Tác dụng của cây trầm hương

Trầm hương được Đông y coi là một vị thuốc rất quý. Trầm giúp bổ dương, bổ thận khí, chữa yếu sinh lý ở đàn ông, trợ tim, trị tiêu chảy, chống nôn...

Theo lương y Huỳnh Văn Quang ở TP HCM, trầm hương, kỳ hương (kỳ nam) từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên.

Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng, những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về ăn. Hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành kỳ nam.

Đông y phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao).

Kỳ hương được phân ra làm những loại: hắc kỳ (có màu đen, là loại đắt tiền nhất); thanh kỳ (màu xanh xanh, còn gọi là hoàng kỳ) và bạch kỳ (màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn" bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm, đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết.

Công dụng của trầm - kỳ

Trầm - kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm - kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ. Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm - kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ giới tính. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - kỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - trầm chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam.

Trong Đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Trầm giúp bổ nguyên dương, bổ thận khí, trợ sức cho công năng của tỳ thận. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp hen suyễn thở dốc. Người có chứng âm hư hỏa vượng (đang sốt, khô gầy) tuyệt đối không được dùng trầm.

Kỳ nam chữa tiểu không cầm được, giúp giao hợp được lâu, rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như: đau do hơi dồn tức trong bụng, đau bụng tiêu chảy thể tả. Thường không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa để trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm) vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.

Một số bài thuốc:

Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.

Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.

Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.


Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.

Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.

Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.

Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm.

Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân ta thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm” giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.

Trầm hương: truyền thuyết và công dụng

Trầm hương được lấy từ cây trầm, trầm gió hay tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae).

Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất rắn như đá, nặng, bóng, màu cánh gián, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.

     Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng. Người ta gọi đó là “tốc trầm”. Trầm hương được phân loại thành trầm và kỳ nam, trong đó, kỳ nam được coi là loại tốt nhất. Kỳ nam lại được chia thành nhiều loại nữa theo phương thức cổ điển của y học cổ truyền “nhất bạch, nhì thanh, tam hoàng, tứ hắc”, cụ thể là bạch kỳ nam (màu trắng, loại I, rất hiếm), thanh kỳ nam (màu xanh, loại II), huỳnh kỳ nam (màu vàng, loại III), hắc kỳ nam (màu đen, loại IV).

     Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân ta thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm” giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.

     Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.

     Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.

     Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận.

     Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.

     Theo kinh nghiệm dân gian, trầm hương được dùng với công dụng như trên ở liều 2-4g dưới dạng thuốc bột, ngâm rượu hoặc mài nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

   - Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày: Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.

   - Chữa hen suyễn: Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.

   - Chữa tinh thần xúc động, khí dồn lên thở gấp: Trầm hương, nhân sâm, ô dược, hạt cau, lượng mỗi thứ 4g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.

     Để tạo mùi thơm đặc biệt và làm tăng giá trị sử dụng của các loại cao động vật, người ta thường gia thêm khi nấu cao ít trầm hương đã tán vụn. Chú ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.

Từ trầm hương đến kỳ hương

     Theo lương y Huỳnh Văn Quang - hội viên Hội Đông y VN (TP.HCM) thì: "Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trầm hương, kỳ hương có xuất phát từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên (như loại nấm Crytosphaerica magifere)".

     Còn theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM): "Kỳ hương hay còn gọi là kỳ nam được tạo thành từ cây gió lâu năm. Gió có 3 loại thường gặp: gió lưỡi trâu; gió lang và gió bầu. Trầm hương có xuất xứ từ hai loại gió lưỡi trâu và gió lang. Còn cây gió bầu (có tên khoa học là Aquilaria Agallochea thuộc họ trầm hymelaeaceae) thì tạo thành kỳ nam. Gió tự mọc trong rừng, phát triển thành cổ thụ, thường mọc ở các vùng núi miền Trung (như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam...). Đông y gọi kỳ nam là "già nam", ngoài ra còn có những tên gọi khác như: già nam hương, nhự nam hương, lục kết, mật kết, sạn hương, hổ ban kim ty kết và kỳ nam hương".


Trầm hương - Ảnh: Thanh Tùng

     Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng rồi những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về ăn, hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành kỳ nam (!).

     Ngoài ra, theo lương y Huỳnh Văn Quang, còn có một loại cây có tên là "đàn hương", cũng có mùi thơm gần giống như trầm - kỳ, loại cây này cũng có tác dụng chữa bệnh, nhưng rẻ hơn rất nhiều so với trầm - kỳ, trong nước không có loại cây này.

     Về phân loại trầm - kỳ, theo lương y Huỳnh Văn Quang, thực chất trầm và kỳ đều xuất phát từ cây gió. Trầm được khai thác từ phần thân, còn kỳ được khai thác chủ yếu ở bộ phận rễ của cây gió. Đông y phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao). Kỳ hương được phân ra làm những loại: hắc kỳ (có màu đen, là loại kỳ đắt tiền nhất); thanh kỳ (kỳ có màu xanh xanh, còn gọi là hoàng kỳ) và bạch kỳ (kỳ có màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn" bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm, đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết!

Sức quyến rũ và công dụng của trầm - kỳ

     Trầm - kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Đặc điểm của trầm - kỳ là ở hương thơm, đặc biệt là kỳ. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm - kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ! Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm - kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ phái nam hay phái nữ. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - kỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - nam chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam!

     Trong đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Theo Đông y, tính khí của hai vị thuốc trầm và kỳ có sự khác nhau. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Trầm có có vị cay, tính ấm, hơi ngọt, có tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị và thận (tỳ kinh, vị kinh và thận kinh) của cơ thể. Trầm có tác dụng giáng khí xuống; hạ đờm; bổ nguyên dương; bổ thận khí; trợ sức cho công năng vận hóa của tỳ thận. Ngoài ra, còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp bị chướng khí nghịch làm khó thở, hen suyễn thở dốc và bệnh đang nguy phát, có những cơn nấc không dứt được. Một điểm lưu ý là người có chứng âm hư hỏa vượng (người đang sốt, khô gầy) thì tuyệt đối không được dùng trầm".

     Còn theo lương y Trần Duy Linh: "Kỳ nam có công dụng chữa trị chứng đi tiểu không cầm được; giúp cho bền vững tinh khí (giao hợp được lâu); rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như, bệnh khí thống (đau do hơi dồn tức trong bụng), hay đau bụng tiêu chảy thể tả; còn có tác dụng tiêu tan đờm dãi (dùng trong trị chứng ho). Thường người ta không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu (vì như thế sẽ làm bay mất hương khí của kỳ), mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa làm đồ trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm), vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo. 

Tác dụng chữa bệnh của Trầm hương

     Trầm hương là gỗ có chứa nhiều nhựa của cây trầm, thả xuống nước chìm (trầm), có mùi thơm đặc biệt (hương). Đây là một vị thuốc quý hiếm trong Đông y. Trầm hương còn có một vài tên gọi khác như kỳ nam, trà hương, gió bầu, trầm gió.

     Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.

     Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.

     Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

     Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

     Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.

     Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm


Theo lời đồn thì một kg kỳ nam, chỉ là gỗ và tinh dầu mà có giá tới 9 tỷ đồng, đắt hơn cả vàng ròng. Vậy kỳ nam là thứ gì và dùng để làm gì mà đắt khủng khiếp như vậy?

Đứng bên cây dó bầu trồng trước nhà, GS-TS Đinh Xuân Bá nói câu rất hình ảnh: “Trong đau thương dó biến thành trầm”. Sự hình thành của trầm, kỳ khiến con người suy tư về lẽ sinh tồn.

Theo dân gian, cách tạo trầm, kỳ của cây dó rất đặc biệt. Theo đó, hương trời theo gió quấn quýt thân cây dó bầu. Thứ hương trời đó cứ ngấm dần vào da, ăn dần vào thịt cây. Trầm, kỳ chính là thứ hương trời thấm đẫm trong lõi cây dó.
 

GS. Đinh Xuân Bá và công nhân trong trang trại dó bầu của ông ở Hà Tĩnh. 


Chuyện khác kể rằng, do thân cây dó bị bọng, loài ong, kiến làm tổ ở đó, tha mật về ăn. Hương mật ngấm vào thịt cây dó lâu ngày rồi hòa trộn với nhựa cây mà kết thành trầm hương, kỳ nam.

Đấy là chuyện kể của dân gian, còn khoa học đã lý giải cặn kẽ quá trình tạo trầm. Trầm hương và kỳ nam là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây dó bầu. Nhưng không phải cây nào cũng cho trầm. Cả ngàn cây mới có một cây cho trầm, cả triệu cây mới có cây cho kỳ. Những cây cho trầm, kỳ thường là những cây bị thương tích. Khi cơ thể cây dó bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương, và thứ nhựa đó là trầm, kỳ.

Cây dó bầu trên trăm năm tuổi ở Tiên Phước, Quảng Nam. 


Việc cây dó tạo trầm như thế nào vẫn là điều bí hiểm, đã có cả trăm lý giải, song chưa lý giải nào hoàn thiện. Tuy nhiên, theo GS. Đinh Xuân Bá, qua nghiên cứu tài liệu từ các nhà khoa học đầu ngành về trầm, kỳ ở nước ngoài thì nhiều khả năng trầm là một bệnh phẩm hay sản phẩm của sự nhiễm bệnh. Nói cách khác, nó là sản phẩm của phản ứng tự vệ của cây chống lại sự nhiễm bệnh.

Nếu chỉ giải thích như vậy thì cây dó bầu nào cũng có thể cho trầm, kỳ nếu cây bị thương tích. Mà để cây bị thương tích, là chuyện rất đơn giản. Một người khua dao múa kiếm trong một ngày có thể khiến cả ngàn cây dó thương tích đầy mình.

Vết thương trên những cây dó bầu có thể tạo trầm. 


