Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: trị sốt rét
Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loại cỏ mọc hàng năm, thân mảnh, mọc đứng cao khoảng 40cm có màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3 cm, rộng 5-15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt.
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cả hai loại cỏ sữa nói trên mọc hoang khắp nơi và được dùng để chữa bệnh, nhất là bệnh lỵ.
Cỏ sữa thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Sở dĩ gọi là “cỏ sữa” bởi vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa còn có tác dụng xổ nhẹ. Sau đây là những bài thuốc từ cỏ sữa:
- Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa lá lớn bôi lên môi giúp mau lành các vết nứt nẻ môi.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Cầm tiêu chảy: Lấy khoảng 12gr thân lá cỏ sữa lá lớn nghiền hoặc xay chung với ít nước uống vào sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ.
- Chữa các bệnh nhiễm trùng da: Lấy cây cỏ sữa lá lớn phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
- Chữa thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang.
Chú ý: Cỏ sữa có độc nhẹ nên tránh dùng các loại cỏ sữa ở liều cao vì có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn mửa, nên uống cùng lúc khi ăn. Ngoài ra, chất “nhựa mủ” gây độc đối với cá và chuột.
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burm., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá.
Thu hái: Cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.
Tác dụng dược lý: Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng.
Thành phần hoá học: Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol.
Công năng: Thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
Công dụng: Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa.
Ở Ấn Độ còn dùng làm thuốc diệt sâu bọ, giã đắp chữa bệnh ngoài da.
Cách dùng, liều lượng: Toàn cây phơi khô, sao vàng, sắc uống, mỗi ngày 15-20g, có thể tới 50g cho trẻ em. Người lớn có thể dùng tới 100-150g.
Bài thuốc:
1. Lỵ trực trùng: dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
3. Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.
Cỏ sữa lá nhỏ thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nhỏ có đường kính 1,5 mm, nhẵn, dài 0,7 mm, có 4 góc. Khi bấm cây có nhựa mủ trắng chảy ra. Cỏ sữa mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các địa phương. Có thể thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cỏ sữa lá nhỏ để chữa lỵ. Theo Đông y, cây này vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Cỏ sữa lá nhỏ có độc với cua, cá, tôm, chuột. Trên người, ở liều điều trị chưa thấy độc.
Cỏ sữa lá to cùng họ với cỏ sữa lá nhỏ, là cây sống hằng năm, thân mọc thẳng, có thể cao 30-40 cm, màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3 cm, rộng 5-15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang ở khắp các địa phương.
Nó cũng được dùng làm thuốc chữa lỵ. Một số nước dùng cỏ sữa lá to chữa viêm loét giác mạc, đau mắt, ho hen... Cây này có hoạt chất gây độc với súc vật.
Một số bài thuốc thường dùng trong dân gian:
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên tổn thương.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Toàn cây có sữa lá nhỏ được dùng làm thuốc. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.
Cỏ sữa lá nhỏ.
|
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Thường dùng chữa lỵ, viêm ruột tiêu chảy, phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa, chữa bệnh ngoài da…
Lá mơ lông phối hợp với cỏ sữa có tác dụng chữa lỵ
|
Một số bài thuốc thường dùng:
Chữa hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn:
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g (trẻ em dùng 20g). rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 80g, sắc với 300ml nước còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5-7 ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, lá mơ lông 20g, hạt cau 25g, rau sam 100g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai vị sắc kỹ, lấy nước nấu cháo với gạo ăn ngày 1 lần. Ăn 5-7 ngày.
Chữa mẩn ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi, rửa sạch giã nát xoa vào chỗ bị mẩm ngứa hoặc nấu nước rửa.
Euphorbia thymifolia Burm., họ Thầu dầu (Euphobiaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Toàn cây.
Nhựa mủ trắng, alcaloid, sterol.
Chữa lỵ, đặc biệt đối với trẻ em. Ở Ấn Độ còn dùng làm thuốc diệt sâu bọ, giã đắp chữa bệnh ngoài da.
Toàn cây phơi khô, sao vàng, sắc uống, mỗi ngày 15-20g, có thể tới 50g cho trẻ em. Người lớn có thể dùng tới 100-150g.
Cỏ sữa đất, Vú sữa đất, Cẩm địa, Thiên căn thảo, Nhạ nậm mòn, Chạ cam (Tày), Nhả mực nọi (Thái).
Euphorbia thymifolia L.
Thầu dầu (Euphorbiaceae)
thyme-leaved spurge, thymifoliar euphorbia (Anh), euphorbe a feuilles de thym rougette (Pháp).
huyện Eakar - Tỉnh Đăk Lăk, ngày 25/04/2010.
Tiêu bản:
Chi Euphorbia có khoảng 650 loài phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ẩm. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài mọc rải rác khắp các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo, trung du, miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm. Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu (tháng 5-10).
Toàn cây (Herba Euphorbiae thymifoliae), thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Trên mặt đất: epitaraxerol, quercetin, 3 β - galactosid alcol. Thân lá: flavonoid (cosmosiin). Rễ: alkaloid (cymol, carvacrol, limonen, sesquiterpen), acid salicylic.
