữa đau nhức xương khớp.

Phục hồi vùng bụng bằng quấn muối

Sau quá trình mang thai, vùng da bụng của người phụ nữ là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất; da bị nhăn chùng, rạn da, thâm đen. Đồng thời, sự giãn cách giữa cơ và da sau khi sinh em bé cũng tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn ở vùng bụng, các cơ lỏng và nhão hơn, không còn săn chắc như thời con gái. Cơ thể người phụ nữ sau sinh không có tính đàn hồi, vì vậy rất khó hồi phục lại vùng da bụng như lúc ban đầu. Chính điều này đã khiến nhiều mẹ lo lắng và mất tự tin sau sinh.

Sử dụng muối để chăm sóc da bụng là phương pháp được lưu truyền trong dân gian. Đối với phụ nữ sau sinh, muối có tác dụng giúp làm săn cơ bụng, giảm lượng mỡ thừa, giảm nhăn cho vùng da bụng. Chính vì vậy, nhiều chị em đã sử dụng phương pháp nằm muối, quấn muối bụng sau khi sinh bé và đem lại hiệu quả rõ rệt.

Để đạt được hiệu quả tối đa phục hồi da và vòng bụng bằng muối thuốc, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Làm nóng túi muối trước khi sử dụng để chất thuốc trong muối chảy ra, sau đó mới quấn bụng để nước muối đó ngấm vào da, khi đó mới có tác dụng.

- Các mẹ còn sản dịch nên áp dụng phương pháp nằm úp muối, tuyệt đối không được quấn muối.

- Sử dụng túi muối thuốc bắc, kết hợp muối cùng một số nguyên liệu Đông Y có thể giúp giảm tới 8-15cm vòng bụng, lấy lại làn da như lúc ban đầu.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể dùng kết hợp với gừng thuốc, bôi ngoài vùng bụng trước, sau đó quấn muối. Gừng thuốc có tác dụng tiêu mỡ từ bên trong, còn muối thuốc có tác dụng săn chắc từ bên ngoài. Sau 1-2 lần các mẹ sẽ thấy được hiệu quả tuyệt vời khi sử dụng kết hợp 2 phương thuốc này.

Chườm muối thuốc giúp giảm đau khớp cổ tay

Sau khi sinh, 10% các bà mẹ gặp phải chứng đau khớp cổ tay. Triệu chứng của bệnh này bao gồm đau âm ỉ vùng giữa ngón cái và cổ tay, đồng thời các ngón tay bị tê. Nặng hơn, nhiều người còn không thể cầm nắm các vật dụng và không gập cổ tay xuống được. Có nhiều cách giảm đau tại nhà cho các mẹ sau khi sinh, đơn giản nhất chính là mát xa vùng bả vai và chườm muối”.

Chườm muối nóng là phương pháp giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, tính hàn, không độc và tác dụng theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”, đặc biệt tốt trong phòng chữa các bệnh liên quan tới khớp. Dùng muối rang với ngải cứu, đắp lên vùng bả vai (trung khu dây thần kinh gây tê ngón tay) sẽ giảm bớt đau khớp cổ tay cho các bà mẹ sau khi sinh.

Ngoài đau cổ tay, các mẹ cũng có thể chườm túi muối lên các vùng cơ đau mỏi khác như lưng, vai… Các mẹ cần chườm muối đều đặn để sớm đạt hiệu quả cao, giảm đau nhức xương khớp.

Với những tác dụng thần kỳ của muối thuốc trong việc phục hồi lại sức khỏe và vóc dáng sau sinh, các mẹ đừng bỏ qua nguyên liệu hết sức quen thuộc này.


Tác dụng và tác hại của muối ăn

Muối còn có thể sửdụng như công cụ làm đẹp đắc lực như: làm trắng răng, giữ nếp cho tóc, ngăn ngừamụn trứng cá… và rất nhiều những công dụng hữu ích khác nữa.