Ngoài vết thương, thì sự hình thành trầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài cây dó, thổ nhưỡng và thảm thực vật nơi cây dó sống, cây bị thương tích ở chỗ nào, do nguyên nhân nào, cây bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc nhiễm các loài ký sinh nào trên gỗ và đặc biệt là năng lực tạo ra phản ứng miễn dịch của cây dó... Chính vì có nhiều yếu tố tác động mới khiến cây dó bầu hình thành trầm nên trong điều kiện tự nhiên rất khó để có thể tìm thấy một cây dó bầu cho trầm.

Cùng với việc nghiên cứu các tài liệu khoa học nước ngoài, GS. Đinh Xuân Bá cũng thường xuyên gặp gỡ những người trực tiếp đi tìm trầm để tìm hiểu thực tế. Những người có kinh nghiệm tìm trầm giải thích với ông rằng, những cây dó bầu nào cao 30-50m, lá đã vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu như tổ kiến, hoặc gốc có gò mối đóng thì cây dó đó có thể cho trầm hoặc cả trầm lẫn kỳ.

Một cục kỳ nam xịn, đắt hơn cả vàng ròng. 


Khi gặp những cây dó bầu có đặc điểm đó, người ta sẽ chặt hạ cây, đào hết cả rễ rồi xả nát ra để tìm trầm. Trầm, kỳ có thể ở ngọn cây, thân cây, gốc cây, thậm chí ở rễ cây.

Cũng có khi, bằng những kinh nghiệm dân gian, không cần thấy cây dó bầu, nhưng nghi ngờ quanh vùng từng có dó bầu, họ cũng tiến hành đào bới dưới lòng đất để tìm trầm, kỳ. Nếu cây dó bầu từng có trầm, nhưng cây đã chết, mục ruỗng, bị phân hủy hoàn toàn từ cả trăm năm trước, thì trầm, kỳ sẽ vẫn còn tồn tại trong lòng đất.

Kỳ nam loại chất lượng khá. 


Giới tìm trầm thường gắn những truyền thuyết, thần thoại vào thứ gỗ đặc biệt này. Họ tin rằng, trầm, kỳ là hóa thân của vị thần Thiên Y Ana. Vì thế, trước khi đi tìm “vị thần”, họ thường ăn chay mấy ngày, ngủ riêng với vợ, không gây gổ đánh nhau, không có ý nghĩ xấu. Tìm thấy cây dó bầu rồi, họ thường nhịn đói để giữ mình thanh khiết, tắm rửa sạch sẽ dưới suối, cúng thần rừng để tạ ơn trước khi hạ cây.

Trầm hương và kỳ nam đều hình thành trong lõi cây dó bầu và có cơ chế hình thành gần như nhau. Nếu tích tụ tinh dầu đậm đặc thì là kỳ. Do đó, kỳ nam nặng hơn trầm hương. Việc phân biệt trầm hương và kỳ nam vừa dễ lại vừa khó. Với trầm hương loại 4, loại 5, thì có thể phân biệt dễ dàng, nhưng trầm hương loại 1 thì chả khác gì kỳ nam, thậm chí, trầm hương loại 1 cũng chính là kỳ nam.

Kỳ nam chất lượng thấp. 


Các nhà khoa học phân biệt dựa vào chiết xuất tinh dầu và các nghiên cứu đo đạc cụ thể, song giới mua bán, săn trầm thì dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trầm hương có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng, khi đốt khói lên hình vòng rồi tan nhanh trong không khí. Kỳ nam có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt. Kỳ nam chứa đậm đặc tinh dầu nên khi cháy khói lên thẳng và cao, bay lững lờ trong không khí rất lâu.

Tôi hỏi liệu trầm, kỳ có phải dược liệu hay không, GS – TS Đinh Xuân Bá lắc đầu không chắc chắn, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này, cũng chưa thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, một số sách cổ có nhắc đến tác dụng chữa bệnh của trầm hương.

Chế tác trầm hương, kỳ nam. 


Theo đó, các thầy thuốc dùng trầm hương làm thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị tiêu chảy, chống nôn mửa, hen suyễn, đau bụng, khó thở, thấp khớp. Ngoài ra, trầm hương còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cho phụ nữ sau khi sinh.

Kỳ nam cũng có một vài tác dụng như trầm hương, như lợi tiểu, chữa đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, cảm mạo…

Với những khả năng phòng và chữa bệnh như vậy, nên đồng bào ở vùng có trầm kỳ thường sắc loại dược liệu này với nước uống hàng ngày như trà. Một số làng bản ở vùng cao tỉnh Khánh Hòa, đồng bào còn dùng cả cục kỳ nam bọc vào tấm vải treo ở cửa sổ với ý nghĩa trừ tà khí. Trẻ em thì được đeo một miếng ở cổ hoặc tay và người ta xem đó như "bùa hộ mệnh".

Mẩu kỳ nam nặng 42,6g, được định giá 1.883USD. 


Trong các sách Đông y còn nói cả đến tác hại của trầm, kỳ. Theo đó, những phụ nữ mang thai mà uống tinh dầu trầm, kỳ sẽ bị trụy thai và những người suy nhược, suy gan, hỏa tính mà dùng trầm, kỳ sẽ có hại cho cơ thể...  

