Cây bồ công anh thân thảo, sống lâu năm, mọc thẳng, cao 0,5 - 1m, hầu như không phân cành. Bồ công anh có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sưng vú, đau mắt đỏ.
Hoa bồ công anh - Ảnh tư liệu |
Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm thuốc.
Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B. Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột...
Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau:
1. Chống loãng xương: hàm lượng manhê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.
2. Chữa rối loạn gan mật: Phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường. Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép hoặc dạng trà được bào chế sẵn.
3. Chữa suy nhược cơ thể: Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.
4. Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết.
5. Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.
6. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú gây đau nhức dữ dội, dùng lá sắc lấy nước uống. Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.
7. Chữa các chứng viêm loét: bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Cách dùng
- Làm rau ăn: lá bồ công anh hấp chín được sử dụng như một loại rau cải hay đem dùng tươi thay thế rau xà lách. Khi dùng nên dùng tay xé nhỏ lá tốt hơn là dùng dao cắt để giữ được mùi của lá.
- Nấu canh hoặc chế biến thành món xúp chung với các loại rau khác như rau diếp, có mùi vị dễ chịu khi ăn.
- Dạng trà: lá khô được bào chế thành trà hoặc làm nguyên liệu cho các loại thức uống khác.
Bồ công anh chữa viêm phổi ...
-Chữa mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40g, hạt dành dành 12g, cam thảo nam 6g, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 50g tươi, giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
-Chữa mụn nhọt: Bồ công anh 40g, kim ngân hoa 20g, cam thảo nam 10g, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40g, lá khôi 20g, nghệ vàng 20g, mai mực 10g, cam thảo dây 5g, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa viêm phổi, viêm phế quản: Bồ công anh 40g, vỏ rễ dâu 20g, hạt tía tô 10g, kim ngân hoa 20g, cam thảo nam 10g, sắc uống ngày 1 thang; Bồ công anh đem sấy khô, tán nhỏ, trộn với mật thành viên 6 viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Khi uống ngậm vào miệng cho tan, nuốt nước dần, uống sau khi ăn cơm.
-Chữa viêm gan virus: Bồ công anh 30g, nhân trần 20g, chó đẻ răng cưa 20g, rau má 30g, cam thảo nam 20g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc bồ công anh 50g, mã đề tươi 60g, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa viêm thận cấp: Bồ công anh 40g, hoạt thạch 30g, hạt dành dành 15g, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa rắn cắn: Bồ công anh lượng vừa phải, giã nát đắp lên vết rắn cắn. Ngày thay thuốc 2 - 3 lần.
-Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản: Bồ công anh 40g tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm rượu uống hằng ngày.
-Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày: Bồ công anh 30g, bạch truật 30g, kim ngân hoa 20g, phục linh 20g, binh lang 15g, hồng sâm 15g sắc uống ngày 1 thang.
Cây Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae, trong dân gian cây Bồ công anh còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, Diếp trời.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bồ công anh: Cây Bồ công anh nhỏ cao 0,6 – 1,0m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Cách trồng cây bồ công anh: Trồng Bồ công anh bằng hạt, trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể trồng bằng mấu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được.
Bộ phận dùng, chế biến của Bồ công anh: Thường dùng lá Bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng cả cây bỏ rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng.
Công dụng, chủ trị cây bồ công anh: Tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.
Liều dùng cây bồ công anh: Dùng 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, bã đắp chỗ viêm tấy.
Đơn thuốc có thành phần là cây bồ công anh:
Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20 – 40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.
Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.
Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Ý nghĩa của hoa bồ công anh
Công dụng của hoa nhài
Tác dụng của cây cỏ mực
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Công dụng của hoa thiên lý
Tác dụng của cây nhân trần
(st)