Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Cách ghép hình ảnh trong Facebook cực nhanh
Cách trình bày văn bản trong Excel chuẩn nhất
Cây Tre có những công dụng gì?
Hiện nay tre được sử dụng trong các việc sau:
- Dùng thân tre làm giấy. Ngày nay rừng của Trung Quốc bị tàn phá nhiều, hậu quả là nguồn nước bị cạn, nguồn thủy hải sản càng khan hiếm, đời sống trở nên khó khăn; mâu thuẫn cung cấp gỗ với nhu cầu càng trở nên gay gắt. Trong đó nguyên liệu làm giấy chiếm 24%. Để giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu giấy, hàng năm phải nhập bột giấy. Cho nên dùng tre thay gỗ làm nguyên liệu công nghiệp chế biến giấy là một con đường quan trọng của sự phát triển ngành giấy. Với sự nỗ lực của các ngành tạo giấy và ngành lâm nghiệp đã phát hiện các loài tre tạo giấy tốt, nghiên cứu tuổi khai thác và kỹ thuật trồng tăng sản bột giấy tốt nhất. Thông qua nghiên cứu làm giấy từ tre giảm giá thành hơn so với loài cây lá kim như Lãnh sam. Hiên nay 8 tỉnh của Trung Quốc đã cung cấp 12-13 vạn tấn bột tre hàng năm cho nguyên liệu giấy. Có nhà máy dùng 100% tre để chế biến các loại giấy. hàng năm xưởng bột giấy tre tiêu thụ 5,7 vạn tấn bột tre.
- Sản xuất ván nhân tạo từ tre. Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sản xuất ván nhân tạo làm từ tre đã có quy mô tập trung ở các tỉnh Triết Giang, Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Nam, Phúc Kiến. Các loại ván nhân tạo, ván sợi ép, ván dăm, ván dán từ tre đã phát triển và được dùng trong nhiều ngành khác nhau.
- Chiết triacidaceticxelulosether từ tre. Chất này được dùng trong công nghệ chê tạo phim ảnh, sợi nhân tạo, đầu lọc thuốc lá, màng phản thấm, chất dẻo, sơn, chất cách điện, chất phụ trợ thuốc trừ sâu. Tất cả chúng đều mở ra con đường mới trong việc lợi dụng hóa học thân tre.
-Sản xuất đũa và các dụng cụ gia đình. Tre gắn liền với cuộc sống hàng ngày, như sản xuất các giỏ tre, chiếu tre, thang tre, thùng tre. Ngày nay các thiết bị công nghệ chế biến càng phát triển như đũa tre, các dụng cụ ghế 3 người ngồi, ghế gấp, ghế dựa…
- Công nghệ phẩm bằng tre. Công nghệ đan lá tre là một trong các nghề thủ công của Trung Quốc. Nhiều tỉnh đã có sản phẩm công nghệ bện tre, làm phong phú cuộc sống của nhân dân và tăng thu được ngoại tệ của Nhà nước. Hàng năm, nhà máy bện tre ở Triêt Giang thu được 3 triệu USD. Tỉnh Phúc Kiến hàng năm thu hàng triệu USD. Công nghệ phẩm bện tre đã trở thành một trong nghề xuất khẩu quan trọng. Những loài tre làm công nghệ phẩm là Tre giàng (Pseudosasa amabilis), Trúc vuông (Chimonobambusa quadranqualis), Trúc cần câu (Ph.bambusoides f.tanakae), Trúc đen (Ph.nigra).
- Nghề điêu khắc trên tre. Nghề điêu khắc trên tre có từ thời nhà Ngụy đến đời nhà Minh, công nghệ khắc trúc ở Giang Nam đã phát triển rất nhanh. Do phong cách nghệ thuật điêu khắc khác nhau đã hình thành nhiều trường phái điêu khắc trên tre, như trường phái Gia Định, Kim Lăng. Nghệ nhân điêu khắc nổi tiếng là Chu Hạc, Chu Tiều Tùng và Chu Tam Tùng. Trường phái Kim Lăng nổi tiếng có Lý Diệu. Các tác phẩm của họ đều được trưng bày ở Viện Bảo tang Cố cung Bắc Kinh.
Ngày nay xuất hiện nhiều công nghệ mới trong điêu khắc, đó là công nghệ khảm gỗ đỏ, màng tre vàng rất thanh nhã.