GS – TS. Đinh Xuân Bá cũng thử ngâm trầm hương với rượu để dùng, song thực sự chất lượng và tác dụng thế nào thì chưa thấy rõ. Hiện ông mới chỉ dùng trầm hương vào 2 việc là làm nhang và chiết tinh dầu ngửi cho… vui. Ông thường làm đủ các loại hương vòng, hương que và những thỏi hương bé xíu, ngắn như đầu lọc thuốc lá tặng mọi người đốt cho thơm nhà. Ngoài ra, ông cũng thường xuyên tặng mọi người những lọ tinh dầu trầm nhỏ bằng ngón tay và tặng luôn chiếc máy phát tán hương trầm. Khi cắm điện, chiếc máy sẽ phát tán tinh dầu khiến căn phòng thơm mùi trầm.

Với người Việt, trầm, kỳ chỉ có những tác dụng vô cùng đơn giản như vậy mà thôi. Vậy người nước ngoài mua kỳ nam để làm gì mà chúng đắt hơn cả vàng ròng, trị giá đến gần chục tỷ đồng/kg?

Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d?aigle, bois d?aloes.

Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre).

Thuộc họ Trầm Thymelacaceae.

Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống, do đó có tên gọi như vậy (trầm là chìm).

Tên kỳ nam (còn có tên kỳ nam hương) thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.

Mô tả cây

Trầm hương là loại cây to cao tới 30-40m, vỏ xám, xơ. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình thuôn, dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, nhọn ở phía cuống, đầu lá cũng nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt hơn, có lông. Cuống dài 4-5mm cũng có lông, mặt trên thành rãnh. Cụm hoa hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả khô, nang, hình lê, có lông, dài 4cm, rộng 3cm, phía dưới có chu tính (perigone) đồng trưởng. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp. Một hạt gồm một phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm.

Phân bố và quá trình tạo thành trầm hương

Trầm hương mọc hoang ở những vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Hội An, miền Nam Bộ Việt Nam. Mọc nhiều ở Campuchia.

Việc tạo thành trầm hương chưa rõ. Có người nói trầm hương được tạo thành do một bệnh gây nên bởi sự biến chất của những cứt chim ở kẽ cành. Hiện nay người ta mới chỉ biết rằng cây càng già, 10-20 năm hoặc lâu hơn, gỗ cây sẽ biến thành một chất bóng như đá sỏi, có những vết nhăn, gồ ghề trông giống như cánh con chim ưng, do đó có tên là gỗ chim ưng (bois d?aigle). Tuy nhiên, cũng có những mẩu gỗ không có các điểm trên mà chỉ có một màu nâu đỏ đều. Có những miếng gỗ chỉ có những điểm màu lam nhạt.

Tại những vùng có cây trầm hương bị bệnh (tức là bắt đầu có những điểm nâu đỏ), người ta thường làm nhà ở gần để canh, vì loại trầm thu được như vậy giá rất đắt, có khi gấp 20-30 lần. Một cây gió bầu có trầm cho từ 2-30kg trầm hương.

Trầm hương có hình dáng, kích thước không nhất định: Có khi là miếng gỗ, có khi là những cục hình trụ, thường dài khoảng 10cm, rộng 2-4cm, hai đầu có vết như dao cắt, có khi lại như miếng gỗ mục, mặt ngoài màu vàng nâu, có khi có những vết dọc sẫm màu, chất cứng nặng, nơi cắt ngang có thể thấy những đám nhựa màu đen hay đen nâu. Mùi thơm đặc biệt, khi đốt lên mùi thơm lại càng rõ rệt.

Trung Quốc thường nhập trầm hương của ta hay Ấn Ðộ, nhưng tại một số tỉnh miền Nam như Quảng Ðông, Hải Nam cũng có trầm hương, nhưng do cách lấy khác nhau, phẩm chất có khác, thường người ta quý loại trầm hương của Việt Nam hơn.

Công dụng và liều dùng

Trầm hương là một vị thuốc hiếm và đắt trong Ðông y, vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng giáng khí nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chủ yếu chữa các bệnh đau ngực bụng, nôn mửa, bổ dạ dày, hen suyễn, bí tiểu tiện. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh.

Ngày dùng 3-4g dưới dạng bột hay ngâm rượu. Ít khi sắc, thường chỉ mài với nước mà uống.

Ðứng về mặt công dụng làm thuốc, chúng ta không thể giải thích tại sao giá trầm và kỳ nam trên thị trường lại đắt như vậy. Ngay từ thế kỷ 16, theo lời một du khách Bồ Ðào Nha còn ghi lưu lại tại chợ Hội An, giá một gối bằng gỗ trầm nặng gần 500g lên tới gần 8kg vàng. Năm 1956, tại Nha Trang giá 1kg trầm hương cũng xấp xỉ 20 lạng vàng. Từ năm 1977 đến nay, ở các tỉnh phía Nam nước ta cũng có phong trào tìm khai thác trầm hương xuất khẩu, dẫn tới sự khai thác bừa bãi, phá hoại một nguồn đặc sản có giá trị. Chỉ một số rất ít các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) mới có trầm hương, do đó chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển. Từ xưa tới nay, ngoài công dụng làm thuốc, trước hết trầm hương là một chất thơm và chất định hương cao cấp. Xưa kia trầm hương được đốt trong những ngày lễ Tết. Hiện nay, người ta trích từ trầm hương những tinh dầu để làm chất định hương và chất thơm cao cấp.

