Người ta thường nói: “bơ bổ, béo, bùi; biến bệnh bớt; bạn bà bầu”. Vậy quả bơ có công dụng gì với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi?
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của trái bơ với sức khỏe bà bầu và thai nhi:.
Ngăn ngừa dị tật
Những chị em đang mang thai hoặc có ý định mang thai không nên bỏ qua bơ vì loại trái cây này chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật.
Bảo vệ tim mạch
Folate có trong trái bơ cũng tăng cường các hoạt động chức năng của thần kinh, bảo vệ tim mạch tốt do tác động kép. Folate làm giảm hàm lượng chất homocystein (thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch), còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch.
Trái bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nhờ đó có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ...
Một nghiên cứu được đăng tải trong Journal of Nutrition cho thấy, việc ăn trái bơ trong bữa cơm sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta- carotene, lutein, lycopene... vì chúng cần có sự hiện diện của chất béo để được hấp thu tốt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
Giảm chứng ốm nghén
Ngoài ra, bơ còn chứ nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Bên cạnh đó, quả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
Nửa trái bơ trọng lượng trung bình có thể chứa đến khoảng 14,7 g chất béo. Dù hàm lượng chất béo tương đối cao nhưng không đáng lo vì đây là chất béo có lợi cho sức khỏe nếu ăn điều độ.
Khi được hỏi về trái bơ, trước đây nhiều người lắc đầu quầy quậy: “Ăn ngon nhưng quá nhiều chất béo”. Cho tới gần đây, những người ưa chuộng loại trái cây này mới thở phào nhẹ nhõm vì chất béo hiện diện trong quả bơ là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Nửa trái bơ trọng lượng trung bình có thể chứa đến khoảng 14,7 g chất béo. Thoạt nghe, người ta sợ ngay vì đây là hàm lượng chất béo tương đối cao nhưng không sao, vì khi ăn điều độ, trái bơ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khiến cho tai tiếng về hàm lượng chất béo cao bỗng trở thành “chuyện nhỏ”.
Bạn của người tiểu đường
Các nghiên cứu cho tới thời điểm này đã đủ để khẳng định tên tuổi của trái bơ trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Loại trái cây này cung cấp chất béo đơn, chưa bão hòa (Monounsaturated fats) với tỉ lệ khoảng 2/3 tổng lượng chất béo có trong nó. Chất oleic acid có trong bơ sẽ làm giảm bớt những tần suất rủi ro về tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường nếu ăn những loại thức ăn có chứa nhiều carbohydrates sẽ bị tăng lượng triglycerides trong máu. Sự gia tăng này sẽ “chung sức” với những yếu tố khác gây ra các bệnh tim mạch. Monounsaturated fats có trong quả bơ có tác dụng hạ triglycerides trong máu, kiểm soát đường huyết và giúp insulin hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Một lợi ích khác của trái bơ là nguồn cung cấp chất xơ vô cùng phong phú. Cứ một trái bơ trung bình chứa khoảng 10 g chất xơ (khoảng 40% lượng chất xơ được đề nghị hằng ngày cho cơ thể). Vai trò của chất xơ trong cơ thể thì “hết chỗ chê” vì trước là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, sau nữa thì điều hòa nhu động ruột, bảo vệ ruột, làm giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch... Một nghiên cứu thực hiện tại Mexico đã chứng minh rằng trái bơ rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng cholesterol “xấu”, đồng thời tăng hàm lượng cholesterol “tốt”.
Trái bơ cũng là người bạn chí cốt của hệ miễn dịch, giúp bộ xương khỏe khoắn vì cung cấp cho cơ thể nhiều loại kháng chất vi lượng như phosphorous và kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất bạch huyết cầu. Vì vậy, trái bơ còn có tác dụng phòng và trị các bệnh cảm cúm.
Vitamin của thai phụ
Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai thì không nên bỏ qua loại trái cây “tốt bụng” này bởi nó có chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa sự sinh con dị tật.
Folate có trong trái bơ cũng có tác dụng giúp các hoạt động chức năng của thần kinh, tác dụng bảo vệ tim mạch tốt do “tác động kép”. Chất folate trong trái bơ làm giảm hàm lượng chất homocystein (thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch), còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch.
Trái bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nhờ đó có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ...
Một nghiên cứu được đăng tải trong Journal of Nutrition cho thấy, nếu ăn trái bơ trong bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu được thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta- carotene, lutein, lycopene... vì những chất này cần có sự hiện diện của chất dầu để được hấp thu tốt hơn.
