Tác dụng của hoa cúc với cơ thể


Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà (gọi là trà hoa cúc) và có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh rất tốt. Chúng ta cùng điểm lại những tác dụng của hoa cúc nhé!


MỘT VÀI CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HOA CÚC

Hoa cúc cũng được coi là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà. Các thành phần hoạt chất trong tinh dầu hoa cúc là Bisabolol được coi là có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Một số công dụng phổ biến của trà hoa cúc được biết đến là:

Làm dịu tâm trạng

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó có thể làm dịu tâm trạng và giãn cơ. Vì có tính an thần nhẹ nên loại trà này cũng là một biện pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ. Nếu bạn gặp rắc rối với giấc ngủ, bạn có thể uống một tách trà trước mỗi lần đi ngủ để dễ ngủ hơn. 

Tính ấm của trà hoa cúc ấm áp còn giúp giảm các triệu chứng kích thích trong daj dayf. "Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể làm giảm mức đường huyết, tránh mức đường trong máu cáo và các biến chứng bệnh tiểu đường," Ishi Khosla, một nhà dinh dưỡng lâm sàng ở Delhi (Ấn Độ) nói.


Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống quá nhiều trong ngày. Ảnh minh họa

Tốt cho da và mắt

Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn, mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể, làm sạch cơ thể, tăng cường nước cho da để tránh khô da, ngứa da... 

Sử dụng túi trà hoa cúc đặt trên mắt cũng là một phương thuốc hiệu quả trong việc chữa quầng thâm và tránh bọng mắt.

Giảm chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt

Người Ai Cập cổ đại sử dụng trà hoa cúc để làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều này vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa cúc tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lý do tại sao trà hoa cúc giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.

Ngoài các tác dụng trên, trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng khác nữa như: tăng cường miễn dịch và giúp chống lại cảm lạnh (nhờ có tính chất kháng khuẩn của nó), hữu ích trong điều trị bệnh trĩ, dùng làm thuốc đắp vào các vết thương để mau lành, chống lại các loại tế bào ung thư...

Mặc dù trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng thư giãn và không chứa chất caffeine, nhưng Học viện Quốc gia Hoa Kỳ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ loại trà này, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây phát ban dị ứng ở bệnh nhân hen và những người có làn da nhạy cảm. Những người bị rối loạn chảy máu hoặc chất làm loãng máu nên tránh hoa cúc, vì nó có chứa coumarin và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Ngoài ra, với người khỏe mạnh cũng không nên uống quá nhiều trà hoa cúc trong ngày vì nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong bụng.

TÁC DỤNG CỦA TRÀ HOA CÚC

Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ăn hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…

Sách Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trân (đời Minh) cho rằng, hoa cúc có thể dùng ăn sống, ăn chín hoặc nấu canh ăn.

Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung… Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.

Hơn nữa, so với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành. Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi trước máy tính, đối mặt với tình trạng căng thẳng do áp lực công việc, ít có thời gian vận động, điều kiện ăn uống không đủ dưỡng chất.

Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.

Về thời gian sử dụng, nếu dùng để giải nhiệt, giải khát, có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu dùng cho các phương pháp trị liệu, tốt nhất bạn nên uống trà hoa cúc 2 - 3 lần trong ngày, trước bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.

Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, thường bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên dùng hoa cúc.

HOA CÚC - CÁCH LÀM ĐẸP CẦU KỲ CỦA TỪ HY THÁI HẬU

 Từ Hy Thái Hậu (cuối đời nhà Thanh) là một người đàn bà cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nổi tiếng không chỉ bởi ảnh hưởng của bà tới lịch sử cận đại nước này mà còn vì khao khát làm đẹp hiếm thấy. Bà vốn không phải là người quá xinh đẹp nhưng bà lại vô cùng thích đẹp, nỗ lực của bà có lẽ chẳng người phụ nữ nào sánh kịp.


Phương thuốc mùa thu

Mỗi ngày ngay khi tỉnh giấc, Từ Hy Thái Hậu phải lấy tinh chất của hoa dấp lên mặt lên cổ, sáng ra ngủ dậy bà lại dùng bột ngọc trai bảo vệ da; đánh răng bằng bột làm chắc răng, bột hoa cúc, bột dưỡng tóc, nước hoa cho tóc…

Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của Từ Hy Thái Hậu từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong:

"Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...".

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.

Dẫu là vị thái hậu bị oán chê nhiều nhất trong lịch sử, dẫu bà ta không phải là nhân vật anh hùng gì, nhưng trong lĩnh vực dưỡng sinh thì Từ Hy làm rất tốt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc tới phương “Cúc hoa diên linh cao” của bà.

Từ cái tên gọi là bạn đọc có thể đoán ra được mục đích của sử dụng trường kỳ của Từ Hy là kéo dài tuổi thọ. Từ Hy có thể thọ 73 tuổi vào thời đó là không thể phủ nhận được tác dụng nhất định của cao hoa cúc.

Đây là phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn“Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị”của Trần Khả Dực đời nhà Thanh. Sở dĩ phương thuốc này được chọn giới thiệu vì sự tối giản trong nguyên liệu của nó, thành phần dược liệu ở đây chỉ là những cánh hoa cúc tươi và mật ong.

Cách chế đơn giản như sau: Đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 12-15g pha với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Giai thoại hoa “bất khuất”

Hoa cúc trong y học cổ đại Trung Hoa thường được dùng để thanh lọc cơ thể, dưỡng mắt, kéo dài tuổi thọ. Bao đời nay, hoa cúc vẫn được coi là một trong 10 loài hoa vĩ đại của Trung Hoa, ví như bậc quân tử.

