Tác dụng của lá trầu không trong phòng và điều trị bệnh

Lá trầu không chỉ được biết đến trong phong tục của người Việt Nam mà còn là một loại lá dùng làm thuốc rất tốt. Lá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.



 

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường,điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bệnh đái giắt

Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Suy nhược thần kinh

Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau đầu

á trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.

Các bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.

Táo bón

Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Đau họng

Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Chống viêm nhiễm

Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.

Làm lành vết thương

Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Giảm đau lưng

Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.

Bị tắc sữa

Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.

Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi...

Các công dụng khác

Trầu không có tác dụng tăng sinh lực, làm sạch răng và làm ngọt miệng.

Thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh "khó nói" của phụ nữ.

 

Căn bệnh... khó nói và bài thuốc dân gian

 Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, ở Việt Nam, có đến 2/3 phụ nữ bị viêm đường sinh dục. Do cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn.

Các triệu chứng thường gặp là khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.

Một nguyên nhân hay gặp nữa là dị ứng và bội nhiễm do băng vệ sinh. Tình trạng trên chủ yếu là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về vệ sinh sinh dục, vệ sinh tình dục và ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm.

Từ xa xưa, các bà, các chị vẫn sử dụng lá trầu không để chữa ngứa, viêm nhiễm vùng kín. Cách làm như sau: lấy lá trầu không tươi vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó, vớt bã trầu vừa nấu ra, nước để nguội, dùng để rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Xem ra, phương thuốc này, tuy có hay thật, nhưng thật khó áp dụng, nhất là đối với những phụ nữ sống ở thành phố, cuộc sống luôn luôn bận rộn và hối hả

Sản phẩm chiết xuất từ tinh dầu trong lá trầu không

Trầu không (betel pepper) là loại cây dây leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 0,7 - 2,6%, trong đó chủ yếu là anethol, eugenol, carvacrol, chavibetol, chavicol, alylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, piperbetol, methylpiperbetol, piperol... Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật...nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ

Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch "vùng kín": Chỉ nên rửa bên ngoài

Theo các số liệu điều tra trong nước thì 2/3 phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm đường sinh dục, nhẹ nhàng thì chỉ bị ngứa, nặng hơn thì bị viêm nhiễm, âm đạo có mùi và ra nhiều huyết trắng... Bởi vì cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.

Theo tư vấn của bác sĩ ở một phòng khám Sản Phụ khoa trên phố Cầu Giấy thì để giữ cho "vùng kín" được sạch sẽ, chị em có thể dùng cách tự nhiên là rửa bằng nước trà xanh và nước trầu không. Đây là cách thức mà các bà, các chị từ xưa vẫn dùng. Nhưng điều cần quan tâm nhất là dùng thế nào mới là đúng.

Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, cho dù là lá trầu không hay lá trà xanh thì cũng chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da.

Hơn nữa, chị em cần lưu ý, khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh "khó nói" của phụ nữ.

(ST).

