Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Nhiều mẹ bầu thích ăn quả bơ nhưng không biết bà bầu ăn quả bơ có tốt không. Dưới đây những thông tin hữu ích cho bà bầu ăn quả bơ nhé !
Quả bơ là một loại trái cây bổ dưỡng, rất dễ tiêu hóa,… bên cạnh đó, bơ còn có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.
Bơ là loài cây của miền nhiệt đới châu Mỹ, cũng được trồng ở các xứ nhiệt đới khác, bắt đầu nhập trồng ở nước ta từ thế kỷ 20, có nhiều nhất ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
Trong 100g thịt trái bơ chín có 60g nước, 2,08g protid, 20,10g lipid, 7,4g gluxit, tro 1,26g, các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, vitamin A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminaxit: cystin, tryptophan, ngoài ra còn có nhiều chất kháng khuẩn. Trong sách Guiness ghi: bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, trong lá và vỏ cây chứa nhiều chất dầu dễ bay hơi (methyl – chavicol, alpha pinen) flavonoid, lanin…
Lợi ích của trái bơ đối với sức khỏe
1. Giúp điều chỉnh huyết áp: Với hàm lượng cao axít folic và kali có trong trái bơ sẽ giúp điều chỉnh huyết áp và chống đột quỵ, cũng như ngăn ngừa những vấn đề về tim và các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
2. Giảm cholesterol gây hại: Thành phần axít oleic và linoleic chứa trong trái bơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể.
Trái bơ là nguồn thực phẩm rất giàu axit folic, ba bau an qua bo có lợi cho sức khỏe.
3. Trị loét bao tử: Bơ giúp làm dịu phần bề ngoài nhạy cảm, niêm mạc của bao tử và tá tràng, do vậy sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các vết loét.
4. Tăng cường hệ miễn dịch: Việc dùng bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch.
5. Cải thiện khả năng thị giác: Các chất antioxidants chứa trong trái bơ giúp trung hòa các gốc tự do, cải thiện thị giác và phòng tránh các bệnh về mắt, như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể.
6. Giúp hơi thở thơm tho: Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột.
7. Ngăn ngừa sạn thận: Chất kali chứa nhiều trong trái bơ giúp làm giảm lượng can-xi bài tiết qua đường nước tiểu, nhờ thế sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sạn thận.
8. Giúp thai nhi phát triển: Thành phần axít folic trong trái bơ đóng vai trò có ích và quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai.
9. Ngăn ngừa tình trạng nôn ói ở thai phụ: Vitamine B6 có trong trái bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong suốt thời gian thai nghén.
10. Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: Chất phytonutrient có trong trái bơ có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt.
11. Tăng cường độ khỏe khoắn của hệ thần kinh và cơ bắp: Lượng kali chứa trong trái bơ giúp cân bằng các chất điện phân, giúp các cơ bắp hoạt động hiệu quả, đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng cho hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
12 Ngăn ngừa bệnh vẩy nến: Theo các chuyên gia, chất dầu có trong trái bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như bệnh vẩy nến và chứng khô da.
Công dụng tuyệt vời đối với người mang thai
1. Ngăn ngừa dị tật: Những chị em đang mang thai hoặc có ý định mang thai không nên bỏ qua bơ vì loại trái cây này chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật.
2. Bảo vệ tim mạch: Folate có trong trái bơ cũng tăng cường các hoạt động chức năng của thần kinh, bảo vệ tim mạch tốt do tác động kép. Folate làm giảm hàm lượng chất homocystein (thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch), còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch.
Trái bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nhờ đó có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ…
Một nghiên cứu được đăng tải trong Journal of Nutrition cho thấy, việc ăn trái bơ trong bữa cơm sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta- carotene, lutein, lycopene… vì chúng cần có sự hiện diện của chất béo để được hấp thu tốt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, ba bau an qua bo trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
3. Giảm chứng ốm nghén: Ngoài ra, bơ còn chứ nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Bên cạnh đó, quả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ trái bơ
1. Quả bơ 200g, hoa nhài 50g, mật ong 30g, thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, hoa nhài phơi khô, cả hai thứ tán thành bột mịn, trộn mật ong viên thành từng viên khoảng bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội. Tác dụng ổn định thần kinh.
2. Quả bơ 300g, nghệ vàng 150g, mật ong 50ml. Lấy thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, nghệ vàng phơi khô, tán thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội. Tác dụng chữa đau dạ dày.
3. Vỏ trái bơ có tác dụng chống giun sán. Lá, vỏ, cành non cây bơ trị tiêu chảy, lỵ, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho: lấy 20-40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml, 300ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Lưu ý, bài thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sẩy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng.
4 Hạt bơ: dầu chiết từ hạt bơ có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ da tươi tắn, làm mềm dịu các loại da khô, sần sùi, bong vảy, ngoài ra còn dùng làm dầu xoa mát xa vùng đầu, kích thích da đầu, giúp tóc mau mọc.
Những loại quả nhiều dinh dưỡng cho bà bầu
Ba bau an qua bo có thể ăn thêm Chuối, dâu, nho là ba loại trái cây giàu dinh dưỡng cho các mẹ trong thời kì mang thai. Các mẹ cũng cần lưu ý khi ăn các loại trái cây này nhé.
1. Quả chuối
Chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong chuối có nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ăn chuối sẽ giúp phụ nữ mang thai giảm bệnh thiếu máu do trong chuối có nhiều chất sắt kích thích sản sinh ra hemoglobin có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.
Chứng chuột rút trong những tháng cuối thai kỳ luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ mang thai. Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho phụ nữ mang thai mà còn cho người lao động nặng, vận động viên,… Kali trong chuối còn giúp trí não hoạt động nhạy bén và linh hoạt.
Khi mang thai, bà bầu thường bị chứng táo bón nhiều hơn do tác động của thai lên hệ tiêu hóa, nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón. Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà bà bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng đói hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn chuối:
Trong chuối có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đang đói thì nó sẽ phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Không nên ăn chuối như một món tráng miệng ngay sau bữa ăn dễ gây đau bụng. Tốt nhất là khoảng 1 giờ sau bữa cơm chính.
2. Quả dâu tây
Những lợi ích của dâu tây với sức khỏe thai phụ:
- Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan. Do đó, loại quả này cần thiết để giảm huyết áp, đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bà bầu. Ngoài ra, dâu tây còn dồi dào vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch.
- Các sợi tự nhiên trong dâu tây giúp thai phụ có cảm giác nhanh no và duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai.
Dâu tây chứa phytochemical (chất thực vật tự nhiên) tốt cho sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dâu tây:
Dâu tây dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc bảo quản thực vật nên nếu ăn nhiều dâu tây bị nhiễm hóa chất có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở bé.
Ở một số bà bầu nhạy cảm, dâu tây có thể gây dị ứng với các dấu hiệu như tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, khó thở, buồn nôn…
3. Quả nho
Những lợi ích của quả nho với thai phụ:
- Vitamin A và hợp chất flavonol trong nho có tác dụng phát triển thị giác cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
- Nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.
- Folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng với thai kỳ vì nó giúp tránh các khuyết tật ống thần kinh cho bé.
- Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi.
- Phốt pho trong nho còn giúp hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốt pho là một phần của axit nucleic.
- Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho bà bầu.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn nho:
Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hay ướp hóa chất không được cho phép.
Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho.
Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy.
Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu…