Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng đậu phụ như những thực phẩm rất thông dụng, đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thuốc rất cao.
Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người. Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham. Do vậy, ngoài tác dụng là thực phẩm ra, đậu phụ còn có tác dụng làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số món ăn chế biến từ đậu phụ có tác dụng hỗ trợ phòng chống bệnh.
Bài 1: Có công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Bài 2: Có công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu. Đậu phụ 200g, giá đậu xanh 25g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn. Ăn liền 10 ngày
Bài 3: Có công dụng: ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành. Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rừa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn. Một liệu trình là 7-10 ngày.
Bài 4: Có công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương. Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn. Ăn liền 10 ngày.
Bài 5: Có công dụng: bổ khí sinh tân, làm hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp và chống ung thư, dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành ….Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 100g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng và nấm rửa sạch thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước. Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào đun to lửa cho sôi rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị, tiếp đó cho rau cải thái nhỏ và một chút bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn hằng ngày. Một liệu trình là 7-10 ngày.