Như chúng ta đã biết muối là một trong nhữngkhoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đồng thời cũng là gia vị phổbiến trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó muối còn có những khả năng rất"đặc biệt" và hữu dụng không phải ai cũng biết. Trong y học muối có tácdụng sát trùng vết thương hiệu quả,khử độc cơ thể.


Muối còn có thể sử dụng như công cụ làm đẹp đắc lựcnhư: làm trắng răng, giữ nếp cho tóc, ngăn ngừa mụn trứng cá… và rấtnhiều những công dụng hữu ích khác nữa.


Tóm lại, muối rất quan trọng thế nhưng vấn đề đặt ralà sử dụng như thế nào mới tốt và tiêu thụ nhiều muối có tốt cho sứckhoẻ không?

Theo nghiên cứu mới đây của tổ chức Y tế thếgiới (WHO) đã chỉ ra rằng giảm lượng muối ăn hàng ngày có lợi cho xương,đặc biệt là với phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương.


Đối với những phụ nữ độ tuổi giữa 45 và 75 ăn nhiềumuối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao, cao hơn so vớinhững người còn trẻ. Do những phụ nữ trung niên phải bổ sung rất nhiềucanxi nên điều này rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ bị loãng xương.


Ngoài ra với việc cắt giảm đi số lượng muối mà chúngta ăn hàng ngày khoảng 2gr có thể giúp chúng ta tránh mắc phải những cănbệnh tim mạch lên tới 20%. Càng hạn chế lượng muối hấp thu, huyết ápcàng giảm, hạ thấp được áp lực trong máu ngăn ngừa được đáng kể nguy cơvề bệnh tim mạch.

Kiểm soát lượng muối như thế nào mới là hợp lý?


Mức tiêu thụ muối trung bình hàng ngày ở các nướcphương Tây từ 10 đến 12gr vượt mức khuyến cáo của WHO và FAO đến 5gr . ỞAnh, Ireland và Hoa Kỳ, hơn 80% lượng muối là từ thực phẩm chế biến sẵn,do đó nên nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ muối. Hàngtriệu người có thể tránh khỏi tử vong mỗi năm nếu giảm 5gr muối tiêu thụmỗi ngày.


Thống kê cho thấy, hàng năm tại Anh có khoảng 4.400bệnh nhân tử vong và 32.000 người bị tim mạch, con số này có thể đượcngăn chặn nếu người Anh giảm lượng muối ăn hàng ngày của họ từ 8.6grxuống 6gr. WHO khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗingày.



Công dụng của muối trong nấu nướng


Ai cũng biết muối có nhiều công dụng hữu ích, nhất là đậm đà thêm những món ăn, là thứ không thể thiếu trong các gian bếp. Tạp chí Real Simple chỉ ra thêm những công dụng tuyệt vời khác của muối mà có thể ngay cả những bà nội trợ đảm đang cũng chưa biết.


Muối giúp cho món trứng hoặc kem nổi xốp nhanh hơn và cao hơn khi bạn đánh trứng và kem bằng máy. Cho vào một nhúm muối trước khi bạn sử dụng máy đánh tạo nổi cho trứng hoặc kem.

Muối giữ cho món thịt gà ta lẫn gà tây săn chắc, không bị nhão thịt. Xát muối vào khoang bụng của con gà đã làm sạch ruột trước khi chế biến.

Món rau xào sẽ không bị nhũn, săn cọng lá hơn nếu có một chút muối "huýt còi" ngăn chặn. Rắc đều ít muối lên mớ rau trước khi xào.

Làm sạch bề mặt bàn ủi là công dụng tuyệt vời khác của muối. Để tẩy những vết dơ trên bề mặt bàn ủi, hãy rắc ít muối lên mặt phẳng một tờ giấy, đẩy bàn ủi được bật nóng (nhưng không mở chế độ phun hơi nước) chạy qua mặt tờ giấy đó, sẽ thấy ngay hiệu quả.

Muối còn tỏ ra hữu ích trong việc làm sạch đường cống nhà bạn. Dội xuống ống cống một lít nước muối nóng hoà tan với tỷ lệ một tách muối pha trong một lít nước, rồi chờ kết quả tốt đẹp.