Ðơn thuốc có trầm hương

Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày

Trầm hương 10g, nhục quế 10g, bạch đậu khấu 8g, hoàng liên 8g, đinh hương 10g. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 3 hay 4 lần, mỗi lần 1g bột này. Dùng nước nóng chiêu thuốc.

Ngoài cây Aquilaria agallocha, người ta còn khai thác gỗ của nhiều loài Aquilaria khác như Aquilaria malaccensis Lamk., Aloexylon agallochum Lour. và Excoecari agallocha L.

Ở các tỉnh phía nam, nhân dân còn dùng vị kiến kỳ nam hoàn toàn không lấy từ trầm hương mà là một cây mọc phụ sinh.

Với người Việt Nam, công dụng của trầm, kỳ rất khiêm tốn. Tính dược liệu thì chỉ là nấu nước như trà uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh đơn giản. Về mặt mỹ nghệ thì cũng không có gì đặc sắc, chỉ được điêu khắc làm tượng, một số sản phẩm trang trí, chế tác đồ trang sức, nhiều nhất là vòng đeo tay, tràng hạt cho những người tu hành dùng. Phần lớn trầm hương ở Việt Nam được dùng để làm nhang đốt cho thơm.

Theo nghiên cứu của GS-TS. Đinh Xuân Bá, thị trường trầm hương trên thế giới khá rộng lớn, khắp các châu lục đều dùng. Trung Đông là nơi dùng nhiều trầm hương nhất vì họ thích mùi trầm. Người theo đạo Hồi bôi trầm hương vào người như nước hoa. Vào các nhà thờ thì thấy mùi trầm đặc quánh. Đến tấm thảm để quỳ khi hành lễ cũng được tẩm tinh dầu trầm.

GS. Đinh Xuân Bá giữa trang trại dó bầu của mình ở Hà Tĩnh. 

Người Trung Đông tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương, nên công nhân, kỹ sư trong các hầm mỏ, khu vực khai thác, chế biến dầu đều sử dụng tinh dầu trầm. Trước khi làm việc, họ bôi dầu trầm lên người như phụ nữ bôi kem dưỡng da khi ra nắng. Ngoài ra, trầm hương được dùng để bảo quản xác chết, chống lại sự phân rã, bốc mùi trong điều kiện rất nóng của vùng Trung Đông. Tóm lại, với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày, nên không thể nói nó đắt đỏ, hoặc có tác dụng thần thánh gì cả. Họ thường sử dụng trầm hương loại 6,7 thậm chí là 8, giá chỉ vài USD đến vài chục USD một lít.

Ấn Độ cũng là thị trường tiêu thụ trầm hương rất lớn, và cũng là nước xuất khẩu loại hương liệu này. Nhưng tác dụng chính của trầm hương là sử dụng trong… thiêu xác. Khi hỏa thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang nóng rẫy cho mùi thơm bốc lên, rồi mang tro cốt về thờ.

Cây gió bầu cho nhiều trầm trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. Trong những lọ nước hoa đắt tiền của Pháp không thể thiếu trầm hương, nhưng tinh dầu trầm không phải là thứ trọng tâm, mà nó chỉ là chất định hương, có tác dụng giữ mùi hương lưu lại lâu hơn khi sử dụng. Vậy nên, một lọ nước hoa chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu trầm. Một nhà máy, một năm sử dụng lượng trầm hương không đáng kể. Trong hoàn cảnh nguồn nguyên liệu khá dồi dào, mà sử dụng lượng trầm hương ít như vậy, thì khó có lý do gì để trầm hương đắt đỏ.

Theo GS. Đinh Xuân Bá, kỳ nam hầu như không được biết đến ở Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu, bởi vì họ không có nhu cầu sử dụng. Qua theo dõi của ông Bá, kỳ nam được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và một ít sang Trung Quốc.

GS. Đinh Xuân Bá và khối kỳ nam lớn. 

Tìm hiểu từ giới buôn kỳ nam sang các thị trường này, thì có tin đồn rằng, Đài Loan, Trung Quốc dùng kỳ nam để chế thuốc Bắc, còn họ chế thuốc gì thì những người buôn bán kỳ nam thạo tin nhất cũng không biết. Thị trường Nhật Bản có một thời rộ lên phong trào dùng rượu ngâm với kỳ nam, mà người Nhật gọi là “kỳ nam tửu” và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là “kỳ nam kê”. Như vậy, kỳ nam được dùng ở những thị trường này cũng rất bình thường, không có gì đặc sắc, do đó cũng khó có thể ngờ được rằng, kỳ nam lại đắt khủng khiếp như vậy.

Ở Việt Nam, kỳ nam được chế tác thành chuỗi đeo tay hoặc chuỗi đeo cổ. 

