Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.
Chùm ruột hay còn gọi là tầm ruột, nở hoa vào tháng 3 - 5, kết quả vào tháng 6 - 8. Chùm ruột quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được ăn sống hay nấu canh. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% vitamin C.
Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.
Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng. Cách làm, vỏ vây và quả chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn hòa cùng rượu trắng nồng độ cao. Cứ 200 gam bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc.
Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh.
Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.
Vỏ thân chùm ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, chữa suy yếu tim.
Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.
Tuổi học trò ai cũng trải qua quãng thời thơ ấu ăn vặt trước cổng trường, ngày trước mỗi khi trường báo hồi trống kết thúc giờ học thì cũng là lúc lũ trẻ bị thu hút bởi hàng trăm thứ đồ chơi học trò, món ăn vặt đầy màu sắc được bày biện trước cổng trường. Ngày ấy, 2 món được bày bán nhiều nhất là lõi thơm và những xâu chùm ruột ngâm đường (còn được gọi là Tùm ruột) vì giá rẻ và vị chua chua, ngọt ngọt rất thu hút.
Ngày nay, những món ăn đó các cổng trường học không còn nữa vì chất lượng sản phẩm không được đảm bảo và cũng không cạnh tranh được với các món ăn mà giới trẻ yêu thích hiện nay. Nói như thế không có nghĩa là Chùm ruột không còn chỗ đứng trên thị trường, mà ngược lại càng thôi thúc những người sản xuất tạo ra sản phẩm mới phù hợp hơn với sở thích hiện tại của giới trẻ. Chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn món “Chùm ruột ớt”, vẫn là những trái chùm ruột nhưng với công thức chế biến mới trộn với đường ớt. Trái Chùm ruột thấm đẫm mùi vị cay của ớt, ngọt của đường tạo nên một món ăn mới vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng nó ăn vặt, hay sử dụng làm tráng miệng trong những buổi party nhỏ rất phù hợp.
Giới thiệu sản phẩm:
- Khối lượng tịnh: 150 gram
- Chùm ruột rửa sạch, ngâm với đường ớt, sấy khô và được đóng hộp bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu chống oxy hóa. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.
Lá và rễ có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn.
Chùm ruột hay có nơi còn gọi là tầm duột là loại cây ăn trái có ở nước ta. Mùa hoa vào tháng 3 – 5, mùa quả vào tháng 6 – 8. Quả chùm ruột thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt.
Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan và bổ máu. Dịch ép quả dùng để giải khát. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.
Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau: Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200gr bột ngâm với 1lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được.
Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu. Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến.
Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.
Quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% Protide, 0,6 – 0,76% Lipide, 5,89 – 7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg %. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B – Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.
Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se. Lá và rễ có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.
Trong y học cổ truyền dân tộc, có sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh:
- Chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.
- Chữa suy yếu tim: Vỏ thân chùm ruột 1 phần, vỏ thân vông đồng 2 phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa vào rượu trắng, uống ngày 2 muỗng café, chia làm 2 lần.
- Chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi.
Và thật đơn giản, bạn muốn làn da bạn mịn màng như da em bé, hãy ăn khoảng 200gr trái chùm ruột mỗi ngày, nhất là khi trời nắng nóng bạn nhé!
(ST)