Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: trị sốt rét
Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe
Theo đông y, lá dứa dại có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…
Sau đây là những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại:
- Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 - 30 g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa dại 20 - 30 g, rễ dứa gai 20 - 30 g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dại hoặc dứa quả dại 12 - 20 g, hạt quả chuối hột 10 - 12 g, rễ cỏ tranh 10 - 12 g, bông mã đề 8 - 10 g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20 g, rễ cây lau 10 - 12 g, củ cỏ ống 10 - 12 g. Sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150 ml.
- Chữa viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 - 60 g, thịt lợn nạc 150 - 200 g. Nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3 - 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 - 60 g, rau má 12 - 16 g, bông mã đề 10 - 12 g, bồ công anh 12 - 16 g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.
- Trị viêm gan, xơ gan cổ chướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 - 30 g, lá quao nước 20 - 30 g, lá cây ô rô 12 - 20 g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần.
- Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 - 60 g, lá tử tô 30 g, lá quất hồng bì 30 g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
- Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 - 20 g, vỏ cây chòi mòi (cây thuộc họ thầu dầu) 7 miếng cỡ 4x6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.