Loại bỏ những chất dơ trên rau củ là một công dụng khác của muối. Hãy ngâm và rửa rau củ trong một chậu nước muối trước khi nấu hoặc dùng sống.

Muối cũng giúp bạn đánh bật vết bẩn do những thức uống có màu hoặc rượu vang đỏ lỡ dính trên quần áo bạn. Căng phần vải muốn tẩy sạch trên một cái chén, rắc muối phủ lên vết bẩn, rồi cẩn thận rót nước sôi lên trên vết bẩn đã rắc muối.

Và những quả trứng luộc của bạn sẽ không bị nứt vỡ nữa, nhờ muối. Cho vào nồi nước luộc trứng một nhúm muối trước khi nổi lửa, muối sẽ giữ cho vỏ những trái trứng không bị rạn vỡ.

Khách dự tiệc đã đến đầy nhà mà chai rượu khai tiệc vẫn chưa kịp ướp đá ư? Không có gì phải lo lắng! Chai rượu sâm banh đãi khách của bạn sẽ nhanh chóng được ướp lạnh nhờ muối. Xếp những viên đá vòng quanh đáy xô, rắc vào vài muỗng muối. Đặt chai rượu sâm banh vào giữa xô đá, tiếp tục chất đá và rắc muối vào chung quanh chai rượu cho đến khi đầy lên tận cổ chai. Đổ thêm vào xô đá ít nước cho đầy tận miệng xô. Chỉ việc chờ trong 10 phút là có thể rót ra chiêu đãi khách quý được rồi.

Tác dụng và tác hại của muối ăn


Muối còn có thể sử dụng như công cụ làm đẹp đắc lực như: làm trắng răng, giữ nếp cho tóc, ngăn ngừa mụn trứng cá… và rất nhiều những công dụng hữu ích khác nữa.

Như chúng ta đã biết muối là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đồng thời cũng là gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó muối còn có những khả năng rất "đặc biệt" và hữu dụng không phải ai cũng biết. Trong y học muối có tác dụng sát trùng vết thương hiệu quả,khử độc cơ thể.


Muối còn có thể sử dụng như công cụ làm đẹp đắc lực như: làm trắng răng, giữ nếp cho tóc, ngăn ngừa mụn trứng cá… và rất nhiều những công dụng hữu ích khác nữa.


Tóm lại, muối rất quan trọng thế nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng như thế nào mới tốt và tiêu thụ nhiều muối có tốt cho sức khoẻ không?

Theo nghiên cứu mới đây của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng giảm lượng muối ăn hàng ngày có lợi cho xương, đặc biệt là với phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương.


Đối với những phụ nữ độ tuổi giữa 45 và 75 ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao, cao hơn so với những người còn trẻ. Do những phụ nữ trung niên phải bổ sung rất nhiều canxi nên điều này rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ bị loãng xương.


Ngoài ra với việc cắt giảm đi số lượng muối mà chúng ta ăn hàng ngày khoảng 2gr có thể giúp chúng ta tránh mắc phải những căn bệnh tim mạch lên tới 20%. Càng hạn chế lượng muối hấp thu, huyết áp càng giảm, hạ thấp được áp lực trong máu ngăn ngừa được đáng kể nguy cơ về bệnh tim mạch.

Kiểm soát lượng muối như thế nào mới là hợp lý?


Mức tiêu thụ muối trung bình hàng ngày ở các nước phương Tây từ 10 đến 12gr vượt mức khuyến cáo của WHO và FAO đến 5gr . Ở Anh, Ireland và Hoa Kỳ, hơn 80% lượng muối là từ thực phẩm chế biến sẵn, do đó nên nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ muối. Hàng triệu người có thể tránh khỏi tử vong mỗi năm nếu giảm 5gr muối tiêu thụ mỗi ngày.


Thống kê cho thấy, hàng năm tại Anh có khoảng 4.400 bệnh nhân tử vong và 32.000 người bị tim mạch, con số này có thể được ngăn chặn nếu người Anh giảm lượng muối ăn hàng ngày của họ từ 8.6gr xuống 6gr. WHO khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗi ngày.


Bí quyết sử dụng muối ăn hiệu quả



Muối là khoáng chất được sử dụng hàng ngày trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó nó còn vô vàn những công dụng đối với cuộc sống hàng ngày có thể bạn chưa biết.


Muối (sodium chloride) là loại khoáng chất thân thiện, rất gần gũi với con người, được dùng làm phụ gia thực phẩm. Muối còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực của đời sống... Có thể kể tới muối trong một số ứng dụng thông minh dưới đây:

* Dùng muối để kiểm tra trứng tươi

Cho 2 muỗng cà phê muối vào trong một cốc nước và đặt một quả trứng vào trong đó, nếu trứng tươi sẽ chìm, còn nổi là trứng cũ. Bí quyết là do các ngăn chứa không khí trong trứng cũ tăng, nói ngắn gọn là trứng cũ có nhiều khoảng không. Tuy nhiên nổi không có nghĩa là trứng thối bởi nó đang trong giai đoạn phát triển. Nếu đập quả trứng có mùi khác thường là bắt đầu chuyển sang giai đoạn biến chất.

* Dùng muối để chần trứng

Muốn chần trứng nên dùng nước sôi pha muối, làm như vậy giúp trứng nhanh tạo hình và nhanh chín hơn vì muối sẽ làm tăng nhiệt độ của nước tăng cao, giúp lòng trắng trứng nhanh chín hơn.

* Bảo quản trái cây không bị ngả màu nâu

Thông thường người ta thường dùng chanh hoặc giấm để bảo quản táo và quả lê để khỏi bị biến màu, nhưng còn một cách nữa là thả chúng vào trong nước muối loãng, cũng sẽ tươi lâu hơn.

* Hạn chế bánh ngọt đóng băng

Thêm một chút muối vào cho bánh để hạn chế đóng băng do quá trình đường hóa gây ra.

* Khử mùi hôi ở tay

Nếu tay có mùi hành, tỏi hoặc mùi tanh của cá thì dùng xà phòng và nước rửa sạch sau đó dùng hỗn hợp muối và giấm kết hợp xoa lên tay sẽ hết mùi.

* Tạo đỉnh cao cho món bánh kem

Khi làm bánh kem trứng, thêm một chút muối vào kem có thể tạo ra những đỉnh cao chót vót mà không bị tan chảy.

* Kéo dài tuổi thọ cho pho mát

Muốn ngừa nấm mốc ở pho mát thì nên gói trong một miếng vải thấm nước muối trước khi để trong hộp lạnh.

Chăm sóc cá nhân

* Kéo dài tuổi thọ cho bàn chải đánh răng

Bàn chải khi mới mua về, trước khi sử dụng lần đầu nên ngâm bàn chải vào nước muối, làm như vậy vừa vệ sinh lại làm tăng tuổi thọ cho bàn chải dài hơn.

* Làm sạch răng

Sử dụng một phần muối tinh và 2 phần bột soda, sau đó nhúng bàn chải đánh răng vào và đánh bình thường.

* Dùng muối để xúc miệng

Pha muối với công thức như trên, hoặc chỉ dùng muối không để xúc miệng buổi tối hoặc buổi sáng hoặc xúc miệng thường xuyên trong ngày sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng, bệnh ho, giảm đau họng và khử mùi, giữ hơi thở thơm tho.

* Chữa ong, muỗi đốt

Khi bị ong đốt ngay lập tức dùng miếng vải ngâm muối đắp lên vết thương sẽ giảm đau và đỡ sưng. Khi muỗi cắn có thể đắp miếng vải chứa dịch muối pha với dầu ô liu sẽ có tác dụng giảm đau và sưng.

* Dùng để massage, khử tế bào chết trên da

Sau khi tắm và trong khi da vẫn còn ướt có thể tiến hành một cua massage bằng loại bột muối khô. Nó có tác dụng làm mới da, lưu thông các lỗ chân lông và khử các tế bào già cỗi giúp da khỏe, sáng lán.

