Tác dụng chữa bệnh của quả vú sữa

Chất nước ngọt ngào, thơm và trắng đục của vú sữa dầm với đá và sữa, là món sinh tố giải khát được nhiều người ưa thích. Lá vũ sữa hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp.



Vú sữa (Chrysophyllum cainito) là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn), có thể cao từ 6-30m, có tán lá dày và khỏe, thuộc họ Sapotaceae. Vú sữa có nguồn gốc ở các vùng đất thấp của Mexico, Trung Mỹ và quần đảo Caribe. Ở nước ta, vú sữa được trồng từ rất lâu với nhiều giống khác nhau, trong đó vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Tiền Giang được coi là giống nổi tiếng nhất.

Vú sữa tùy theo giống sẽ có vỏ màu tím, dày, vị ngọt hơn loại vỏ mỏng màu xanh. Vỏ vú sữa chứa nhiều nhựa mủ, không ăn được. Vú sữa có hương vị giữa trái vải và trái hồng, ngoài việc cung cấp khoảng 67,2 Kcal/100 gr còn có nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid (dầu acid malic), có thể sử dụng tươi hoặc làm nguyên liệu trong nhiều loại cocktail.

 

Theo Fruitinfo, lá vú sữa hãm lấy nước uống là bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp, tiêu chảy nhẹ (trong trường hợp nặng có thể cho thêm lá ổi); hoặc dùng làm nước súc miệng trị sưng nướu răng, viêm miệng, viêm họng... bằng cách đun nóng khoảng 1 chén lá tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.

Còn vỏ cây vú sữa dày, gồ ghề màu sẫm với những đường sọc dài, được cho là có thể dùng để sắc nước uống giúp giảm cơn ho, cơn đau dạ dày và phục hồi sức khỏe rất hiệu quả. Lời khuyên là khi sử dụng các phương thuốc này, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

Thông thường, khi chọn vú sữa chúng ta chọn những trái màu sáng, bóng nhẵn, vỏ chuyển từ xanh nhạt sang màu kem đến hơi nâu ở phần đáy trái, ít tỳ vết và còn cuống.

Hỗn hợp vú sữa và cam là loại thức uống tuy hơi lạ nhưng có hương vị rất ngon, giải khát tốt. Bạn cần 4 trái vú sữa và 3 trái cam, 1/4 tách đường, 1/2 tách kem tươi. Nạo cơm nạc vú sữa, tách múi cam và cho vào máy xay sinh tố cùng với đường và đá nhuyễn. Sau cùng cho kem tươi vào.

Lưu ý: Khi chọn ăn vú sữa bằng cách vò xoay cho mềm thì đừng rút cuống rồi nút, bởi vú sữa thường có sâu ngay cuống.


Trị tiêu chảy hiệu quả bằng lá vú sữa.

Cây vú sữa có giá trị y học rất cao khi quả, vỏ, thân, hạt, lá... đều chứa nhiều dược tính. 

Nhiều nước đã có kinh nghiệm dùng lá vú sữa làm thuốc trị tiêu chảy rất tốt.

Cách chế biến như sau: rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 ly nước sạch và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén cho người lớn; mỗi lần 1/4 chén cho trẻ em 2-6 tuổi; mỗi lần 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.

Trong trường hợp tiêu chảy nặng hơn có thể bỏ thêm lá ổi vào nấu.

Chế biến như sau: dùng 1 chén lá vú sữa nấu chung với 1 chén lá ổi (tất cả đều cắt nhỏ), thêm vào 3 ly nước nấu càng lâu càng tốt, ít nhất là khoảng 30 phút, sau đó uống với liều tương tự như trên.

Lá vú sữa còn được dùng để trị sưng nướu, viêm miệng, họng.

Chế biến như sau: đun nóng khoảng 1 chén lá tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.


Vú sữa – công dụng

Vú sữa – Chrysophyllum cainito L. (Pouteria cainito (Ruiz et Pav.) Radlk.), thuộc họ Hồng xiêm – Sapotaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn, có mủ trắng, cao 10-15m, có tán rậm, vỏ nứt nẻ, màu trăng trắng. Lá thuôn hay hình trái xoan, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông dày màu hoe; Hoa nhỏ mọc thành chùm ở nách lá, trắng, có cuống mảnh. 5-6 lá đài có lông hoe, 5-6 nhị. Quả mọng tròn, trắng vàng, lục đỏ hay tím tía, bóng láng, thịt quanh hạt mềm, trong, ngọt, có mủ như sữa. Hạt 5-9, dẹp, bóng, nhọn.



 


Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá – Fructus, Radix et Folium Chrysophylli.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (đảo Antilles) được nhập trồng rộng rãi để lấy quả ăn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hóa học: Quả xanh chứa dịch nhớt. Nhân hạt chứa lucumin, chất này nếu nhũ hóa, được dùng làm sữa hạnh nhân, sugar và các chế phẩm khác. Dịch sữa của thân cây giống như nhựa gutta – percha.