Như đã nói ở kỳ trước, GS-TS. Đinh Xuân Bá đã có hàng chục công trình nghiên cứu về trầm, kỳ. Các công trình khoa học của ông được viết bằng tiếng Anh và chủ yếu để người nước ngoài sử dụng. Ông và các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc kích cảm tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo từ rất lâu rồi. Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra chất gì có trong trầm hương, ông cũng đã tìm ra, thậm chí tìm được nhiều hơn họ.

Mấy chục năm nghiên cứu, GS. Đinh Xuân Bá đã có tương đối đầy đủ cơ sở dữ liệu về các hoạt chất của tinh dầu trầm. Cơ sở dữ liệu hoạt chất được thống kê từ các trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ… cũng không khác mấy với cơ sở dữ liệu các hoạt chất ông tìm ra. Dựa vào cơ sở dữ liệu về các hoạt chất này, sẽ thấy được tác dụng, giá trị của trầm hương. Thế nhưng, có một thực tế là các hoạt chất sinh học này cũng không có giá trị lớn.

Đục lỗi trên thân cây dó bầu để tạo trầm. 
Cây gió bầu tiết nhựa bảo vệ vết thương và tạo thành trầm. 

Hầu hết các hoạt chất sinh học có trong trầm hương thì cũng có trong kỳ nam. Riêng kỳ nam, duy nhất một hoạt chất sinh học mà nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm ra, thì GS. Đinh Xuân Bá chưa tìm thấy.

Từ trang web www.sciencedirect.com, GS. Đinh Xuân Bá bỏ ra 30USD, để tải về một công trình nghiên cứu của các giáo sư Nhật Bản. Theo đó, tháng 12-2001, các nhà khoa học của Instilute of Natural Medicine, University of Toyama (Nhật Bản) đã mua 4,52g kỳ nam (trầm hương loại tốt nhất) của sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.

Mới đây, các giáo sư của cơ quan này đã tìm ra một sesquiterpene mới cùng với cấu trúc và chứng minh trong phòng thí nghiệm hiệu ứng kích cảm của nó trên quá trình sinh trưởng của “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF.

Ông Jitsuo Tanaka (người Nhật) và khối trầm hương của ông Bá. 

GS. Đinh Xuân Bá và các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy 7 sesquiterpene trong 19 hoạt chất sinh học có trong trầm, kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm thấy sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật công bố mới đây.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất này có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson…

Không cần các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra chất này, ông Bá cũng tin rằng kỳ nam có tác dụng an thần. Tác dụng an thần được ghi rõ trong một số sách Đông y, chỉ có điều ông chưa chứng minh được bằng khoa học mà thôi.

Việc các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất này trong mẩu kỳ nam mua ở Khánh Hòa không có nghĩa là hoạt chất này sẽ có ở trong các loại trầm, kỳ. Rất nhiều cây có hoạt chất sinh học. Nhưng quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hoạt chất sinh học không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền (họ, chi, loài, thứ…) mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sinh thái, thảm thực vật và môi trường sống. GS. Đinh Xuân Bá coi đây là tín hiệu mừng, bởi nhờ vào sesquiterpene mà các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra, có thể là một dấu hiệu để phân biệt kỳ nam với các cấp độ trầm hương khác, hoặc phân biệt trầm hương Việt Nam với các nước khác một cách rõ ràng, chính xác và khoa học.

Kỳ nam loại cấp độ giá 5. 

Mặc dù các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra chất bí ẩn trong kỳ nam Việt Nam, song điều đó cũng không khẳng định giá trị đắt như vàng ròng của thứ lâm sản vô cùng quý hiếm này.

Thông thường, khi loại cây cỏ gì đắt, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa những căn bệnh quái ác, chẳng hạn như ung thư, HIV… Người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua cốt mong chữa khỏi bệnh. Nếu có khả năng chữa những loại bệnh mà nền y học hiện đại bó tay, thì quả thực, giá trị của những thứ đó là không đo đếm được.

Mới đây, ngày 30-6-1011,văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây dó trầm để điều trị ung thư”. Tác giả của các phát minh này là Chinh – Chiung Wang, Lih – Geeng Chen, Ting – Lin Chang và Chi – Ting Hsieh.

Các nhà khoa học này chứng minh được rằng có thể phân lập cucurbitacins trong vỏ cây dó trầm (Aquilaria Agallocha Roxb) và chỉ ra phương pháp dùng chất chiết trong vỏ cây dó trầm nói trên để diệt tế bào ung thư, đề phòng và chữa ung thư.

Mẩu kỳ nam nhỏ bằng ngón tay này cũng có giá cả ngàn USD. 

Ngoài ra, các nhà khoa học của Việt Nam cũng mới tìm ra hoạt chất mangiferin có khả năng tiêu diệt trực tiếp viruts Herpes simlex, virus Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc viruts. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hạ đường huyết.

Như vậy, hai phát hiện này rất quan trọng, bởi nó điều trị những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, các hoạt chất trên được phát hiện không phải trong trầm hương và kỳ nam, mà ở vỏ cây và lá cây dó bầu. Vậy thì vỏ và lá cây dó bầu phải có giá trị hơn trầm, kỳ chứ nhỉ?

Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn.

Trầm trong thiên nhiên có tác dụng khử độc không khí, trừ lam chướng, làm trong sạch môi trường sống. Người xưa biết rõ điều này nên mới tổng kết: “tẩy vũ trụ chi trược”.

Khử uế một cách triệt để

Tính chất “tẩy vũ trụ chi trược” có thể đem áp dụng để khử uế. “Khử uế một cách triệt để, ngoài trầm hương không thứ gì giải quyết được”, ông Ưng Viên khẳng định. Và tôi được biết một câu chuyện thú vị.

Vào năm 2008, một tàu của Mỹ chở thuê hải sản tải trọng 1 vạn tấn, khi cập cảng Nhà Bè (TP.HCM), cảng vụ phát hiện tàu bị ô nhiễm nặng (mùi hôi thối quá mức), nên không cho phép xuất cảng vì theo quy định quốc tế thì tàu phải được xử lý ô nhiễm mới được rời khỏi cảng. Kỹ thuật khử uế của người Mỹ trên tàu không giải quyết được. Cảng vụ phải mời các chuyên gia của một viện từ Hà Nội vào xử lý cũng không xong.

Người phụ trách công việc ở cảng có quen biết với ông Ưng Viên nên mời ông thử xử lý giúp. Ông Ưng Viên đồng ý, với một điều kiện: các thủy thủ phải uống một thứ rượu có pha… nguyên liệu xử lý tàu. Quá khiếp với điều kiện này, nhưng thấy người ở cảng “gương mẫu” uống trước, các thủy thủ cũng uống.

Chỉ sau 1 ngày 1 đêm, ông Ưng Viên đã giúp xử lý sạch con tàu bằng hai phương pháp: nửa phun, nửa xông. Các thủy thủ vô cùng kinh ngạc về kết quả trên đã gọi điện cám ơn ông rối rít và vui mừng cho biết sau khi uống thứ rượu đó sáng ngủ dậy trong người lại khỏe ra. Rượu đó chính là rượu pha trầm. Còn thứ nước phun xử lý tàu thì vẫn còn 60 lít họ xin được mang theo.

Kể lại câu chuyện này với tôi, ông cười nói: “Tôi cho họ mang về 60 lít nước đó, nhưng chắc chắn họ không thể phân tích được nó có những chất gì”. Phương pháp của ông là di sản gia truyền “Bí mật quân lương và khử uế tàu chiến” của cung đình nhà Nguyễn. Chất liệu căn bản của nó là trầm hương và trà.

Tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe

Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn.

Về y lý, hương trầm xông lên có tác dụng điều khí, rất tốt cho sức khỏe. “Xông hương trầm thường xuyên không bị máu đông ở động mạch, phổi không bị nghẽn, xoang không bị viêm, không u bướu, không liệt dương liệt âm lãnh cảm…”, ông Ưng Viên vừa nói vừa đưa tôi tới gần bình xông trầm đang ngát hương. Cái bình xông trầm này do ông cùng 2 kỹ sư người Nhật và Đài Loan nghiên cứu chế tạo, nguyên liệu được lấy bằng thứ cát đặc biệt tại Nha Trang ở độ sâu 20 mét. Bình xông trầm hiện nay trên thị trường có thứ của Nhật, có thứ của Hàn Quốc, có thứ của Trung Quốc, Đài Loan, xông bằng những cái bình ấy có thể giải phóng được 50% hương trầm, còn bình xông của ông có thể giải phóng được 95%.

Ông Ưng Viên tỏ ra bức xúc về vấn nạn sức khỏe do môi trường ô nhiễm hóa chất và thức ăn công nghiệp hiện nay khiến cho các bệnh về hô hấp và tiêu hóa gia tăng. Hai phương thang: Ôn tì bình vị (gồm trầm, xuyên bối mẫu, toàn quy, thăng ma, bạch truật…) và Kiện tì tiêu thực (gồm trầm, xuyên khung, bạch truật, toàn quy, liếu tiếu thảo…) có thể giải quyết triệt để các bệnh này, không tái phát.

Các thang “Thanh khí ôn phế”, “Điều huyết dưỡng khí”, “Nhứt dâm cửu dựng”, “Ôn dương cố thận”… như tên gọi của chúng, chữa những bệnh về đường hô hấp, khí huyết, bổ dương… đều dùng trầm làm vị chủ. Ông Viên không coi trọng những bài thuốc “tráng dương”. “Tráng dương” thì nhất thời. “Bổ dương”, “ôn dương” mới là sự bền vững, mà chuyện này thì không thứ gì qua nổi trầm.

Việc dụng trầm của ông Viên hình như đạt đến độ xuất thần nhập hóa. Như trên đã nói, trong những giờ khác nhau trầm tỏa ra các mùi hương khác nhau. Chỉ riêng việc lấy trầm từ cây trầm ra để chế biến cũng được thực hiện vào những thời khắc thích hợp, tùy theo khí hậu, loại bệnh và đặc tính của từng người bệnh. Ngay cả trong chuyện đơn giản hơn như ẩm thực, ông cũng áp dụng các nguyên tắc này.