Tóm lại, chỉ một câu ngắn gọn sau đây cũng đủ nói lên “vai trò cống hiến” của trái bơ. Đó là “Bơ- bổ, béo, bùi. Biến bệnh bớt. Bạn bà bầu”.
Sự kỳ diệu của quả bơ
Hầu hết người tiêu dùng ở Việt Nam chỉ biết sử dụng quả bơ cho việc làm sinh tố, chưa biết về giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cũng như cách sử dụng rất phong phú của quả bơ.
Trên thế giới, tại các nước như Mỹ, Mexico, Úc…Trái bơ được đánh giá cao và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon, tinh chiết dầu ăn và đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm cho việc chăm sóc sắc đẹp.
Những công dụng nầy mang lại tiềm năng phát triễn lớn cho sản xuất và tiêu dùng Trái bơ của Việt Nam, nhất là hiện nay với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, Trái bơ Việt Nam còn rộng đường cho việc xuất khẩu, nhờ thời gian bảo quản đã được kéo dài đến 60 ngày.
Giá trị dinh dưỡng
Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.
Trái bơ còn là nguồn Folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ ở những tuần đầu tiên vì 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol.
Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.
Ngoài ra, Trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
Giá trị với sắc đẹp
Trái bơ được sử dụng vào việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nhờ giàu vitamin A, E, D cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, trong đó:
- Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.
- Kali và phốtpho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triễn cơ thể.
- Dầu trái bơ có rất nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu bơ bảo vệ làn da không bị khô và tăng khả năng đàn hồi của da.
Nguồn dinh dưỡng cho trẻ em
Trái bơ rất dễ chế biến làm thức ăn cho bé, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thì chỉ cần nghiền nhỏ phần thịt của Trái bơ, còn trẻ em lớn hơn thì có thể cắt thành từng miếng cho bé cắn.
Giá trị với môi trường
Trồng bơ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường:
- Cây bơ không chỉ có tác dụng làm bóng mát mà còn giúp làm giãm nhiệt độ không khí do việc thoát hơi nước từ lá.
- Cây bơ còn là nguồn cung cấp ôxy đáng kể và giúp cho không khí có sự trong lành tươi mát. Vì theo các nghiên cứu cho thấy cứ 1 cây bơ sản xuất gần 118kg ôxy mỗi năm và cứ 1 ha vườn bơ trong 1 năm có thể giúp loại thải được 6,4 tấn CO2.
Vườn Bơ còn có thể làm giãm dòng chảy và lọc nước mưa nhờ đó làm giãm nguy cơ lũ lụt, nâng cao khối lượng và chất lượng nước. Rễ cây Bơ còn giúp chống lại sự xói mòn của đất.
Mách bà bầu ăn hoa quả đúng cách
Với những phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành đại não ở thai nhi.
Hoa quả giống như rau tươi, là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành đại não ở thai nhi. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ lại là một vấn đề khiến không ít phụ nữ băn khoăn.
Một trong những suy nghĩ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai là tâm lý phải ăn nhiều "vì cả hai mẹ con", thậm chí không ít ngưòi lầm tưởng rằng khi mang thai có thể tăng cân thoải mái. Nhất là việc ăn hoa quả. Họ luôn cho rằng hoa quả rất lành, ăn càng nhiều thì càng tốt, nên ăn vô tội vạ, mà không biết rằng ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể và thậm chí là cả thai nhi.
Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn, lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.
Với phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình
hình thành đại não ở thai nhi. (ảnh minh họa)
Hơn nữa, có không ít phụ nữ còn mù quáng dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học. Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá. Vì lượng chất dinh dưỡng protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.
Vậy bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào?
- Mỗi ngày, lượng hoa quả bổ sung không quá 200g, cố gắng chọn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp.
- Nên ăn vào khoảng thời gian giữa bữa chính và bữa phụ.
- Chú ý vệ sinh khi ăn uống.
Chọn loại hoa quả nào để ăn?
1. Chọn trái cây hữu cơ
Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.
2. Trái cây nhiều vitamin C
Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.
Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.
3. Trái cây giàu axit folic
Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.
Axit folic có nhiều trong một số loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn. Đậu Hà Lan và các loại đậu khác cũng rất giàu axit folic.
4. Nên ăn nhiều táo và chuối
Chúng ta đều biết rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng theo lời khuyên của các nhà khoa học, chị em bầu nên ăn nhiều táo và chuối hơn cả. Trong hai loại trái cây này rất giàu carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi – rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.
Lưu ý: đối với những phụ nữ thích ăn hoa quả, thì tốt nhất khi thai nhi từ 24-28 tuần(st)