Xung quanh nhà

* Ngăn chặn kiến

Rắc muối ở lối cửa ra vào, ngưỡng cửa sổ và bất kỳ nơi nào có kiến sẽ hạn chế loài côn trùng này vì kiến không thích đi trên muối.

* Chữa cháy mỡ

Trong bếp luôn có hộp muối để gần bếp và lò nướng để khi xuất hiện sự cố cháy mỡ có thể dập tắt ngọn lửa bằng cách rắc muối vào. Tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy mỡ (bởi như vậy sẽ làm đám cháy bùng to lên). Khi muối được rắc vào lửa, nó có tác dụng làm tản nhiệt, ngoài ra nó còn tạo ra một lớp vỏ khử oxy để dập tắt đám cháy.

* Chống nến nhỏ giọt

Trước khi dùng nến, nên ngâm cả cây nến vào trong dung dịch muối đậm đặc trong vài giờ, sau đó để khô, khi đốt nến không còn hiện tượng nhỏ giọt, chảy tràn xuống thân.

* Giữ cho hoa tươi lâu

Chỉ cần cho một chút muối vào nước trong bình hoa sẽ giúp hoa tươi lâu hơn. Cũng giống như khi cho 1 viên aspirin hoặc một ít đường cũng có tác dụng tương tự.

* Ngăn chặn cỏ dại mọc

Nếu cỏ dại mọc giữa các khe gạch hoặc khe tường, trong sân, vỉa hè hoặc đường đi thì lấy muối rắc vào các khe này, sau đó tưới nước hoặc chờ cho mưa ướt nó sẽ hạn chế cỏ mọc.

* Chế ngự ngọn lửa khi nướng thịt

Rắc một chút muối vào ngọn lửa đang cháy trên bếp nó sẽ có tác dụng giảm lửa lò, hạn chế khói lò gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt nướng.

Làm sạch

* Rửa sạch bồn, chậu rửa

Dùng muối pha với nước nóng để vào bồn rửa thường xuyên sẽ giúp cho các bồn rửa trong bếp sạch sẽ.

* Rửa sạch các vết cáu bẩn bám trên cốc chén

Dùng hỗn hợp dầu thực vật pha muối quét lên những vị trí bẩn, các vết cáu bám trên cốc chén, vật dụng gia đình, trên bàn ăn, chờ một lúc, sau đó lau sạch.

* Vệ sinh tủ lạnh

Dùng hỗn hợp muối và nước soda để vệ sinh bên trong tủ lạnh. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch và khử mùi trong tủ lạnh, giúp cho thực phẩm khi bảo quản không bị nhiễm mùi .

* Làm sạch, đánh bóng đồng

Trộn các phần bằng nhau của muối, bột mì để tạo ra một hỗn hợp vữa sau đó quét lên bề mặt kim loại cần đánh bóng. Sau một giờ dùng vải vải mềm hoặc bàn chải đánh và cuối cùng dùng miếng vải khô sạch lau lại lần cuối.

* Làm sạch rỉ sét

Trộn muối và kem hoặc cái rượu, thêm nước vừa đủ để tạo ra loại vữa mềm. Thoa vữa này lên rỉ sét, để một lúc, dùng bàn chải chà và cuối cùng lau sạch bằng vải khô. Cũng có thể kết hợp muối với chanh cho mục đích làm sạch rỉ sắt và sẽ cho kết quả tương tự.

* Tẩy bỏ vết bẩn máu trên quần áo

Ngâm quần áo có vết bẩn giây máu trong nước muối lạnh, sau đó giặt trong nước ấm có xà phòng và sau khi giặt xong ngâm trong nước sôi, làm như vậy sẽ hết các vết bẩn máu trên quần áo. Chú ý: chỉ áp dụng cho chất liệu vải bông, vải lanh hoặc các loại sợi tự nhiên khác chịu được nhiệt độ cao...



tác dụng chữa bệnh của chè xanh
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Chè xanh chữa bệnh
Công dụng chữa bệnh của quả đào tiên
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen


(st)