- Các dụng cụ văn nghệ thể thao bằng tre. Các dụng cụ văn nghệ có một truyền thống lịch sử lâu đời. Đời nhà Chu đã cos nhạc cụ bằng tre trong đó có 7 nhạc cụ dùng đề thổi. Tháng 5/1978 trong lăng họ Giang người ta đào được 124 nhạc cụ bằng tre thuộc 8 loại khác nhau.
Ngày nay nhờ xử lý người ta làm các dụng cụ thể dục xà đơn, xà kép, vợt cầu lông và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Ô dù, quạt, mành tre. Chế biến các loại quạt, ô dù và mành chiếu tre đã có lịch sử lâu đời. Thời Chiến quốc và Tây hán vùng Hồ Nam, Hồ Bắc đã làm mành, chiếu và quạt tre. Năm 1926 mành tre Thường Châu nhận được huy chương vàng tại triển lãm ở nước Mỹ. Ngày nay, mành tre Trung Quốc đã xuất khẩu đi hơn 20 nước.
Theo nghiên cứu khảo cổ học, múa quạt ở Trung Quốc đã có từ thế kỷ 21 trước công nguyên. Các loại quạt bằng tre như quạt Tứ Xuyên, quạt Kim Lăng, quạt Hàng Châu rất nổi tiếng….
Cơ giới hóa sản xuất ô, quạt đã xuất khẩu hàng năm 600.000 chiếc
- Chế thuốc. Ngày xưa nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng lá tre chữa viêm chảy máu mũi, nôn mửa. Đọt tre chữa viêm sốt, viêm họng. Tỉnh Triết Giang hàng năm sản xuất hàng vạn tấn đọt tre để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra người ta còn chiết từ tinh tre ra các bột chứa silic để chữa bệnh. Xưởng thuốc Hàng Châu đã sản xuất dịch từ tinh tre xuất khẩu đi Singapore.
- Thảm sàn và khắc chữ lên tre. Lợi dụng đặc tính thấm nước, phân ly sợi người ta chế các dây thừng. Ngày nay, người ta bện thành các tấm thảm có hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tỉnh Phúc Kiến đã chế ra thảm tre xuất khẩu hiệu quả tăng gấp 10 lần. Tỉnh Tứ Xuyên đã có xưởng chế biến đũa tre khắc chữ rất tự nhiên, sinh động, thanh nhã và là một công nghệ phẩm có giá trị, được nhiều người ưa chuộng.
- Sử dụng bột trúc. Tại vùng An Ji, tỉnh Triết Giang, người ta nghiền tre thành bột. Bột tre được dùng trong công nghệ chế tạo chất hấp phụ, chất trang trí bề mặt rất giá trị.
- Chất bổ sung. Do tính chất hóa học bột tre rất ổn định có thể làm chất bổ sung công nghệ phẩm như vải sơn dầu, cột điện, tạo hình và mô hình xi măng. Khi chế tạo dụng cụ đồ điện dùng bột tre có thể làm chất cách điện và giảm tính dẫn điện. Hiện nay nước ta đang dùng bột tre để chế tạo gỗ cách nhiệt, điện cao caaos và chế ra các dụng cụ tinh vi khác.
- Chất hấp phụ. Bột tre có tính hấp phụ lớn, có thể dùng để hút nước và dầu mỡ. Bảo quản các máy móc tinh vi, các đồ vật quý giá đều có thể dùng bột tre.
- Chất trang trí bề mặt. Trong công nghệ chế tạo giấy người ta dùng bột tre có các màu khác nhau, sau đó rải lên mặt giấy, nén sẽ cho ta các hoa văn trên mặt giấy. Hiện nay, người ta còn dùng bột tre để làm chất đốt, nuôi nấm măng.
- Lợi dụng nấm măng. Trong rừng tre thường xuất hiện nấm măng, ngày xưa dùng nấm măng chế biến ra các thức ăn trong hoàng cung, bởi vì nấm măng có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm măng có thể chữa các bệnh huyết áp cao, và làm giảm lượng cholesterol. Trước kia 700.000-1.000.000 đ/kg nấm này, được đánh giá ngang với vàng. Hiện nay, mỗi kg có giả khoảng 400-600 nhân dân tệ (khoảng 8 đến 12 triệu VND)
Ngày nay nhiều tỉnh đã nuôi trồng nầm măng từ bã mía, mỗi m2 có thể cho 1kg nấm măng.
- Lợi dụng măng. Măng tre chứa nhiều chất dinh dưỡng, vị ngon và là một sản phẩm xuất khẩu giá trị. Lịch sử có ghi lại năm 1066 trước công nguyên, vua Chu Thành trước lúc lâm chung dùng món măng để khoản đãi hoàng hậu Văn Vũ Giá. Từ đó người ta rất coi trọng măng tre. Trong Thi Kinh đã nói rõ, 2500 năm trước đây, nhân dân lao động đã ăn măng tre. Các học giả đời Đường, đời Tống đã có các tập sách viết về tre và măng. Việc chế biến thức ăn từ măng đã không ngừng nâng cao. Năm 1926, một xưởng chế biến măng của Trung Quốc đã nhận giải thưởng đặc biệt tại hội thi sản phẩm công nghiệp nhẹ nước Mỹ. Theo dự tính, hàng năm Trung Quốc sản xuất được 150 vạn tấn măng. Mấy năm nay nhiều thương gia Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Koong đã đến Trung Quốc để ký hợp đồng mua măng. Những loại tre có thể chế biến măng là: Trúc thơm (Chimonocalamus fimbriatus), Mậy hốc (D.hamiltonii), Tre Bát độ (D.latiforus), Trúc sào (Phyllostachys dulcis), Mậy khẩu lam (Cephalostachyum pergracile).
- Làm cây cảnh. Tre thường dùng làm cây cảnh, “tùng, cúc, trúc, mai” là những loài cây cảnh nổi tiếng đã được nhân dân ta nhắc đến từ lâu. Những loài tre làm cây cảnh là: Trúc sọc trắng (Pleioblastus argenteosstriatus), Trúc hóa long (Phyllostachys aurea), Tầm vông (Thyrsostachys siamensis), Tre sọc vàng (Bambusa vulgaris cv. Vittata), Trúc đùi gà (B.ventricosa), Hóp (B.glaucescens)….
Phần giới thiệu các sản phẩm từ tre trúc và măng trên đây chứng tỏ tình hình sử dụng tài nguyên tre càng ngày càng phát triển. Trong hội thảo khoa học về tre Quốc tế năm 1985, các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh, tre có hàng nghìn loại sản phẩm khác nhau. Nhà khoa học Lâm nghiệp tiền bối Trung Quốc, Giáo sư Chen Rong đã dựa vào các đặc tính thân tre mà chia việc lợi dụng tre ra 6 loại:
+ Dựa vào tính dễ phân chia của thân tre mà có thể dùng làm chiếu, mành, hòm tre, quạt tre, ô tre, đèn tre, nong tre, giỏ tre, lược tre, hàng rào tre.
+ Dựa vào tính bền vững tre có thể dùng làm sào tre, thang tre, giường tre, ghế tre, bàn tre, thùng tre, xà nhà.
+ Dựa vào độ đàn hồi tre có thể làm cung, nỏ, cần câu.
+ Dựa vào khả năng chống chịu mà dùng làm chân giường, cột nhà, cán ô, đinh tre
+ Dựa vào độ rỗng của tre có thể làm ống đàn, sáo…
+ Dựa vào dáng và hoa văn có thể làm giàn trúc, cán bút, ống tẩu thuốc…
Ngoài ra, dựa vào yêu cầu của các ngành, người ta còn chia làm tre xây dựng, thủy lợi, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp vận chuyển thủy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ, mỹ thuật công nghệ. Bản thân rừng tre có rất nhiều tác dụng như làm đẹp môi trường, chống xói mòn, điều tiết khí hậu. Hiện nay thân cây tre được dùng 32% trong nông nghiệp, 5% trong thủy lợi, 19% trong xây dựng, 20% trong công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, 19% dùng làm giấy, 5% dùng trong các ngành nghề khác.
Tại tỉnh Triết Giang có 60% sản lượng thân tre khai thác được dùng cho chế biến ván nhân tạo và giấy, sợi nhân tạo. Nguồn thu nhập của nhân dân từ măng tre, thân tre cứ mỗi mẫu Trung Quốc (667m2) thu được 24.000USD. Ban đầu chỉ cố một nhà trồng tre năm 1978, đến nay cả huyện trồng tre, bỏ ruộng lúa để trồng tre, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn nghèo đói trước đây. Trồng tre là hướng làm giàu thực sự của bà con nông dân trong tương lai.
Phát triển tre là một nhu cầu bức thiết của nhân dân ta trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều vùng trồng tre đều có cơ may phát triển kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập không chỉ từ nguồn lợi tre trúc mà còn tăng thu nhập từ nguồn thủy sản, nhất là nguồn cá, làm sạch nguồn nước uống cho nhân dân ở hạ nguồn.