HOA TAM THẤT
Hoa tam thất được dùng dưới dạng sấy khô tán bột và hãm uống thay trà. Liều dùng: mỗi ngày lấy 1 - 3g hoa tam thất, hãm uống.
Tác dụng của hoa tam thất:
- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
- Tác dụng thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).
- Tác dụng bình can: (điều hòa chức năng của tạng can).
- Tác dụng: bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,
- Tác dụng: chốm viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,
- Tác dụng tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).
- Tác dụng chữa cao huyết áp: hoa tam thất có tác dụng giáng áp( hạ huyết áp).
- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.
- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.
- Tác dụng chữa nhĩ minh, nhĩ lung: chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc.
- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.
Tác dụng lợi sữa cho phụ nữa sau sinh
Cách dùng:
Sử dụng mỗi ngày 2 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng.
Hoa tam thất, với thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô, đóng gói dùng dần. Hoa tam thất cũng chữa được nhiều bệnh: thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, giảm béo... Dùng cho người huyết áp cao, mỡ trong máu cao gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu ù tai, bốc hoả từng cơn lên đầu, can hoả quá mạnh làm mất ngủ kéo dài, nhịp tim không đều, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, bực bội trong người hay cáu giận, đêm ngủ hay mộng mị hoặc nghiến răng ken két. Ngoài ra hoa tam thất còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng. Ngoài ra, phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì sữa rất nhiều.
Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.
Theo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).
- Kích thích miễn dịch.
- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.
- Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Sau đây là một số bài thuốc có tam thất:
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Tam thất là thuốc bổ, hoạt huyết mạnh.
Những người sau mổ, sau chấn thương, sau sinh nở dùng cực tốt, dễ lành vết thương, tiêu máu bầm, bổ huyết ích khí...
Cách dùng thông thường dân dã: Bột Tam thất:1-2 thìa cà phê, trộn cùng 1/2 quả tim heo thái mỏng, hấp cách thủy trong nồi cơm, ăn ngày 1 lần, có tiền dùng cả tháng chả sao cả. Nghèo sài độ 2 tuần- 3 tuần cũng đủ tác dụng.