Tác dụng của hoa sen tuyết

Hoa sen tuyết là một loại thảo dược lâu năm, chủ yếu phát triển ở vùng núi Tianshan trong khu vực tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc. Người ta gọi nó là Tagilis (một tên đẹp trong ngôn ngữ Uygur ) và coi nó như là "thần dược quý nhất trong các loài thảo dược".


Truyền thuyết về hoa sưn tuyết







Tên thường gọi là "Snow Lotus", tên tiếng Việt là "Tuyết Liên Hoa" hay " Thiên Sơn Tuyết Liên", theo ngôn ngữ địa phương Uyghur là "Tagilis".

Đây là một loại thảo dược lâu năm của chi hoa Cúc( Chrysanthemum genus). Tuyết Liên Hoa là một loại dược thảo truyền thống quý hiếm Trung Quốc, xuất xứ từ Tân Cương.

Nó phát triển trong các vách đá và giữa các kẽ nứt băng giá, nơi vô cùng lạnh và được bao phủ trong tuyết quanh năm. Các loại hoa thông thường có thể không tồn tại ở những nơi như vậy, nhưng Tuyết liên Hoa nở ​​rộ trong môi trường thiếu ôxy khi nhiệt độ dưới 0 độ C hàng chục độ.

Thói quen tăng trưởng độc đáo và môi trường sống đã khiến Tuyết Liên Hoa trở thành thực vật hiếm có và đồng thời hình thành các chức năng độc đáo về dược tính với các hiệu ứng kỳ diệu. Tuyết Liên Hoa được vinh danh là "vua của tất cả các loại thảo mộc" và "kho báu của y học"("the king of all herbs"and "the treasure of medicines").


Ngày xưa chùa này đã từng là ngôi quốc tự của xứ Thornling, một tiểu quốc nằm ở phía đông Tây Tạng. Nhưng định mạng đã biến xứ này thành một miền hoang vu không người cư ngụ và ngôi chùa cũng bị bỏ hoang từ nhiều thế kỷ nay.

Con đường mòn dẫn lên chùa đã bị cỏ mọc kín. Cổng tam quan chỉ còn trơ lại mấy chiếc cột xiêu vẹo. Hậu liêu cũng sụp đổ gần hết, chỉ còn chánh điện hoang tàn với vài pho tượng Phật là còn nguyên vẹn. Một tiếng sấm  nổ vang làm rung rinh cả mái chùa. Nhiều viên ngói bị thổi bật lên, rơi xuống sân vỡ nát. Sàn chánh điện được lót bằng một lớp ván dày nhưng lâu ngày không người chăm sóc đã mục nát, rêu phong bám xanh rì.

Giữa những đám rong rêu đó có một bông hoa nhỏ bé vươn lên. Một bông hoa kỳ lạ màu trắng tinh khiết. Không ai biết nó từ đâu đến. Tại sao lại mọc giữa đám rong rêu bẩn thỉu như vậy. Bông hoa vô danh run rẩy trước cơn cuồng phong mỗi lúc một mạnh. Nó lo lắng nhìn lên cây sà ngang đã nghiêng hẳn xuống. Chỉ một cơn gió mạnh nữa thôi cây sà sẽ gãy gục và toàn mái chùa sẽ sụp đổ, đè nát tất cả những vật ở phía dưới. Bông hoa vô danh nhìn lên bức tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm gần đó, lẩm bẩm cầu nguyện:

"- Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát, xin ngài rủ lòng thương xót cứu cho chốn này thoát khỏi tai nạn sắp bị hủy diệt."

Lời cầu khẩn chí thành đã cảm ứng đến Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nên ngài hiện ra trên tòa sen:

"- Hởi bông hoa bé nhỏ kia, há ngươi không biết rằng trong cõi thế gian này tất cả đều lưu chuyển, biến dịch, không có gì gọi là thường trụ bất biến. Có sinh ắt phải có diệt. Có thành ắt phải có hoại. Ngôi chùa này đã đến giai đoạn sắp bị hủy hoại thì cũng là luật vô thường mà thôi. Kiếp sống của bông hoa cũng như vậy, không thể ra ngoài bốn thời kỳ thành, trụ, hoại, không. Thay vì lo lắng kéo dài kiếp sống, ngươi hãy cố gắng ý thức tính chất vô thường và nhận thức thực tướng của sự vật."

Bông hoa vô danh cúi đầu đảnh lễ và thưa:

"- Bạch Đức Bồ Tát, con cầu nguyện không phải cho chính con. Từ khi còn là một hạt giống nằm dưới kẽ nức trong vách ván, con vẫn được nghe các vị tăng tụng kinh, nhất là bộ Bát Nhã Ba La Mật, nên con ý thức được trên đời có sinh ắt có diệt. Tất cả thế gian chỉ là huyễn, không có thực. Ngay cả những bộ kinh điển quí báu chứa trong chiếc hòm  gỗ bên cạnh bàn thờ kia. Vì là vật hữu hình nên hữu hoại, trước có sau không, nay còn mai mất không thể bền vững lâu dài. Nhưng con biết những bộ kinh quý giá này đã đươc cất giữ nơi đây từ nhiều thế kỷ chưa truyền ra bên ngoài, nên con cầu nguyện ngài hãy để cho những bộ kinh đó làm tròn sứ mạng mà chúng được giao phó. Mặc dù lúc này đa số nhân loại đang bị màn vô minh che phủ, chìm đắm trong dục vọng điên cuồng. Nhưng vẫn còn một số người chỉ bị một chút bụi bám vào mắt, chỉ cần một chút ánh sáng soi rõ là có thể làm cho họ quay đầu tỉnh ngộ. Vì lý do này nên con cầu xin chư Phật rũ lòng thương xót cho truyền bá bộ kinh quí giá này ra ngoài cho thế gian."

Đức Bồ Tát Quan Âm nghe xong rất lấy làm hài lòng. Ngài quay lại đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và nhắc lại lời cầu khẩn của bông hoa vô danh. Đức Phật Thích Ca nở một nụ cười hoan hỉ:

"- Đẹp thay bông hoa nhỏ bé kia đã nói với tất cả tâm thành của một trái tim Bồ Tát. Nó đã biết quên mình mà chỉ nghĩ đến người khác. Ngôi chùa này đáng lẽ phải bị hủy hoại. Tất cả những kinh điển chất chứa nơi đây đáng lẽ ra phải chịu chung số phận. Nhưng ta chấp thuận lời phát tâm của bông hoa bé nhỏ mà cho phép những bộ kinh điển đó được truyền tụng cho thế gian cho đến khi mục đích những bộ kinh đó được viên mãn".

Đức Phật Thích Ca vừa dứt lời thì các vị Hộ Pháp và chư tôn Bồ Tát đồng thanh tuyên bố:

"- Chúng ta sẽ giữ gìn ngôi chùa này khỏi nạn hủy diệt cho đến khi nó làm tròn phận sự mà Đức Phật Thích Ca giao phó".

Chỉ một thoáng giây, trời đất bỗng trở nên quang đãng lạ thường. Cơn bão đã tan biến. Vầng trăng lưỡi liềm tỏa nhẹ ánh sáng xuống xứ Thornling. Một mùi hương thơm ngát từ đồi Saparang thoảng đi khắp mười phương thế giới.

Đức Bồ Tát Quan Thế Âm  mỉm cười với bông hoa vô danh:

"- Lành thay! Con đã phát một hạnh nguyện vô ngã lợi tha rất lớn. Từ nay ta đặt tên con là "Tuyết Liên Hoa". Một giống sen vô cùng quí báu, chỉ mọc tại xứ Tây Tạng và những kẻ nào ngửi được mùi hương của con cũng đều phát tâm tinh tấn tu hành để thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.' (Đường mây qua xứ tuyết, Nguyên Phong)

Đi tìm dấu vết Tuyết Liên Hoa

Đó là những ngày mùa hè của thập niên 1920s. Nhà thực vật học Nhật Bản, tiến sĩ Ichiro Ohga, sau bao nhiêu năm tháng lặn lội tìm kiếm khắp các vùng tuyết giá từ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn cho đến vùng biên cương Trung Quốc, đã may mắn tìm thấy những hạt Tuyết Liên Hoa này trong một hồ cạn nước thuộc vùng Pulantien, tỉnh Liêu Ninh, miền cực bắc của Trung Quốc, sát biên giới Triều Tiên.

Thực ra, những hạt Tuyết Liên Hoa đã có mặt tại hồ này rất lâu. Chúng đã bị chôn rất sâu đến hai thước rưỡi trong lòng hồ khô cứng cả ngàn năm nay mà không ai tìm thấy. Chúng đã trơ gan qua bao nhiêu mùa đông giá lạnh mà tuyết băng đã đóng cả mấy thước dày trên mặt. Vậy mà khi bước chân tìm kiếm của phái đoàn khảo cứu Ohga đi qua, niềm khao khát của những nhà khoa học muốn được thưởng lãm một giống hoa sen trong tuyết đã được truyền tụng như một chuyện thần tiên đã làm lớp tuyết trên mặt hồ tan rã, trơ lòng bùn dưới ánh trời hè. Nhờ vậy mà nhóm nghiên cứu Ohga đã khai quật được những hạt Tuyết Liên Hoa hiếm quý, đóng góp cho đời một sự thật mà lâu nay ai cũng cho là huyền thoại.

Đem những hạt Tuyết Liên Hoa về nước. Ohga gởi liền ba hạt để biếu cho một người bạn Mỹ, nhà thực vật học Ralph Chaney thuộc trường Đại học California, Berkley và dành một ít còn lại cho chương trình nghiên cứu của mình (Ohga, 1926). Tiến sĩ Chaney lại gởi một hạt cho tiến sĩ Willard Libby thuộc Đại học Chicago để nhờ định tuổi, còn lại hai hạt tự mình cho nẩy mầm trong phòng thí nghiệm .

Bằng phương pháp định vị carbon, Libby định được hạt Tuyết Liên Hoa có số tuối khoảng 1,040 ± 210 năm. Còn hai hạt trong phòng thí nghiệm của Chaney thì cũng nẩy mầm được thành hai cây sen khỏe mạnh. Hai cây sen này sau đó được trồng ở công viên Kenilworth Aquatic Garden, Washington DC, Hoa Kỳ.

Nghe tin hạt sen ngàn năm tuổi vẫn còn mang sự sống và nẩy mầm, các nhà khoa học trên thế giới đã vội vã đến Liêu Ninh để nghiên cứu và tìm kiếm Tuyết Liên Hoa. Lần theo lịch sử, họ được biết Phật Giáo đã được truyền từ Tây Tạng sang Liêu Ninh vào khoảng năm 372 trước Tây Lịch, tức là 2372 năm trước. Tuyết Liên Hoa chính do các vị tăng lữ Tây Tạng mang sang trong khoảng thời gian hoằng đạo này (Shen-Miller,1995).

Tuy nhiên thế giới đại chiến I và II đã làm ngưng trệ các cuộc nghiên cứu, cho mãi đến khi Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại sự quan hệ vào khoảng thập niên 1960s, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Shen-Miller, Viện Đại học California, Los Angeles, mới bắt được liên lạc với Viện thực vật học Bắc Kinh và được Viện này gởi tặng bảy hạt sen cũng đã được đào bới nhiều lần ở Liêu Ninh. Bằng phương pháp AMS (Accelerator Mass Spectroscopy), Shen-Miller đã định được hạt "già" nhất có số tuổi 1,288 ± 271 năm, hạt "trẻ" nhất có số tuổi 332 ± 135 năm.

Thật ra, từ lâu đã có rất nhiều báo cáo khoa học nói về tuổi thọ của hạt giống. Người ta đã nói dến hạt cỏ Lupine (Lupinus arcticus) có tuổi thọ trên 10,000 năm (Porsild et al.,1967), hạt cây rau muối (Pig weed; Chenopodium album) có tuổi thọ trên 1,700 năm (Odum,1965). Ngay hạt sen, ở Nhật Bản cũng có người báo cáo rằng chúng có tuổi thọ trên 3,000 năm (Libby, 1955). Tuy nhiên những báo cáo trên chỉ là những kết luận gián tiếp chứ không phải là kết quả đo đạt trực tiếp trong phòng thí nghiệm. Ví dụ như báo cáo về hạt sen ở Nhật Bản có tuổi thọ trên 3,000 năm là do việc khai quật được một chiếc thuyền gỗ ở hồ nước vùng Kemigawa gần Tokyo. Vì ván gỗ của chiếc thuyền được định tuổi khoảng 3,075 ± 180 năm, nên người ta án chừng rằng các hạt sen tìm thấy trong thuyền gỗ đó cũng có số tuổi tương đương như vậy.



Tác dụng của hoa sen tuyết

Theo truyền thuyết, vì muốn tỏ rõ tình cảm của mình, nhiều chàng trai đã không ngai nguy hiểm đi tìm bằng được 1 hoa sen tuyết về để tặng cho cô gái thân yêu của họ. Có nhiều câu chuyện đẹp, bài hát, và các tác phẩm văn học hay về loại hoa này.




Hoa sen tuyết phát triển trên các vách đá, sỏi hoặc đất cát ẩm. Một nhà thực vật học Kazahstan một lần tìm thấy hoa sen tuyết ngày càng tăng cao của 5.000 mét. Trong môi trường như vậy, không có loại cây trồng khác có thể phát triển. Hoa sen tuyết đã phát triển khả năng tự nhiên để chống lại lạnh cái lạnh khắc nghiệt của tự nhiên, chịu đựng được bức xạ tia cực tím cường độ cao và oxy thấp.




Hoa sen tuyết là phương thươc quý và phổ biến trong y học, được sử dụng như một liệu pháp tuyệt vời cho các bệnh như thấp khớp, chân tay tê liệt do lạnh, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ và viêm khớp.

Ngoài ra, hoa sen tuyết còn được biết đến với khả năng làm cho da tươi tắn, rạng rỡ và khỏe mạnh hơn.


Tác dụng của hoa sen tuyết

Do vậy mà kết quả định vị của Libby vào năm 1926 và Shen-Miller vào năm 1982 trên chính những hạt Tuyết Liên Hoa đào bới ở Liêu Ninh, cùng với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về sự sống và nẩy mầm của những hạt sen này, đã xác nhận vị trí độc đáo của Tuyết Liên Hoa là những hạt giống có tuổi thọ cao nhất trong thế giới thực vật.

Không phải chỉ dừng lại ở tuổi thọ ngàn năm cao nhất, Tuyết Liên Hoa còn mang thêm một đặc tính bên mình, do lời phát nguyện của Đức Quan Thế Âm "...kẻ nào ngửi được mùi hương của con cũng đều phát tâm tinh tấn tu hành để thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.'

Vì mùi hương tinh khiết của hoa sen chỉ được thoát ra trong điều kiện nhiệt độ cao, cho nên sen đã tự mình tạo một thân nhiệt thật ấm để mùi hương có cơ hội bay tỏa khắp nơi. Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Seymour, Úc châu (1996,1997,1998) đã chứng minh được rằng hoa sen đã tự mình tạo ra thân nhiệt từ 30 đến 36oC trong suốt thời gian hoa nở để bảo đảm sự phát hương được viên mãn. Thân nhiệt này phát ra ngay từ khi búp sen bắt đầu hé nở, và giữ nguyên thân nhiệt này trong suốt bốn ngày hoa nở, bất kể nhiệt độ không khí bên ngoài có lạnh xuống 10oC hay nóng lên 45oC.

Việc tạo ra thân nhiệt và ổn định thân nhiệt này để hoàn thành quá trình nở hoa và phát hương thơm của hoa sen là một đặc tính vô cùng độc đáo, hiếm thấy ở thế giới thực vật.

Đâu phải là một ngẫu nhiên!

Khi tuyên bố những khám phá kỳ diệu này về Tuyết Liên Hoa, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Úc châu tuy biết xuất xứ của những hạt sen này là từ Liêu Ninh, nhưng họ đã không hề biết rằng đây chính là những hạt sen xuất phát từ Tuyết Liên Hoa, một hoa sen trắng tinh mọc giữa đám rong rêu trong một ngôi cổ tự vùng Thornling mấy ngàn năm trước. Một bông hoa nhỏ bé đã từng có một " hạnh nguyện vô ngã lợi tha rất lớn là biết quên mình mà chỉ nghĩ đến người" cho nên đã được các vị Hộ Pháp, chư tôn Bồ Tát "gìn giữ khỏi nạn hủy diệt cho đến khi nó làm tròn phận sự mà Đức Phật giao phó".

Ngày nay, hễ mỗi lần hạ đến, sen lại nở lung linh, tỏa hương thơm tinh khiết khắp cả bầu trời Úc-Mỹ. Chút hương thơm tinh khiết quí báu của vùng Thornling xứ Tây Tạng năm nào nay đã lan tỏa khắp bốn phương trời, tạo duyên cho "những kẻ nào ngửi được mùi hương của hoa sen cũng đều phát tâm tinh tấn tu hành để thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi."

Thống kê cho biết rằng, hiện nay đạo Phật là tôn giáo phát triển mạnh và nhanh nhất ở các nước Âu Mỹ, nhất là tại Hoa kỳ, Âu châu và Úc châu. Thoạt nghe thì tưởng đó chính do người Âu Mỹ phát tâm tìm đạo. Song nếu nhìn lại từ đầu vào một đêm giông bão ở Thornling mấy ngàn năm trước, thì rõ ràng kết quả này không phải là một ngẫu nhiên.

 Tham khảo thêm tác dụng của hoa sen

Hoa sen từ lâu đã được biết đến như một loại thuốc quý chữa nhiều bệnh lại vừa dễ kiếm tìm vì hoa thường mọc trong các ao hồ, đầm...

Theo Đông y, hoa sen có tính ấm, vị ngọt, đắng, vào hai kinh Tâm, và Can, có tác dụng làm cho con người khai tâm (làm cho tinh thần tỉnh táo), ích khí, công hiệu giải nhiệt độc, thanh tâm (làm mát tim), lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong. Chữa được các bệnh: thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, thiên bào sang (mụn nước), mẩn ngứa... Hoa sen dùng sống cho vào chỗ có mụn phồng nước (thiên bào thấp sang) rất tốt, nếu đốt thành tro chữa được chứng hoàng thủy sang (mụn có nước vàng) nếu cho muối vào giã nát mà chườm thì chữa được nhọt độc.

Một số bài thuốc quý từ hoa sen

* Trà hoa sen: một đóa hoa sen khô, đường phèn 1 thìa nhỏ. Cho hoa sen vào bình, dùng nước sôi hãm, sau 2 phút, hoa sen giãn nở hết, thì cho đường phèn vào bình trên, dùng thìa nhẹ nhàng khuấy đều, uống thay nước trà, sẽ có tác dụng bổ huyết, chữa mất ngủ.

* Hoa sen nấu với ruột heo: nửa kg ruột già heo, 5 bông sen khô, cùng muối, gia vị... Chà sạch ruột heo bằng muối rồi nhúng qua nước sôi, vớt ra, rửa sạch, thái thành từng đoạn. Hoa sen để nguyên vẹn, dùng nước rửa nhanh và sạch, cho vào nồi cùng ruột heo cùng với 4 chén nước ninh kỹ. Trước đun to lửa sau hạ bớt lửa, độ 40 phút, ruột heo nhừ là được. Món này có công dụng chữa trị trĩ xuất huyết.






* Hoa sen xào thịt gà: 2 bông sen tươi, thịt lườn gà nửa bộ, hồng tiêu nửa quả, cùng bột thái bạch 1 thìa to, xì dầu 1 thìa, gia vị. Hoa sen tách từng cánh rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước, thái nhỏ như tơ. Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ như tơ, thêm xì dầu và bột thái bạch vào trộn đều. Quả hồng tiêu rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ (có thể thay bằng bột hồ tiêu cũng được). Lúc chảo dầu nóng cho thịt gà vào xào, cho tiếp hoa sen, hồng tiêu, thêm nửa muỗng nước, gia vị, đảo cho nhanh. Món này có tác dụng an thai.

* Bánh thịt hoa sen: 2 hoa sen tươi, nửa kg thịt cuộn, cùng xì dầu, bột thái bạch, tiêu bột, dầu, gia vị. Hoa sen bóc từng cánh, dùng nước muối rửa sạch, để ráo, rồi thái nhỏ. Cho gia vị vào thịt rồi trộn đều với hoa sen vụn, nặn thành bánh thịt hoa sen hình tròn. Bắc chảo dầu nóng, đun nhỏ lửa, cho bánh thịt vào rán đến khi hai mặt đều có màu vàng kim thì cho xì dầu, đường và nửa bát nước lã vào đun nhỏ lửa 5 phút là được. Món này có tác dụng bổ tâm thận, hoãn giải cơn đau lưng và eo.

* Liên hoa trà: hoa sen khô 1 bông cho vào bình, rót trực tiếp 2 bát nước sôi vào, hoa sen sẽ giãn nở tỏa mùi hương thơm, có thể ngửi hương thưởng trà. Có tác dụng tiêu thử thấp mùa hè (làm tiêu cái nóng và ẩm trong mùa hè), giải khát, di dưỡng tinh thần.


ng dụng của lá sen







Nhiều người nghĩ lá sen chỉ dùng gói xôi, gói cốm, nhưng chưa biết rằng lá sen có nhiều công dụng chữa bệnh rất hay.

Cây sen rất quen thuộc với người Việt, mọi thành phần từ sen đều có tác dụng, như: hạt sen (liên nhục) dùng nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, ướp trà, ngó sen (liên ngẫu) dùng làm gỏi... Và một bộ phận của sen ít người biết có công dụng chữa bệnh, đó là lá sen.





Lá sen có rất nhiều công dụng đặc biệt

Lá sen (còn gọi là hà diệp), từ lâu đã được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá sen có công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm (tim) sen, có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Về sau này, khi mà bệnh béo phì trở nên phổ biến, thì lá sen được sử dụng rất hiệu quả để chống lại căn bệnh này. Lá sen phối hợp với các vị thuốc sơn tra, hà thủ ô và thảo quyết minh (hạt muồng) pha trà uống thường xuyên sẽ có tác dụng giảm cholesterol cùng các tác nhân gây béo phì.

Sau đây là những cách dùng lá sen chữa bệnh:

- Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.

- Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.

- Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống.

- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày 1 thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

- Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

- Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10g), cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.

- Đắp nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

- Phòng chống béo phì: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.

Lá sen đem hãm nước sôi để uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.



Hoa sen có tác dụng chữa bệnh


Sen có vai trò không nhỏ trong chữa bệnh và ẩm thực. Mỗi bộ phận của cây sen có tính chất và tác dụng trị liệu khác nhau

Sen chữa bệnh
Theo lương y Nguyễn Công Đức: Nếu bị tiêu chảy và kiết lỵ thì có thể dùng 60 gam cọng sen, sắc (nấu) uống, kèm với hai muỗng đường trắng.