thưa bác sĩ,bác sĩ cho em hỏi :lá trầu không dùng rửa vùng kín cho trẻ sơ sinh được không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
bac si oi la trauf khong co tri duocj viem sui mao ga khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Lá trầu có tác trị phụ khoa cho chị em phụ nữ thôi. Còn trẻ em thì không nên bạn ạ. Nếu bé bị hăm da thì nên rửa bằng nước chè xanh
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Toi tuoi mau ngo nam 2013 the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Dung la trâu không co chua duoc tan huong trên mat không a.?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
rat tot
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
ko sao cả chị jessica và cả nhóm snsd vĩ đại lắm bài này zừa zài vũ điệu lại khó chả trach là như zậy tội nghiệp các chị s9 quá yêu các chị nhìu lắm lun
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
la trâu không co chua duoc viem loi chay mau chan rang khong va cach che su rung ra sao
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Có bạn à, mua lá trầu về rửa sạch, đun khoảng 2 lít nước, nước sôi thả lá trầu vào, đun còn khoảng 1,5 lít thì tắt bếp, để nguội, ngày súc miệng 3-4 lần. Ngoài ra, bạn có thể làm theo 2 cách sau : cách 1 : Xương lợn nấu rễ bồ hòn: Xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, muối vừa đủ. Xương rửa sạch đập vỡ, cho rễ bồ hòn vào nồi, đổ 1.200ml nước, nấu cạn còn 400ml, cho muối, gia vị là được. Ăn uống trong ngày. Cách 2: Mận 2 quả rửa sạch giã nát cả hạt, cho một ít muối rồi pha nước sôi vào, chờ nguội ngậm súc miệng. Ngày làm nhiều lần. Chúc bạn mau bình phục nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
nuoc la trau khong co rua mat duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
xong mat bang la trau khong co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
nuoc la trau khong khong the su dung de rua mat dc vi la trau khong co tinh sat khuan cao.ma niem mac mat cua minh thi rat mong neu dung la trau khong de rua mat thi no se lam cho niem mac mat mog dan di
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
D T B.thua bac si cho chau hoi la trau khong co chua duoc viem co tu cung khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Nếu dùng là trầu không mà chữa được bệnh viêm cổ tử cung thì tốt quá rồi.Bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để tư vấn và chữa nhé, đừng tự ý dùng lá trầu không không đúng cách là bệnh nặng hơn đấy.
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
D T B.thua bac si cho chau hoi la trau khong co chua duoc viem co tu cung khong a
hơn 1 tháng trước - Thích
nếu trầu không mà trị được thì người ta cần đến bác sĩ chuyên khjoa làm gì.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
lá trầu không có chữa được nám da mawyj không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Lá trầu không có chữa đơưc nám kg
hơn 1 tháng trước - Thích
Thua bac si chau bi viem phe quan thi dung la trau khong co tac dung gi a
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Có bạn nhé,lá trầu không cùng với hoa quả giã nhuyễn uống được thì càng tốt nha
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
đau bụng do giun đùa tôi thường nhai một lá trầu rồi nuốt chửng độ 15 phút khỏi liền
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Thật hả bạn!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
con tôi bi bệnh chân tay miệng độ 1, tôi dung la trầu không vò nát , rồi chế nước sôi, sau dó pha loãng, tắm cho cháu dể khử vi khuan, vậy có dược không thưa bác sỹ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. - Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh TCM qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh TCM trên đôi tay của trẻ. - Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt. - Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. - Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
con trai tôi bị viêm dính bao quy đầu, cháu được bác sĩ long ra về tôi rửa bằng nước lá trầu không đun sôi để nguội sau đó ngâm khoảng 1 phút có được không?, Sau 5 ngày vết thương đã đơ đỏ nhưng còn 1 góc bị dính theo bạn tôi nên làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
tôi bị ngứa mắt càng dụi càng ngứa dùng lá trầu nấu nước xông được không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
toi bi dau mat kham bac si ket luan bi viem giac maci duoc khong dung la trau khong voi nuoc muoi rua mat c
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
thưa bs cháu bị chắp ở cả 2 mắt nên hơ bao lâu a
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
con tôi otuoi lòng rất nhiều tôi thường tắm lá trầu không hàng ngày có tốt kg ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
tôi bị vêm loet dạ dây uông lá trâu không có hiệu quả không
hơn 1 tháng trước - Thích
Phạm Văn Trang .tôi bị viêm loét dạ dây uông lá trầu không có tac dụng ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Thưa bác sĩ,tôi phẫu thuật tri được 2,5 tháng,nhưng đến nay vết thương sưng lên đau rát.Vậy tôi có thê dùng la trầu vo nat cho vào nước sôi để nguội rửa vết thương và lấy la trầu đắp lên có được k.Cám ơn bác sĩ.NGUYỄN thi Như
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi bị gut, dùng là trâu không say sinh tố với nước dựa xiêm uổng có khỏi không
hơn 1 tháng trước - Thích
Lá trầu không mà lại đăng hình lá lốt lên để làm món chả cuốn chắc :))
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận