Cách ghép hình ảnh trong Facebook cực nhanh
Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Cách trình bày văn bản trong Excel chuẩn nhất
Măng tre (“trúc tử”) là món ăn khoái khẩu thông dụng của người Việt, nhưng dân ta cứ nghĩ măng tre chỉ được cái là ăn ngon chứ không “bổ béo” gì. Nghĩ như vậy là nhầm to. Ăn măng thường xuyên cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, tim mạch và giải độc. Mứt măng là món quý, được làm bằng măng tre thái mỏng, bản to như sợi mì quảng, cột chùm lại cho vào mật mía nấu sôi, để chừng một tiếng là lấy ra được. Mứt măng tốt cho sức khỏe đến mức ngày xưa ngựa chiến quân đội nhà Nguyễn mỗi tuần được cho ăn một lần.
Măng và ruột tre non nấu vịt cùng tương đậu mèo, được gọi là món “Vịt chưng tương truyền chủng”, ăn vào tăng khả năng có con ở người hiếm muộn.
Măng tre cùng xuyên bá mẫu, tử uyển… dùng trong bài “ôn phế chỉ khái” đặc trị được bệnh viêm amidale, ho.
Măng tre phối hợp với xuyên khung, tiếp cốt thảo… cũng là phương “thiện trị thương khẩu bất hiệp” và bỏng nặng.
Các thang thuốc “thiện trị” phụ khoa như “Hoàng hoa chỉ thống”, “Hoàng hoa bảo sản”, “Hoàng hoa dương xuân”… đều có măng tre.
Măng tre vừa nhú gọi là “trúc nữ”, là món ăn tuyệt vời cho nữ giới. Dùng “trúc nữ” hầm với dương nhục (thịt dê) hoặc lao nhục tử (thịt bê), phụ nữ ăn vào phơi phới lòng xuân, rất tốt cho tâm sinh lý.
Trong ẩm thực truyền thống không chỉ có măng mới ăn được mà tre cũng có thể ăn tốt.
Cơm lam không chỉ là món ăn lạ miệng, nó cũng là món ăn chữa bệnh. Ăn cơm lam khỏe người hơn cơm thường và bài trừ được lam chướng, là do ruột ống tre tiết ra một chất gọi là “trúc nhự” ngấm vào cơm. “Trúc nhự” có tác dụng “điều quân khí mạch, điệu huyết dưỡng vệ”, làm kinh mạch điều hòa, khí huyết thông suốt, da dẻ tươi tắn. Dùng ống tre làm cơm lam nếu dùng 1 lần sẽ phí phạm, mà phải sử dụng đến lần thứ 4 mới thôi. Sau khi dùng đến lần thứ 4, cái ruột của ống tre cũng không được bỏ, nó chính là “trúc muội”, rất quý. Lấy một phần ba lớp ruột ống tre này, đem cài vào dưới đáy hoặc phía trên lọ mắm, cũng có thể sắp dưới đáy nồi kho cá. Ăn thứ mắm và cá có “trúc muội” sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, không bao giờ bị bệnh đường ruột.
Do đó chớ nên coi thường cái ống tre. Bánh kẹo để trong ống tre sẽ thơm ngon hơn. Dầu phộng sống đựng trong ống tre 1 tuần hoặc lâu hơn trước khi đem dùng sẽ ngon hơn, trợ tiêu hóa và chữa được bệnh viêm amidale. Nước uống đựng trong ống tre cũng tốt hơn đựng trong các thứ bình khác.
Đừng tưởng cái gai tre chỉ dùng mỗi một việc là... lể ốc. Nó là “trúc thích”, một vị thuốc “quy tỳ bình vị, thiện trị tiện đường” (chữa bệnh tiểu đường), đồng thời tăng cường độ bền bỉ của men ruột. Lấy chùm gai tre nướng sơ qua, hấp vào nồi xôi (hoặc cơm), dịch gai tre sẽ “thăng hoa” xuống làm cho xôi trở nên mướt rượt, ăn rất thơm ngon, lại chữa được bệnh.
Hồi nhỏ tôi thường thấy người dân quê hứng sương đọng lên lá tre để nhỏ mắt cho trẻ con bị đỏ mắt, hỏi ông Ưng Viên việc này có phải chỉ là việc “làm phép” không, ông bảo nó là “Thái dương thủy nguyệt lộ” đấy. Đó là những giọt sương đọng trên lá tre qua một đêm trăng. Không phải người ta “làm phép” đâu, trong những giọt sương này có những phân tử li ti của lá tre, chính nó là thuốc chữa đau mắt. Còn những đêm trăng thường là những đêm trong lành, không có chướng khí lẩn vào. Sương mùa xuân đọng dọc thân tre cũng là thuốc, gọi là “Trúc lộ”, có thể dùng bào chế thuốc nhỏ mắt và chữa viêm họng.
Ở quê tôi, những gốc tre già thỉnh thoảng được đào lên phơi khô làm… củi đun, không hề biết nó là “trúc thạch”, một vị thuốc quý (khi ngâm bùn biến thành “trúc nịch” chế ra “Phùng ma tán” nói ở phần trước). Đó là đoạn gốc tre già sau khi cây tre bị đốn, chưa chết hẳn mà vẫn còn lốm đốm xanh. Đối với tre thường, “trúc thạch” là đoạn nằm sát đất, nhưng đối với cây tre trổ hoa thì toàn thân là “trúc thạch”. Trong “trúc thạch” có những hạt xoắn nằm trong mắt tre, gọi là “trúc tạo”. “Trúc tạo” dùng làm gia vị ăn uống, trị được chứng hơi thở hôi hám và ung xỉ (hỏng răng), đồng thời dùng làm chế phẩm làm đẹp cho nữ giới (sẽ nói ở phần sau).
Chưa hết, trong gốc tre già còn có “trúc bội”, đó là cái mắt nằm dưới mặt đất. “Trúc bội” được dùng để bào chế thuốc trị chứng tê mỏi ống xương chân cho phụ nữ, kể cả khi chân nặng như chì với gót chân đau nhức không đi đứng được. Nó còn trị được bệnh cho người già mông nặng, đi đứng cử động khó khăn; trị viêm tuyến tiền liệt và uất nhiệt bí tiểu tiện. “Trúc bội” còn dùng chữa các bệnh phụ khoa và bổ khí huyết (bổ hơn đương quy), đồng thời còn có tác dụng “phá huyết khối” (làm tan huyết đóng khối do chấn thương).
Trên thân cây tre, giữa hai lóng là đoạn có mắt tre. Trong khi phát triển, thỉnh thoảng cây tre bị khựng lại, đoạn có mắt trên sẽ vẹo một chút và ra rễ xung quanh. Đoạn này gọi là “trúc hàm” (hoặc “trúc võng”), là một vị thuốc. Nó có tác dụng “cố thận, thanh vị, dưỡng tâm, tả can”, chữa được bệnh tụ huyết, loét dạ dày, trào ngược dịch vị, làm cho mạch máu gan thông suốt.
Những mắt tre bị hỏng (thường do kiến đục), dân gian gọi là tre mắt kiến. Chỗ mắt hỏng này đọng nước gọi là “trúc hư”, dùng bào chế thuốc nhỏ mắt, còn gọi là “trúc hoàng lâu”.
Những mắt tre có gai chùm gọi là “trúc thần”, dùng bào chế thuốc trị phụ khoa, những biến chứng do phá, sẩy thai; các chứng đau nhức trong ống xương và toàn thân.
Nếu là mắt tre non thì gọi là “trúc nha”, dùng bào chế thuốc trị bệnh ngoài da. Đặc biệt, “trúc nha” kết hợp với trầm hương tự nhiên và chè sẽ cho ra một loại mỹ phẩm làm đẹp tự nhiên cho phụ nữ.
Trên những lóng tre có các mắt nhỏ xíu viền xung quanh, cái này gọi là “trúc hoành khẩu”. “Trúc hoành khẩu” bào chế với trầm hương tự nhiên, lá và cọng chè, dịch trái ổi, lựu, khế, bưởi, sâm, thành một loại thuốc có thể cứu người hôn mê do đường huyết và huyết áp cao quá mức, đồng thời trị chứng sốc huyết tương “nhũ huyết” rất nguy hiểm đối với bệnh nhân bị bỏng nặng...