Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu và cách sử dụng

Chào bạn.

# Các bộ phận của cây nhàu ( noni) được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Rễ của cây nhàu, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

# Tác dụng của quả nhàu: Làm đẹp da, tóc, ngăn ngừa lão hoá, trị đau nhức xương khớp, cao huyết áp, hạ đường huyết, giảm căng thẳng, ngừa ung thư, tăng sức đề kháng ngăn ngừa bệnh, … và nhiều công dụng khác.

# Nhàu là bài thuốc quý trong dân gian rất phù hợp với người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đau xương, viêm khớp, phong thấp…

# Tất cả các bộ phận cuả cây nhàu đề được sử dụng: từ quả nhàu, thân cây nhàu, rễ nhàu, lá nhàu đều có thể sử dụng làm thuốc. Từ trái Nhàu có thể dùng chế biến thành các sản phẩm: Nước cốt nhàu, bột nhàu, viên nhàu, xà bông trái nhàu…

Cách ngâm rượu nhàu: Trái Nhàu khô làm sạch, ngân với với rượu trăng vừa đủ ngập trái Nhàu. Ngâm sau 1 tháng là dùng đươc.

- Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ trước hoặc sau bữa ăn.

- Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.

- Trái Nhàu khô làm sạch, tán nhỏ (để chất trong Nhàu có thể hoà vào nước tốt hơn) đun với nước sôi. Uống thay cho trà dùng hằng ngày.

- Quả nhàu chín còn được ướp đường để lấy nước cốt: quả nhàu 1kg, đường cát trắng 300g. Cho quả nhàu đã rửa thật sạch vào lọ thủy tinh, ủ thật chín, sau đó trôn đều với đường cát rồi đậy kín, để lâu khoảng 3 tuần. Lấy ra tán nhuyễn trên rây để lọc lấy nước cốt, đựng trong lọ sạch, bảo quản cẩn thận để dùng dần.

* Bảo quản tủ lạnh, phòng được nấm mốc làm hỏng nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần1 muỗng (thìa) canh, trước bữa ăn.

* Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non.

* Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

* Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc và uống.

I./ Bài thuốc chữa bệnh từ tác dụng của quả nhàu, cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế:

Tác dụng quả nhàu Chữa huyết áp cao: rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 – 40 gr nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 – 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 – 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định. Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày, trong bữa ăn uống một ly nhỏ trị được chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại.

Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể.

Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 – 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu.
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

- Tác dụng quả nhàu chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

- Tác dụng quả nhàu: chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).

- Tác dụng quả nhàu chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Tác dụng quả nhàu chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).

- Tác dụng quả nhàu chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.

Các cách sử dụng quả nhàu:

- Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng – điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương…

- Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu.

- Chà xát quả nhàu tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau.

- Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả.

- Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp bạn cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai.

- Nếu bạn không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.

- Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

II./ LIỀU LƯỢNG UỐNG NƯỚC CỐT NHÀU:

• Những Bạn khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.

• Đối với Bạn lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.

• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.

• Nếu các Bạn nào bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.

• Những Bạn mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 180-240ml/ngày.

• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Bệnh về mắt thì có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.