Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ gia bì
Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.
Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16 g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải:
- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.
Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
Hè về, Vải được bày bán tràn lan trên các con phố, ngóc ngách của Hà Nội với giá cả cũng khá rẻ. Nhiều người thường mua một lúc 5-7kg về ăn nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết được công dụng của Vải. Hãy cùng amthuc365.vn khám phá những lợi ích mà trái Vải mang lại nhé
Người ta cho rằng Dương Quý Phi đời nhà Đường (Trung Quốc) nhờ ăn quả vải thường xuyên mà đã trở thành một tuyệt thế mỹ nhân thời đó. Theo các sách thuốc cổ, việc thường xuyên ăn vải giúp bổ não, lợi tỳ vị, phục hồi rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu.
Vải cũng làm đẹp da, rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ.
Vải có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, caroten, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, quả vải còn có tác dụng chữa bệnh từ lâu đời với tên thuốc trong y học cổ truyền là lệ chi.
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Cùi quả vải (lệ chi nhục) được dùng phổ biến dưới dạng nước giải khát với cách chế như sau: Chọn 1kg quả vải chín đỏ, bóc vỏ và hạt (để riêng), chú ý không làm nát cùi. Lấy 3 lít nước đã hòa tan 0.5kg đường kính và 5g acid citric, đun sôi trong khoảng 5-10 phút.
Khi nước còn ấm, cho cùi vải vào rồi đựng trong lọ kín, đun cách thủy khoảng 20 phút để diệt khuẩn. Để nguội, nút kín. Khi dùng, lấy nước và cùi vải ra cốc, pha thêm nước đun sôi để nguội cho đủ ngọt để uống. Đây là loại đồ uống ngon, mát, rẻ tiền trong mùa hè với tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, bổ dưỡng, tiêu độc.
Chống tiêu chảy: Cùi vải phơi khô 10 quả, phối hợp với đại táo 5 quả, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày là thuốc dưỡng huyết, bổ tỳ.
Chữa nấc: lấy cùi vải khô 7 quả, gừng tươi 6g, nấu với đường đỏ.
Nhưng cũng có người cho rằng ăn nhiều vải sẽ phát nhiệt, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây chảy máu cam, sinh mụn nhọt, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Hạt vải (lệ chi hạch) cũng được dùng làm thuốc. Cách chế biến là bổ đôi, đồ qua hơi nước, rồi phơi khô để tránh bị sâu mọt. Thường dùng loại hạt to, mẩy, màu đen sáng bóng. Nó có tác dụng giảm đau trong các bệnh tinh hoàn sưng đau, thống kinh, dạ dày lạnh đau, thoát vị bẹn. Liều dùng hằng ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa đau bụng kinh hoặc sau đẻ: Hạt vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20g, hương phụ sao 40g, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc nước cơm, ngày 2-3 lần.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, vỏ quýt xanh (thanh bì), quả hồi ba thứ lượng bằng nhau, sao qua, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 8g với rượu.
Chữa đau nhức răng: Hạt vải gọt vỏ ngoài, lấy nhân, sấy khô, tán bột, rây mịn. Khi dùng, chấm thuốc vào chỗ răng đau làm nhiều lần trong ngày.
Vải thiều là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam , In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin. Vải thiều có hương vị đậm đà, không chỉ là loại hoa quả ngon mà có tác dụng chữa bệnh.
Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư:
Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
Giúp máu tuần hoàn:
Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Tác dụng giảm đau:
Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6 gam dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8 gam với rượu.
Chữa đau bụng:
Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Chữa đau răng:
Dùng múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao, sau đó đắp lên vùng đau, hoặc giã nát múi vải, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Lưu ý:
Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.