Chữa bệnh trĩ :

Nếu bị bệnh trĩ ra máu, muốn trị bệnh trĩ thì dùng 15 gr nhụy sen, 15 gam hoa hòe, và 10 gam địa du đem sắc uống.

Kém ăn do tỳ hư (tỳ vị suy nhược) người ta lấy 100 gam hạt sen, một cái bao tử heo rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy, để dùng trong ngày. Những người bị di tinh, mộng tinh có thể dùng 4 gam tâm (tim) sen, 20 gam hạt sen, 30 gam củ mài đem sắc uống, dùng lúc ấm, có thể gia thêm tí mật ong. Trường hợp người nóng nổi nhọt, thì lấy 50 gam hoa sen tươi (hoặc 30 gam loại khô), và 20 gam đường phèn đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.

Đi ngoài nắng bị say, nôn mửa, miệng khát phiền nhiệt, dùng lá sen tươi vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, uống với nước đun sôi để nguội. Những người suy nhược cơ thể, suy nhược tuổi già, dùng củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều, mỗi lần độ 100 gam. Ngừa say nóng, giải nhiệt dùng 10 bông sen sắc uống thay trà. Để giải rượu, tâm phiền mất ngủ có thể dùng 40 gan rễ sen đem sắc uống. Viêm xoang, ngạt mũi thì sử dụng 100 gam cánh hoa sen, 100 gam bạch chỉ, thái nhỏ, phơi khô, trộn đều, quấn như điếu thuốc rồi hút, hít và thở khói qua đường mũi. Phụ nữ muốn làm đẹp nhan sắc thì lấy cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen lượng mỗi thứ bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, uống mỗi lần 10 gam, ngày ba lần.

Sen thực dưỡng

Sen có rất nhiều tác dụng và ý nghĩa trong ẩm thực. Nhụy sen dùng để ướp trà, lá sen dùng để gói cơm, hạt sen dùng làm thuốc bổ, để nấu chè, hầm gà, chim; tim sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.

Hoa sen càng nức tiếng hơn với bao nhiêu là món ăn cung đình được chắt lọc, truyền tụng từ nhiều đời nay: món yến nấu sen, cơm sen cung đình, chè sen, trà sen… Chẳng hạn như món vịt hấp hoa sen: Lựa vịt tơ, mập căng da. Làm sạch, dùng rượu và gừng xát trong, ngoài khử mùi, ướp ngũ vị hương cùng muối, tiêu, hành, tỏi cho thấm. Lót dưới xửng vài lớp cánh hoa sen và phủ kín vịt cũng bằng cánh hoa. Dùng lửa than hấp vịt độ hơn tiếng đồng hồ. Vịt chín mềm, mang ra ăn với cánh hoa đã chín nhừ. Bao nhiêu hương thơm của hoa ngấu hết vào từng sớ thịt vịt. Vịt béo ăn cùng hoa thơm ngọt. Hoa sen ở hồ Tây (Hà Nội) có tiếng thơm từ lâu, nhụy sen sau khi được lấy ra từ những bông sen tươi phải mang về ngay ướp với trà để giữ mùi hương. Trà sen Hà Nội được nhiều người biết tới. Gần đây có nhiều khách Nhật Bản và Hàn Quốc tìm mua trà được ướp từ những bông sen hái ở hồ Tây.




Trên những vách núi trắng xóa tuyết ở Tân Cương thuộc dãy Himalaysa tồn tại một loài kỳ trân dị thảo vô cùng quý hiếm được gọi là Tuyết Liên hay hoa sen tuyết. Từ xưa, loài hoa này đã được người Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc quý không thua gì nhân sâm. Chúng có khả năng trị được những chứng bệnh như đau đầu, cao huyết áp và rối loạn kinh nguyệt. Tuyết Liên chỉ mọc trên những vách đá có độ cao trên 4.000m so với mực nước biển và có thể nở ngay trong tuyết.




Ý nghĩa của hoa sen

Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội

Tác dụng của hạt sen

Tác dụng của tinh dầu hoa sen

Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn


(st)