Tác dụng kháng khuẩn: cao lỏng 1/20-1/40 có tác dụng ức chế sinh sản của trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, S. sonneu, S. shigae. Tác dụng ngưng kết hồng cầu: nhựa cây có tác dụng này. Tác dụng hạ đường huyết: Ở thỏ, cơ chế là khuếch tán sự giải phóng insulin. Kích ứng niêm mạc, độc với cá và chuột.
Toàn cây chữa lỵ trực khuẩn, chữa tiêu chảy phân xanh ở trẻ nhỏ, mụn nhọt, phụ nữ băng huyết, ít sữa hoặc tắc sữa.
Tác dụng trị bệnh của cây cỏ sữa
Trong thành phần của cỏ sữa có chứa nhiều acid galic, quercetin, hợp chất phenolic, một ít tinh dầu và vết alcaloid. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc. Hiện nay, nhiều người sử dụng cây này để hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng cho đến nay chưa thấy tài liệu nào chứng minh được điều này.
Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L., thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), người Ấn thường gọi là “Lal dudhi”. Là cỏ mọc hàng năm, thân mảnh mọc đứng cao khoảng 50 cm. Nó mọc hoang như một loại cỏ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, người Úc gọi là “cỏ hen”, “cỏ rắn”, “cỏ lông mèo”. Dân gian Việt Nam gọi nó là “cỏ sữa” vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa.
Tác dụng trong điều trị như sau: dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa có tác dụng xổ nhẹ. Trong lá còn chứa nhiều cellulose. Mỗi ngày dùng 15 g cỏ sữa (dùng riêng hoặc phối hợp với 5 g hương nhu hay húng quế) ở dạng dịch ép nguyên chất, dạng bột dẻo hoặc dạng nước sắc. Chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi và hen suyễn nhờ tác dụng làm giãn phế quản và các mạch máu ngoại vi.
Cỏ sữa rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng tiêu chảy. Lấy khoảng 12 g thân lá nghiền hoặc xay chung với ít nước uống sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ. Chữa các rối loạn tiết niệu, sinh dục (bệnh lậu, hoa liễu, liệt dương, xuất tinh sớm hoặc những trường hợp sinh lý yếu, xuất tinh ngoài ý muốn). Lá cỏ sữa cũng được dùng để trị bệnh giun sán, đặc biệt là nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ nhỏ.
Sản phụ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa, cỏ sữa giúp gia tăng lượng sữa cho những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Cỏ sữa còn có tác dụng làm lành các vết loét trên da. Lấy cây cỏ sữa phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng. Làm tiêu các mụn cóc bằng cách bôi trực tiếp trên vùng da bị nhiễm. Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi, lấy dịch mủ của cây cỏ sữa bôi lên môi sẽ làm mau lành các vết nứt nẻ môi. Ngoài ra, lấy dịch mủ của cây cỏ sữa chà xát lên da đầu sẽ giúp cho tóc mọc mau và tăng trưởng tốt.
Cách dùng khá đơn giản: dạng trà, mỗi lần dùng khoảng 1 g, ngày 2 lần. Dạng nước sắc, 10 - 15 g, sắc với 200 ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dạng cao lỏng 1/1, ngày 10 - 15 ml uống trong ngày. Dạng cồn 1 - 3 ml mỗi ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Mặc dù có bằng chứng khoa học nhưng để kiểm soát hiệu quả đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, cần có sự kết hợp của nhiều chế độ: sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng... chứ không chỉ dùng mỗi cây vú sữa đất.
Vú sữa đất còn có tên gọi khác là cỏ sữa lá lớn, do cây này có nhựa mủ màu trắng như sữa và được nhân dân sử dụng với mục đích thông sữa, lợi sữa cho bà mẹ mới sinh con.
Ở châu Mỹ, người ta quen gọi là cây hen suyễn ( Asthma herb ), do các thầy thuốc bản địa sử dụng cây này để điều trị một số bệnh đường hô hấp như hen suyễn, ho, sổ mũi, viêm phế quản... Người Ấn độ và Việt Nam thường sử dụng toàn cây tươi để tẩy giun cho trẻ em, điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, lậu, vàng da, mụn nhọt,… Rễ cây vú sữa đất được sử dụng để chữa bong gân, viêm nhiễm, sẩy thai,…
Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định thành phần hóa học chủ yếu có trong cây vú sữa đất là các flavonoid (quecitrin, quercetol), terpenoid, coumarin, tannin, glycosid trợ tim, triterpene (phytosterol), diterpene (phorbol ester); alken, phenolic acid, shikimic acid (shikimic acid), choline… Và nhiều tác dụng dược lý cũng đã được chứng minh: thông sữa; cải thiện hô hấp; kháng khuẩn, giảm nhu động ruột; kháng viêm; kháng nấm; điều hòa miễn dịch; ức chế tinh trùng… Dịch chiết cồn vú sữa đất còn có khả năng gây độc tế bào chọn lọc đối với một số dòng tế bào ung thư như u hắc tố ác tính, ung thư biểu mô vẩy... Ngoài ra, dịch chiết nước của loại cây này còn có tác dụng ức chế aflatoxin trên một số ngũ cốc như gạo, lúa mì, lúa mạch, bắp, đậu phộng,…
Về công dụng điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường), các thử nghiệm in vitro và in vivo đã chứng minh cơ chế hạ đường huyết của dịch chiết cồn và phân đoạn ethyl acetate chiết xuất từ vú sữa đất, có liên quan đến khả năng chống oxy hóa và ức chế α-glucosidase. Trong khi đó, các phân đoạn n-hexane, chloroform, butanol và dịch chiết nước không thể hiện tác dụng này. Kết quả thực nghiệm này cho thấy vú sữa đất có triển vọng trong điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý, hiệu quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường là sự kết hợp của nhiều chế độ: sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng, sử dụng thuốc. Vì thế, bên cạnh việc phải nhận biết chính xác, chống nhầm lẫn cây thuốc, điều quan trọng nhất là không nên tự sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có tham vấn của bác sĩ điều trị.
Coi chừng nhầm với cỏ sữa lá nhỏ!
Vú sữa đất có tên khoa học là Euphorbia hirta L., họ thầu dầu – Euphorbiaceae, một loại cây mọc hoang dại nơi vùng đất ẩm, bên lề đường ở các nước nhiệt đới.
Euphorbia là một chi khá lớn trong họ thầu dầu, một số loài khác cũng có tác dụng tương tự nhưng lại chứa các diterpene ester có độc tính. Riêng ở Việt Nam, có một số cây khác cũng gọi là cỏ sữa (do thân có nhựa mủ trắng), như: Euphorbia microphylla – cỏ sữa lá tròn; Euphorbia hypericifolia – cỏ sữa lá ban; Euphorbia thymifolia – cỏ sữa lá nhỏ,… Một số người đã nhầm cây vú sữa đất với cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm.), cây này cũng có tác dụng thông sữa, cầm tiêu chảy, kiết lỵ, tẩy giun… nhưng chưa có tài liệu nào chứng minh hiệu quả giảm đường trong máu.
Có thể phân biệt vú sữa đất với cỏ sữa lá nhỏ qua hình thái thực vật:
Vú sữa đất: toàn cây có lông ráp, màu xanh hoặc nâu đỏ và có nhựa mủ trắng. Lá thường có màu xanh, mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 40 – 50mm, rộng 7 – 15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có hai lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả nhỏ, đường kính 1,5mm, khi già nứt thành ba mảnh, mang ba hạt rất nhỏ.
Cỏ sữa lá nhỏ: thân màu đỏ tím, hơi có lông, mọc bò tỏa rộng trên mặt đất, có lông ít và có nhựa mủ trắng. Lá nhỏ, màu đỏ nâu, mọc đối, hình bầu dục có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co, ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có bốn góc lồi, dài 0,7mm.
Cây cỏ sữa lá nhỏ
Euphorbia là một chi khá lớn trong họ thầu dầu, một số loài khác cũng có tác dụng tương tự nhưng lại chứa các diterpene ester có độc tính. Riêng ở Việt Nam, có một số cây khác cũng gọi là cỏ sữa (do thân có nhựa mủ trắng), như: Euphorbia microphylla – cỏ sữa lá tròn; Euphorbia hypericifolia – cỏ sữa lá ban; Euphorbia thymifolia – cỏ sữa lá nhỏ,… Một số người đã nhầm cây vú sữa đất với cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm.), cây này cũng có tác dụng thông sữa, cầm tiêu chảy, kiết lỵ, tẩy giun… nhưng chưa có tài liệu nào chứng minh hiệu quả giảm đường trong máu.
Vú sữa đất: toàn cây có lông ráp, màu xanh hoặc nâu đỏ và có nhựa mủ trắng. Lá thường có màu xanh, mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 40 – 50mm, rộng 7 – 15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có hai lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả nhỏ, đường kính 1,5mm, khi già nứt thành ba mảnh, mang ba hạt rất nhỏ.
Cỏ sữa lá nhỏ: thân màu đỏ tím, hơi có lông, mọc bò tỏa rộng trên mặt đất, có lông ít và có nhựa mủ trắng. Lá nhỏ, màu đỏ nâu, mọc đối, hình bầu dục có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co, ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có bốn góc lồi, dài 0,7mm.
Ý nghĩa các loài hoa
Trồng hoa ban công chung cư như thế nào
Hướng dẫn trồng hoa thiên lý
Cách làm tinh dầu dừa an toàn
Tác dụng của cây lược vàng
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe
Tác dụng của nha đam (lô hội)
Tác dụng của rau ngót
Công dụng của nhựa cây mướp
Làm đẹp từ cây lô hội
Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của chuối
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Hoàn ngọc-cây thuốc quý
(ST).