Thành phần hóa học: Cùi vải chứa đường, acid ascorbic, acid citric, protein, caroten, acid nicotic riboflavin, calci, sắt phốtpho. Vỏ quả chứa cyanidin glycosid, chất anthoxanthin màu vàng. Hạt vải có tanin, saponoid, dẫn chất glycin và flavonoid (quercetin, quercitrin). Theo Đông y, lệ chi nhục tính cam toan ôn; vào tỳ, vị, can. Tác dụng sinh tân dưỡng huyết, lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, mất nước, khát nước (phiền khát), nôn ói, đau bụng, đau răng, lao hạch, sưng hạch, viêm tấy khoang bàn ngón tay (đinh nhọt), sang chấn đụng giập xuất huyết. Lệ chi hạch tính vị cam sáp ôn, tác dụng ôn trung lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thoát vị, đau do viêm loét dạ dày, thống kinh…
Công dụng chữa bệnh của vải thiều
Mấy cái chuyện về đông, tây y học gì đó thì tui không rành lắm, hồi trước có nghe giang hồ đồn đại rằng vải không tốt cho sức khỏe tý nào hết, trẻ em mà ăn nhiều sẽ bị các triêu chứng ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo bón. Người Trung Quốc thì cho rằng " một quả vải bằng 3 bó đuốc", ý họ nói là vải nóng gây nhiệt không nên ăn nhiều ấy, hèn cho mà vải của chúng ta khó xuất qua China thế.
Tuy nhiên bây giờ thì người ta cho rằng nếu biết cách sử dụng hợp lý loại trái cây này, không những không có hại cho sức khỏe, mà nó còn là bài thuốc chữa bệnh rất quý hiếm cho mọi người đấy.
- Ai bị suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương thì làm theo cách sau đây heng:
- Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
- Vải khô 10 quả: ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.
- Đối với đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm). Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.
Y học cổ truyền cho rằng, vải bổ tỳ ích can, sinh tân chỉ khát, ích tâm dưỡng huyết, lý khó chỉ thông giáng nghịch chỉ ách.
Vải - Litchi chinensis Sonn., thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae. Có vị ngọt chua, tính ấm. Dùng phòng trị với các chứng như rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây tiêu chảy, phiền khát, nôn oẹ, dạ dày lạnh đau, lao hạch, đinh nhọt, đau răng, thiếu máu do băng huyết, chấn thương chảy máu...
Quả vải
Tác dụng thực dưỡng
- Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng. Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ… thấy rõ.
- Tăng cường chức năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
- Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống: vải được nhiều người biết đến tác dụng bồi bổ ra, còn có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu…
- Chỉ ách nghịch, chỉ phúc tả (giảm trào ngược, cầm tiêu chảy): vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.
Các món ăn bài thuốc từ vải
- Chè vải - táo đen: vải tươi 100g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, trước tiên cho táo vào nồi, sau khi dùng nước nấu ra, cho vào vải; đường trắng, chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tỳ dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt). Thích hợp dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, sắc mặt vàng bủng, mất ngủ hay quên. Cũng có thể thường dùng cho phụ nữ sản hậu thiếu máu, người bị thiếu máu.
- Cháo vải - hạt sen: vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim) 5 quả, gạo 60g. Trước tiên vải khô lột bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy. Đối với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi thận suy tiêu chảy giấc sáng, thường dùng có hiệu quả.
- Canh vải - phổ tai: vải khô 7 quả, phổ tai (hải đới) 30g, rượu gạo một ít. Vải khô lột bỏ vỏ ngoài, phổ tai sau khi ngâm nở rửa sạch, cắt lát; cho nước vào nồi, thêm vào vải khô; phổ tai lát, sau khi nấu sôi chuyển qua lửa nhỏ hầm phổ tai đến mềm, thêm vào một ít rượu gạo, nấu sôi thì dùng. Món canh công hiệu nhuyễn kiên tán kết (làm mềm, hóa giải sự kết tụ).
