Hạt dẻ - ngon, bổ, đẹp
Dinh dưỡng hoàn hảoNgay
từ thời xa xưa con người đã sử dụng hạt dẻ để chế biến thức ăn, làm
thuốc vì trong hạt dẻ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức
khỏe.
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa
vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3
mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng
9,5-26,7mg vitamin.
Đó là chưa kể đến trong hạt dẻ còn chứa các
vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng
đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen,
kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119
mg-715mg trong 100g.
Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp
chống oxy hóa. Hạt dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc
họ Omega-3. Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt
dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt
khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt dẻ rất giàu
tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
Lợi ích tuyệt vời từ hạt dẻ
Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Các
nghiên cứu đã chứng minh hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch.
Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm
và bảo vệ tim. Ngoài ra chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự
hấp thu cholesterol vào trong máu.
Hạt dẻ còn có thể được coi là
một loại “vũ khí” giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. So sánh với những
người ăn hạt dẻ ít nhất 1 tuần 1 lần thì có nguy cơ giảm được 7% nguy cơ
mắc bệnh này.
Vì thế những chế phẩm từ hạt dẻ không những an
toàn mà còn tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân đã được thay van tim
nhân tạo và những người mắc bệnh tiểu đường.
Một
điều đặc biệt của hạt dẻ đã được các bác sĩ công nhận là hạt dẻ rất có
ích cho sức khỏe của các bạn nam. Hạt dẻ có tác dụng bổ thận, khỏe lưng.
Trong
dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng hạt dẻ như một cách để bồi bổ
cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun
sán.
Đặc biệt, hạt dẻ cười còn rất có ích trong việc giúp giảm
stress. Vì thế, mỗi khi bị căng thẳng teens có thể “măm măm” một ít hạt
dẻ cười để “giải tỏa” bực bội.
Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ
Tuy
hạt dẻ rất có ích nhưng teens cũng không nên ăn hạt dẻ ăn hạt dẻ “vô
điều độ” ngay tại một thời điểm. Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ
giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
Khi ăn hạt dẻ teens cũng
cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ
nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước
khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các bạn nên lưu ý cần rửa sạch
hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Khi rang các bạn cũng không nên rang hạt dẻ đến mức
cháy khét nhé! Vỏ hạt dẻ khá cứng vì vậy để có món hạt dẻ ngon bọn mình
nên luộc sơ qua trước khi rang. Để bảo quản hạt dẻ được tốt, các bạn nên
để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.
Công dụng chữa bệnh của hạt dẻ.Trong hạt dẻ có nhiều chất dinh dưỡng
như protein, chất béo, đường, tinh bột và còn có cả các vitamin A, B1,
B2, C, D cùng với caroten.
Bổ thận, mạnh gân cốt: Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần.
Hạt dẻ
Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau
nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30 gr đem nấu chín với nước, cho
thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
Trị chứng thận hư, lưng nhức, tay chân
mỏi ở người già: Dùng 30 gr hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần
vào buổi sáng và tối, hoặc dùng 7 hạt dẻ tươi ăn vào buổi sáng và tối.
Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người già: Dùng 60 gr hạt dẻ tươi, thịt
lợn nạc vừa đủ, 2 - 3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.
Trị viêm miệng - lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5 - 7 hạt.
Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng 30 gr hạt dẻ, 12 gr phục linh, 10
quả đại táo, 60 gr gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn, cho thêm
đường trắng.
Hạt dẻ - thuốc tráng dươngCó nhiều loại hạt dẻ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu, các loại hạt dẻ này
đều chiếm một hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng đáng chú ý là chất xơ trong hạt
dẻ chiếm tỷ lệ cao có lợi cho việc tiêu hóa. Hạt dẻ chứa các vitamin nhóm B bao
gồm folacin, vitamine C với khoảng 28,35g, cùng nhiều chất khoáng như Ca,
Mg, Fe, P, Mn, đồng, kẽm, Selen và nguồn Kali dồi dào với số lượng từ 119 –
715mg trong 100g hạt dẻ.
Hạt dẻ đã nấu chín cho từ 57 – 153 calo tùy theo chủng loại. Proteine chứa
trong hạt dẻ thấp, khoảng 0,82 – 2,88g/100g nhưng lại giàu tinh bột. Qua nhiều
kết quả nghiên cứu người ta còn thấy hạt dẻ giúp phòng chống bệnh tim mạch,
giảm cholesterol nhờ chất Magne khá cao (8omg/10g).
Đông y cho rằng, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có
công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa,
nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do
thận hư… Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt
dẻ là thức ăn có lợi cho tim mạch, tiểu đường. Thật vậy hạt dẻ không chỉ mang
lại sự sung sức cho nam giới mà còn tốt cho người bệnh tiểu đường, bệnh tim
mạch, huyết áp. Vì vậy trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống
thuốc bổ thận.
Điều này lại trùng hợp với kết quả nghiên cứu hiện đại mà gần đây các nhà
khoa học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Malaysia đã bào chế thành công loại
thuốc có tên là N-Hanz mà thành phần chính của chế phẩm này là acide amine được
chiết từ hạt dẻ. Hoạt chất này có tác dụng làm giãn nở mao mạch, điều chỉnh
lượng máu dẫn đến dương vật khiến máu dồn về nhiều làm cải thiện đáng kể chứng
bất lực ở nam giới. Những người sử dụng loại thuốc này trên kết quả thử
nghiệm cho thấy không có tác dụng phụ nào xuất hiện.
Giáo sư Kim Kah Hwi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên cho
biết, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1 giờ sử dụng và có thể kéo dài nhiều giờ
sau đó. Ngoài ra các nhà khoa học còn cho biết thuốc sản xuất từ hạt dẻ không những
an toàn mà còn tốt cho cả những người mắc chứng cao huyết áp hay bệnh nhân bị
thay van tim nhân tạo và chứng tiểu đường.
(ST)