Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: trị sốt rét
Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe
Cây hoàn ngọc có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein, tác dụng ức chế Monoaminoacydase (MAO) và tác dụng bảo vệ gan.
Cây hoàn ngọc là gì?
Cây hoàn ngọc, hay còn gọi là cây khỉ, là loại cây có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Có 2 loại cây hoàn ngọc là cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc đỏ.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây hoàn ngọc.
Cây hoàn ngọc đỏ là cây bụi, cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lá của cây hoàn ngọc có vị chát, hơi chua, có thể ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Cây hoàn ngọc trắng, cũng có thể chữa trị được nhiều bệnh tật.
Công dụng trị bệnh của cây hoàn ngọc
Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ nội…: Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, ngày 2-3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày.
Cầm máu
Chữa xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm tan máu tụ do chấn thương, trĩ nội, trĩ ngoại ra máu, ho ra máu… Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, hay sắc 10g lá khô, uống như nước chè, dùng liền 5 – 7 ngày.
Chữa lở loét
Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một chút muối, giã nát, đắp vào vết thương sẽ làm tiêu mủ, giảm sưng, vết thương mau liền, chóng lên sẹo.
Chữa sẹo lồi, mụn lồi
Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo nhu cầu, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tam sẹo, mụn lồi. Đắp đến khi mặt da phằng thì ngừng thuốc.
Chữa đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân
Người bệnh chỉ cần ăn 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi.
Giảm đau trong ung thư gan, phổi, dạ dày
Người bệnh ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 3-7 lá, có thể dùng kéo dài được 6 tháng.
Những lưu ý trước khi sử dụng cây hoàn ngọc chữa bệnh
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, Uỷ viên BCH Hội Đông y TP HCM, cần phân biệt 2 loại cây hoàn ngọc:
Loại dùng trong chữa bệnh: Có lá hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5-1 m, có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk, thuộc họ ôrô (Acanthaceae).
Loại không dùng chữa bệnh: Là loại cây hoàng ngọc lá dài, màu xanh đậm, thân bò, trên 1 m.
Tiến sĩ Trần Công Khánh cho biết, đã có nghiên cứu, sơ bộ xác định trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể. Riêng về tác dụng giảm đau của hoàn ngọc, ông khẳng định là chưa ghi nhận được bất cứ trường hợp lâm sàng nào.