- Sirop vải: vải 1 kg, mật ong lượng vừa. Cơm vải tươi ép ra dạng tương, cho vào nồi, thêm vào mật ong trộn đều, sau khi nấu chín cho vào trong lọ, đậy kín để hơn 1 tháng, để dạng tương kết thành cao thơm, cho vào tủ lạnh để bảo quản. Món sirop này công hiệu ích khí dưỡng âm (bồi bổ âm dương), thông thần kiện não (sảng khoái). Thích hợp dùng trong các chứng bệnh như thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, miệng khát, khí suyễn (khó thở), ho, chán ăn, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, táo bón. Người bình thường dùng còn trợ giúp thông minh, làn da sáng đẹp, sống lâu. Vải mang tính ấm nhiều, không nên ăn nhiều trong một lúc.
Dương Quý Phi là một tuyệt thế mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Sự nổi tiếng về sắc đẹp có mối liên quan nhất định đến sở thích ăn vải của nàng. Quả vải vỏ đỏ hồng, cùi trắng màu sữa nõn nà, mọng nước, đưa vào miệng đã tan, ngọt ngào thơm tho, làm sao mà Dương Quý Phi không thích.
Đường Minh Hoàng muốn làm vui lòng nàng, đã bắt đưa vải từ phương Nam xa xôi mấy ngàn dặm tới Tràng An. Ngựa chở vải phải thay nhau phi nhanh suốt ngày đêm, chết không biết bao nhiêu con. Nhiều nhà thơ đương thời như Đỗ Phủ, Đỗ Mục đã sáng tác những vần thơ đả kích việc làm trên của Đường Minh Hoàng. Song sự kiện trên cũng chứng tỏ giá trị cao quý của quả vải.
Danh y đời Minh là Lý Thời Trân đã viết trong “Bản thảo cương mục”: “Việc thường xuyên ăn vải sẽ giúp bổ não, khỏe người, chữa được bệnh tràng nhạc, ung ngọt, khai vị lợi tì. Cùi vải khô bổ nguyên khí, là loại thuốc bổ cho phụ nữ và người già yếu”.Quả vải giúp an thần, dưỡng khí
Thành phần dinh dưỡng trong phần cùi quả vải chủ yếu là đường glucose - chiếm 66%, đường mía chiếm 5, protein 1,5%, lipit 11%, cùng nhiều loại vitamine C, A, B, các axit hữu cơ như axit citric và các muối khoáng... Trong hạt vải cũng có tannin, tro, chất béo...
Đông y cho rằng quả vải có vị ngọt chua, tính ôn đi vào các kinh phế, tỳ, nhờ vậy làm cho mát phổi, bổ âm tỳ, gan, huyết, sinh nước bọt, giải khát, làm người khoan khoái, bớt bốc nóng, nặng đầu, chữa trị được mụn nhọt và nhiều bệnh khác. Với người già, có thể tận dụng quả vải làm thuốc chữa bệnh như sau:
- Rượu hồi xuân (nhờ tác dụng của phương này làm bổ nguyên khí, ích tinh thần, rất hợp sử dụng cho người già, tuổi trung niên mà thể chất yếu, tinh thần kém phấn chấn): Lấy cùi vải 1.000g (quả vải đã bóc bỏ vỏ và hạt), rượu gạo 2.500ml (2 lít rưỡi), nhân sâm 30g. Thái mỏng nhân sâm, cùng cùi vải cho vào túi vải lụa rồi ngâm vào trong bình rượu. Đậy kín nắp để sau 5 ngày gạn nước ra uống hàng ngày vào hai buổi sáng và tối. Mỗi lần uống 10ml.
- An thần, dưỡng khí: Vải khô 5 quả, bóc lấy cùi vải khô, gạo vụ xuân 1 nắm, cho cùng vào nấu thành cháo, ăn ngày 3 lần. Nếu cho thêm hạt sen và sơn dược vào nấu cùng thành cháo mà ăn lại càng hiệu nghiệm.
Tác dụng chữa bệnh của quả cà
Tác dụng chữa bệnh của quả bầu
Tác dụng chữa bệnh của quả bơ
Tác dụng chữa bệnh của quả bồ kết
Tác dụng chữa bệnh của quả bí đa
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả
(st)