Tính vị, tác dụng: Quả xanh có vị chát, nhân hạt đắng. Rễ và lá có tác dụng làm tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau. Vỏ có tính chất bổ và kích thích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Vú sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng. Thịt quả có vị ngọt, dịu, nhưng ăn quả thật chín mới khỏi chát. Rễ và lá dùng chữa các chứng đau nhức, sưng tấy. Người ta cũng dùng lá sắc lấy nước uống chữa bệnh đau dạ dày.


CÂY VÚ SỮA – CHO TRÁI NGON, TẠO CẢNH ĐẸP NÊN TRỒNG.

   Khi dạo quanh các khu dân cư mới hình thành, khu biệt thự mới xây dựng. Sao lại thấy tiêng tiếc khoảng xanh cần thiết cho cuộc sống sao mà quá ít ỏi. Đất để trống hoặc ít có những cây trồng có lợi về môi trường cảnh quan và kinh tế như các loại cây ăn trái. Việc trồng cây trong khuôn viên nhà cho có lợi cao về kinh tế và môi trường còn nhiều vấn đề phải bàn. Nhưng đối với những cây mà vừa có bóng mát, lại cho trái ngon, có hoa đẹp và hiệu quả kinh tế thì nên trồng quanh nhà làm cảnh? Được vậy, thì hay vô cùng. Trong số nhiều loại cây trồng như thế, cây Vú sữa là một cây nên trồng lắm vậy.





   Cây Vú sữa- loại cây ăn quả vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ được tiếp nhận và trồng khá là phổ biến. Cây Vú sữa có tên khoa học Chrysophyllum cainino. L, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Đây là loại cây mọc nhanh, tán rộng, thân dẻo, có thể cao tới 10-15m. Trái Vú sữa ăn rất ngon và bổ. Lá của nó có thể dùng làm chè (Trà) và có tác dụng chống các bệnh đái tháo đường và thấp khớp. Vỏ cây có chứa chất bổ và có tác dụng kích thích dùng để chống ho rất tốt.

   Hiện nay cây Vú sữa được trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ. Riêng Tiền Giang là nơi trồng rất nhiều, nhiều nhất là huyện Châu Thành với quy mô trên 2.200 ha cây Vú sữa. Đây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trên vùng đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ thoát nước tốt. Khoảng cách trồng tốt nhất là 8-10 m/ cây.

   Cây Vú sữa hiện có nhiều giống như: Vú sữa lò rèn, Vú sữa nâu tím, Vú sữa vàng,Vú sữa bánh xe. Nhưng trong đó, thì giống Vú sữa lò rèn được trồng phổ biến nhất. Vú sữa lò rèn với những ưu điểm nổi bật như:  năng suất cao, vỏ mỏng, tỷ lệ thịt trái nhiều, độ brix cao, hương thơm, vỏ sáng đẹp, bán có giá nhất. Thương hiệu “Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim” (Châu Thành-Tiền Giang) được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến.

   Cây Vú sữa trồng từ nhánh chiết, thấp cây, tàn rộng; nếu được chăm sóc tốt thì chỉ cần đến 3 năm là có thể thu hoạch. Năm thứ 4 là cây Vú sữa bắt đầu cho trái tốt. Năm thứ 5 là cây bước vào giai đoạn cho trái ổn định và thu hoạch say trái nếu được chăm sóc tốt. Cây Vú sữa từ khi đậu trái cho đến thu hoạch khoảng 180-200 ngày. Mùa thu hoạch tập trung từ tháng 2 và tháng 3 dương lịch.

   Trước đây cây vú sữa là loại cây được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong các khu nhà biệt thự tại thành phố. Như khu làng Đại học Thủ Đức và những khu vực nhà biệt thự của quận1, quận 3 chẳng hạn. Bây giờ đã thấy ít trồng, có phải là do đất khuôn viên nhà hạn chế hay là nó không còn phù hợp?. Ở đây việc tìm hiểu về cây Vú sữa hay những cây trồng khác, cũng chỉ để thấy rằng khi tham gia trồng cây xanh thì nên chọn trồng những cây nào cho phù hợp và có lợi. Có mơ màng lắm không? Nếu nghĩ rằng, vận động thực hiện được công trình thi đua “ở đâu có khoảng trống, nơi đó có mãng xanh”, thực hiện tốt phong trào “xanh làng- xanh phố; đẹp xã- đẹp phường, lợi gia đình- ích cho xã hội” thì việc đưa nhanh, đưa nhiều cây xanh có ích (kể cả loại cây ăn trái) vào trồng tại thành phố là việc cần được thực hiện lắm .


Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả
Tác dụng chữa bệnh của quả cau
Tác dụng trị bệnh của quả La hán, cây Bung lai
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa
Tác dụng chữa bệnh của quả dâu tây
Tác dụng chữa bệnh của quả kha tử


(st)