Đào Uyên Minh đời Tần nổi tiếng là yêu cúc, cho cúc là loài hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng. Cứ đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu bên khóm cúc để thưởng hoa.

Ông có câu thơ: "Ngã ốc song nam hạ, kim sinh kỷ tùng cúc." (Dưới cửa sổ mé nam nhà ta, nay mấy khóm cúc đã mọc). Cúc còn được gọi là “Hoa bất khuất” bởi sức chịu thời tiết khắc nghiệt.

Vì thế mà đó còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông. Cúc cón có những tên gọi khác là Nhật tình, Nữ tiết, Nữ hoa, Âm thành…Hoa cúc là vị thuốc bảo kiện (giữ gìn sức khỏe) không thể thiếu của con người.

Căn cứ ‘Bản thảo cương mục’ thì cúc chia làm hai loại: một loại thân màu tím, khí hương vị cam, lá có thể dùng để nấu canh ăn – đó là Chân Cúc; một loại thân xanh, có mùi vị đắng, không ăn được, gọi là Khổ Ý. Dựa vào đó mà suy, các loại cúc để làm thuốc kéo dài tuổi thọ, trẻ hóa con người chính là Chân Cúc (Cam Cúc).

Cũng theo sách này có câu chuyện rằng Vương Tử Kiều (tên một vị tiên) có phương “Biến bạch tăng niên” dùng cúc làm chủ thuốc, hái mầm cúc và ngày Thượng dần tháng Ba, gọi là Ngọc Anh, hái lá vào ngày Thượng dần tháng Sáu, gọi là Dung Thành, hái hoa và ngày Thượng dần tháng Chín, gọi là Kim Tinh, lấy rễ vào ngày Thượng dần tháng Mười Hai gọi là Trường Sinh.

Tất cả đều phải được phơi nơi thoáng mát, một trăm ngày sau, lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau giã ngàn lần cho thành bột thật mịn, mỗi lần 21g bột pha với rượu uống, hoặc thêm mật ong vào bột trộn đều nhau rồi vo thành những viên thuốc lớn cỡ như hạt ngô, mỗi lần 7 viên uống với rượu, ngày uống ba lần.

Trăm ngày sau, cơ thể nhẹ nhàng, làn da tươi sáng hồng nhuận, một năm sau, tóc bạc trở lại đen mượt, hai năm sau răng rụng rồi lại mọc mới, năm năm sau, lão ông 80 tuổi trở lại như tuổi trẻ.

Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu…

Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa vậy.

Các giai thoại về tác dụng của hoa lá rễ cúc này có vẻ quá cường điệu nhưng trên thực tế, tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó không chỉ giúp thanh nhiệt, sáng mắt mà còn có thể cải thiện da dẻ, chống lão hóa.

Cúc hoa trong cổ y tịch

Theo Bản thảo kinh: Uống hoa cúc lâu dài thì thân thể nhẹ nhàng, lâu dài tuổi thọ. Thư tịch xưa có câu: “Cúc hoa vi diên linh khách” nghĩa là “Hoa Cúc làm người ta dài tuổi thọ”, cúc có thể dùng độc vị, hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

Cao Cúc hoa: Tăng tuổi thọ. Đây là bài thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền:

Bột Cúc hoa: tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần):

Hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.

Dưỡng thọ đơn: Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh: Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử.

Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Bài thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già.

Cam cúc phương: Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ.

Liều dùng 1 đồng cân/ lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.

Rượu Cúc: Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” - mùa thu uống rượu hoa cúc.

Lý do là bởi vào mùa thu, cụ thể là tiết “Trùng Cửu” (ngày 9 tháng 9 âm lịch), là lúc hoa cúc vàng nở rộ, vừa ngắm hoa cúc vừa uống rượu cúc thì không gì tuyệt vời cho bằng!

Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: trà không ướp + bạch cúc (hoa cúc trắng khô) + cam thảo; sau khi rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc như đã được mô tả trong sách vở của các cụ ngày xưa...

Xin lưu ý rằng, cúc hoa dùng trong các bài thuốc trên là các loại cúc: Cam cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa hồng, hoàng cúc,…thuộc họ Cúc Asteracae

CÁCH TỰ LÀM TRÀ HOA CÚC ĐƠN GIẢN

Thành phần (khẩu phần 2 người)

- 50g hoa cúc khô

- 1,5 lít nước

- 50g đường (điều chỉnh tùy theo sở thích của bạn)

2. Cách pha

- Trong nồi nhỏ, cho nước vào đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, thêm hoa cúc vào, rễ cam thảo và đường. Đun hơi sôi trong vài phút, không đun sôi quá lâu và tắt bếp. Dùng lưới lọc, lọc cam thảo, hoa cúc để lấy nước.

- Ướp lạnh để uống hoặc để ở nhiệt độ phòng

 Đây là món trà thanh nhiệt rất tốt cho bạn. Hãy tự làm nhé! 



Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu



(ST)

nhà máy sản xuất trà hoa cúc ở đâu?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bạn có thể tự làm trà hoa cúc ở nhà theo hướng dẫn của bài viết, hoặc có thể đến các đại lý đều có bán trà hoa cúc mà.
hơn 1 tháng trước - Thích
Hoa cúc vàng cứ đên tết mua về để trung trong nhà có công dụng gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Hoa cuc trang bỏ vao goi chua mắt cho những người lam việc văn phòng ( ngoi máy vi tính nhiều ) co đúng không.
hơn 1 tháng trước - Thích
Hoa cúcphacung với nấm linh chi có được không vậy
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận