Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Cà tím không chỉ là một món ăn thông thường, nó còn là một loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu. |
|
|
Cà tím trị tăng huyết áp
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.
Cà tím trị tăng huyết áp
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
Cà tím giúp bỏ thuốc lá
Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.
Giảm huyết áp bằng các món chay: Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.
Phòng chữa xuất huyết đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu: Ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung. Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn.
Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.
Phòng chống ban tía ở người già: Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.
Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.
Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng bằng cà tím (ảnh minh họa)
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng: Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).
Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.
Bí đái: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.
Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.
Quả cà tím - Giải nhiệt, giảm cholesterol
Cà tím là loại cây được trồng ở nhiều nơi, được sử dụng chế biến thành các món ăn ngon hoặc muối, ăn sống... Trong mùa hè, cà tím có tác dụng giải nhiệt tiêu nóng rất tốt.
Theo đông y, cà tím có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét... Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lị ra máu. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu.
Cà tím (cà dái dê). |
Trong cà tím (cà dái dê) người ta còn thấy chứa hàm lượng vitamine PP khá cao (trong 1.000g cà tím chứa tới 72g vitamin P) nên có tác dụng tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết. Đặc biệt trong cà có chất nightshadesoda (chất kiềm long quì) có công hiệu chống ung thư trên thực nghiệm cho thấy có khả năng ức chế sự tăng sinh các tế bào trong khối u thuộc hệ thống tiêu hóa, nên còn được sử dụng trong điều trị phụ trợ cho các bệnh nhân bị ung thư hay u bướu. Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, cà tím có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vì trong nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.
Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.
Sau đây là vài cách tiêu biểu nhất được sử dụng trong trị liệu từ cà tím:
Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g - 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.
Phòng chống ung thư: Quả cà tươi 100 - 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính... vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.
Chữa lở loét ngoài da: Lấy quả cà tươi rửa sạch lau khô đem thái và giã nát đắp vào nơi loét lở băng lại. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm.
Cần lưu ý: Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn, do vậy những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều nhất là người đang bị tiêu lỏng.
Cà tím trị viêm gan, táo bón
Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa cà dái dê có hai loài: Quả màu tím và quả màu xanh lợt.
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu…Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc về cà tím:
Trị viêm gan, táo bón
Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu cơm dùng trong 5- 7 ngày đối với chứng viêm gan. Hấp cà tím (nửa kg) chấm với gừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón.
Giảm mỡ
Dùng cà tím nấu canh gà. Cách làm: Gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào, cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ.
Hạ huyết áp
Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím. Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương. Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ.
Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
Phòng ngừa ung thư
Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra ăn nóng.
Thông tiểu, tăng thải urê và acid uric
Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản…) sẽ làm tăng urê- huyết. Chất purine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh Gout (thống phong) với triệu chứng sưng khớp. Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng bài tiết nước tiểu, thải bớt urê ra khỏi cơ thể. Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa dần.
Cà tím giúp tránh cao huyết áp, ung thư, gout
Không chỉ được sử dụng như một món ăn thông thường, cà tím còn là một loại rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu.
Cà tím, hay còn được dân gian gọi nôm na “cà dái dê”, có tên khoa học là Solanum melongena. Mặc dù tên gọi phổ biến là “cà tím” nhưng loài cây thuộc họ cà này có đến 3 loại khác nhau, cho ra quả với những màu sắc khác nhau là tím, xanh và trắng. Tuy vậy, tất cả chúng đều có công dụng như nhau.
|
Cà tím không chỉ cho ra quả màu tím … |
Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi kg cà tím chứa tới 7.200mg vitamin P - mức được đánh giá là rất cao theo bảng phân loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe hiện nay.
Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu. Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
|
… mà còn có loại cho quả màu xanh … |
Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.
Trong thực tế, cà tím không chỉ giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp mà còn chứa nhiều chất chống ung thư. Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa. Lời khuyên của giới chuyên gia dành cho các bệnh nhân ung thư là hãy biến cà tím thành món ăn thường xuyên.
Ngoài các công dụng trên, cà tím cũng có thể giúp chúng ta kiểm soát bệnh ho khạc ra máu, hạn chế đốm lão hóa trên da và có tác dụng nhất định đối với những bệnh nhân mắc gout.
|
… hoặc quả màu trắng. |
Dù không có chất béo và cholesterol nhưng theo các nhà khoa học Australia, cà tím có đặc tính thấm dầu nhanh hơn bất kỳ một loại rau quả nào (chúng có thể thẩm thấu 83g chất béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai tây chiên). Vì vậy, nếu ăn nhiều cà tím xào sẽ làm tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh, hoặc hầm nhừ. Cách này sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.
Cà tím bổ hay độc?
Một chén cà bằng ba chén thuốc
|
cà tím. |
Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó đã được trồng ở các nước Đông Nam Á thời tiền sử, quen thuộc với thế giới phương Tây từ cách đây 500 năm. Cà tím có nhiều loại, thường nhất là màu tím, xanh hoặc trắng. Hình dạng quả giống như trứng ngỗng hoặc trứng gà nên được gọi với tên là “eggplant” (cây trứng gà). Cây thuộc họ cà (Solanaceae), trong nhóm này có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin, vì vậy đa phần người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy.
Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu. Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.
Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn. Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.
Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.
Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.
Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi...
Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.
Tác dụng phụ
Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.
Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Thông tin khoa học về cà tím (cà dái dê)
1-Tăng tiết dịch tiêu hoá.
Cà dái dê làm tăng tiết mật và dịch tụy, giúp tiêu hoá thức ăn. Cholesterol trong mật nhũ hoá chất béo để có thể hấp thụ qua thành ruột. Trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành albumin và aminoacid. Mật còn làm tăng nhu động ruột.
Cà này trị ăn không tiêu, đầy bụng.
Nếu tiêu hoá tốt thì phân có mùi thối. Khi phân không thối là tiêu hoá có vấn đề, có thể do tạp khuẩn ruột thiếu men xình thối. (xembài Tạp khuẩn ruột trong sách Thuốc kháng sinh cuả cùng tác giả)
2-Trị táo bón.
· Đông y cho rằng táo bón có nhiều nguyên nhân nhưng thường do âm suy nên rút hết nước vào cơ thể, phân khô cứng.
· Chất xơ làm phân tăng thể tích và không đóng tảng.
· Chất nhầy làm phân trơn nhuận.
· Người âm suy vàtáo bón thì da không trơn nhuận. Nếu chỉ dùng mỹ phẩm chăm sóc cái vỏ ngoài mà không ngăn chặn táo bón thì da không thể mịn màng tươi mát.
3- Giảm cholesterol, giảm thân trọng.
Gan tiết mật, cholesterol là thành phần quan trọng cuả mật. Ruột có cholesterol cuả mật và trong thực phẩm (thịt, trứng). - Chất béo cần nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Chất nhày cuả cà dái dê ngoại hấp cholesterol. Chất này bị khoá hoạt tính nên không hoàn thành chức năng, chất béo không được nhũ hoá nên ở lại ruột. Cả cholesterol và chất béo lưu lại trong ruột để rồi di chuyển xuống ruột gìa và bài xuất theo phân. Cơ thể không được tiếp tế cholesterol và chất béo, chẳng những thế mật còn kéo theo cholestrol. Kết quả là cholesterol và chất béo trong máu đều giảm. Aên Cà dái dê chính là cách giảm cholesterol-huyết và triglycerid-huyết an toàn nhất. Một quả cà tím nướng có khả năng hấp thụ 83g chất béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai.
Không được tiếp tế thêm, cơ thể tiêu thụ mỡ dự trữ nên thân trọng giảm. Điều cần biết là nên giảm thân trọng từ từ để cơ thể co thới gian thích nghi. Nếu giảm cân nhanh thì sẽ lên cân trở lại mấy hồi. Thân trọng tăng giảm nhanh và nhiều lần sẽ gây xáo trộn sinh lý.
Cà dái dê có khả năng sinh nhiệt thấp kèm với chất xơ và chất nhày nên giảm cân tốt. Nên thêm cà dái dê vào thực đơn cuả ngườii mập phì, cao huyết áp, tiểu đường.
4-Phụ trị bệnh tim mạch.
Chất béo không tan trong huyết tương nên phải núp dưới dạng kết hợp với cholesterol và apoprotein gọi là lipoprotein. Lipoprotein lại chia ra nhiều loại nhưng chỉ có 2 loại làm chúng ta lưu tâm là lipoprotein LDL (low density) và HDL (hignh density). Lipoprotein LDL dư thưà (nhân dân gọi là máu nhiễm mỡ) dễ bị oxy-hoá, tăng kết đọng tiểu cầu (tạo cục máu) và gây xơ động mạch. Động mạch bị giòn cứng và giảm khẩu độ, dẫn tới cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Nếu tảng xơ động mạch hoặc cục máu di chuyển tới tim gây gây đột tử (nhân dân gọi là chết không kịp ngáp), nếu lên não sẽ gây tai biến não. Chất nhày cuả cà dái dê làm giảm triglycerid và cholesterol cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Các tài liệu cuả Đại học Berkeley, Johns Hopkins, Harvard, Tufts gần đây còn cho biết, thực đơn nhiều chất xơ và kali cũng giảm nguy cơ đột tử và tai biến não (xem bài Chuối, Món ăn-bài thuốc q5).
Chất chống oxy-hoá (violantine) trong cà dái dê cũng tham gia ngăn chặn sự oxy-hoa lipoprotein LDL.
Đa số thuốc giảm cholesterol đều đắt tiền và có độc tính. Với căn bệnh này phải uống thuốc dài hạn nên cần tính chi li chi phí trị liệu. – ăn Cà dái dê là cách dùng thuốc hay nhất: an toàn,rẻ tiền,dễ kiếm và còn khoái khẩu nữa.
Cà dái dê đạt những tiêu chuẩn biên soạn sách Món ăn-bài thuốc.
Hãy ăn cà dái dê nướng. Nhớ đừng tưới thêm dầu mỡ. Cũng không ăn cà dái dê xào mỡ.
Món cà tím bung với đậu hủ, thịt nạc cũng thích hợp với trường hợp này.
Món cà dái dê lăn bột chiên chỉ ăn ít vì có chất béo và trứng.
5-Thông tiểu và thải urê.
Thực đơn nhiều thịt làm tăng urê-huyết. Purine trong thịt và đậu nành tích tụ gây bệnh thống phong với triệu chứng đau khớp ; điểmđau di chuyểntừ khớp này sang khớp khác chứ không ở một vị trí như bệnh thấp khớp.
Cà dái dê thông tiểu, tăng thải urê và acid uric
Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề
Tác dụng chữa bệnh của cây đu đủ
Tác dụng chữa bệnh của cây vú sữa
Công dụng chữa bệnh của quả chuối
Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay
Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu
(st)