Ông nói cũng là thứ rau húng trồng trong một vườn rau nhưng có khi ăn thấy ngon, có khi ăn không thấy ngon. Vì sao vậy? Vì rau ăn không ngon là do hái không đúng giờ. Rau húng phải hái vào lúc 5 - 6 giờ sáng hoặc 5 - 6 giờ chiều thì ăn mới ngon, vì những thời điểm đó rau tiết ra những chất tốt nhất, còn các giờ khác thì rau tiết ra một số chất xấu.

Sự trải nghiệm với trầm của ông Ưng Viên còn thể hiện ở lượng trầm mà ông đang có. Hơn 30 năm nay ông đã dùng hết tài sản và đi vay mượn để tích lũy cả một kho tàng: Hơn 60 tấn trầm và kỳ nam, gồm 36 cây trầm lớn, bình quân mỗi cây gần 2 tấn, mật độ ăn trầm từ 60-80%. Những cây trầm ông giữ đều được lấy theo đúng nguyên tắc: tất cả đều đã chết rũ trên rừng, vận chuyển về đều hợp pháp, có dấu búa kiểm lâm. Phần lớn những cây trầm ông đang có là độc nhất vô nhị, không còn tồn tại trong thiên nhiên.

Nhà ông ở TP.HCM có một xưởng chế tác trầm, có một “đội thợ trầm hoàng tộc” - là hậu nhân của các thợ trầm cung đình khi xưa giúp việc. Ông và những người thợ tạc những cây trầm thành các tác phẩm nghệ thuật để lưu giữ lại cho con cháu, ông chưa hề bán và sẽ không bán một kg trầm nào. Ông dùng lớp vỏ sát lõi có nhiễm tinh dầu trầm và kỳ nam để làm thuốc, đó là phần làm thuốc tốt nhất. Lớp ngoài nữa, nhiễm tinh dầu ít hơn, ông dùng làm nguyên liệu cho nồi xông chữa bệnh. Lớp ngoài cùng dùng làm hương.

Tôi nhiều lần được đến xem xưởng trầm của ông, nghe ông giới thiệu xuất xứ của từng cây trầm và đặc tính của từng loại trầm. Ở đây có đủ các loại trầm, các loại kỳ nam. Tôi hỏi ông, ông Lê Quý Đôn nói đốt trầm lên thì khói xoáy rồi sau mới tan, còn đốt kỳ nam thì khói lên thẳng và dài, nói như vậy có đúng không. Ông cười, bảo rằng nhà bác học Lê Quý Đôn rất giỏi nhưng ông ấy không có cơ hội tiếp cận đầy đủ với “hiện vật” nên vừa đúng vừa sai.

Khói vút lên thẳng như sợi dây là đúng, nhưng chỉ đúng với kỳ nam hương thôi, còn các loại kỳ nam khác thì khói vẫn xoáy. Ông vừa nói vừa chỉ vào một cái hốc của cây trầm cao to trong xưởng đã tạc thành tượng, ở đó lộ ra một cái lõi to và dài màu vàng sậm: “Kỳ nam hương là thứ này đây, chỗ này ít nhất cũng vài chục kg”. Kỳ nam hương giá rẻ hơn các loại kỳ nam khác, khoảng 2 - 3 tỉ đồng trên thị trường thế giới, nhưng có giá trị chữa bệnh tốt nhất trong các loại kỳ nam, tuy kém thua trầm.

Trầm kết hợp với thịt dê - ngọc dương, nghệ vàng, nghệ đen, măng tre (vắt lấy nước), nước gạo rang … ăn vào có thể làm sáng mắt, thính tai, trị chứng đau nhức.

Trầm kết hợp với chè, có thể ngừa và trị được các “mắc mứu” ở phổi, đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.

Trầm làm rượu, uống vào sáng mắt, trị viêm họng, đau dạ dày, nghẽn động mạch tim, làm mạnh thần kinh cơ bắp.

Trầm kết hợp với vảy cá rô đồng có thể trị triệt để các bệnh về tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Trầm kết hợp với vảy cá rô đồng cộng thêm với chè có thể chữa kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn.

Trầm kết hợp với trúc nhự (dịch măng tre) có thể chữa chứng cành hông, làm tiêu hóa không bị xáo trộn.

Trầm kết hợp với ma hoàng trị được các bệnh phụ khoa.

Trầm dùng trong thang “Diệc nhan minh mục” (kết hợp với các thảo dược khác) làm cơ thể trẻ lại, mắt sáng ra.

Ý nghĩa các loài hoa

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hướng dẫn trồng hoa thiên lý

Cách làm tinh dầu dừa an toàn

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Làm đẹp từ cây lô hội

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Hoàn ngọc-cây thuốc quý

(ST).

tôi có một cục trầm hương khoảng 1/2 kg nhìn bên ngoài rắn chắc như cục đá, nhung khi đập nhẹ dễ bể vụn nát. cục trầm có mùi thơm ngọt, đốt có khói trắng. tôi muốn thử loại trầm này là trầm tốt hay xấu. vậy ai biết địa chỉ để tìm hiểu cho tôi xin để tôi hỏi thử ? xin cám ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Cuc tram ay a lay o rung nao o cay do to kg
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận