Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Kiwi có vị lai giữa dứa và dâu tây, lớp thịt bên trong mềm và mọng nước. Đây là loại trái cây rất tốt bởi những tác dụng của nó đem lại.
Lợi ích của kiwi
- Chất xơ: Quả kiwi chứa khá nhiều chất xơ, nên bà bầu sử dụng loại quả này không chỉ chống táo bón mà còn có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột.
- Vitamin C: Đây là một trong số ít những loại quả chứa đến 140% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể, giúp hình thành các chất dẫn truyền trong hệ thần kinh, thực hiện chức năng của não bộ. Kiwi còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ RNA và DNA.
- Folate: Kiwi đặc biệt chứa nhiều folate thiết yếu – dưỡng chất quan trọng cho thai phụ, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời, tăng lưu lượng máu cung cấp cho bào thai, giúp bé khỏe mạnh hơn.
- Kali: Kiwi giàu kali ngang với chuối, nhưng hàm lượng calo chỉ bằng một nửa, lượng muối lại khá thấp, nên giúp bà bầu ổn định huyết áp và sức khỏe tim mạch.
- Đường tự nhiên: Cũng như các loại trái cây khác, kiwi chứa một lượng đường tự nhiên nhất định (có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường đã qua tinh chế), giúp thai phụ “thỏa mãn” cơn thèm ngọt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ - chứng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và bé.
- Ít năng lượng: Trung bình, 1 quả kiwi chứa 61kcl, nên đây là món ăn vặt rất có lợi cho sức khỏe bà bầu, giúp tránh béo phì và các bệnh tim mạch khác.
- Bảo vệ mắt: Loại quả này là nguồn dồi dào lutein và zeaxanthin – hai chất được tìm thấy trong mắt người. Lutein giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
- Chống ung thư: Kiwi chứa nhiều flavonoid và carotenoid – hai chất đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cho chị em.
Lưu ý: Khi mua kiwi, bạn nên chọn những quả có hình dáng tròn hoặc bầu đầy đặn. Kiwi chín sẽ mềm hơn và có mùi thơm, tránh những quả da thâm, nẫu nát hoặc chảy nước. Cũng giống như các loại trái cây khác, nếu ăn nhiều có thể gây ra dị ứng. Tốt nhất, bạn chỉ ăn 1-2 quả/ ngày.
Menu từ kiwi
Sinh tố kiwi – chuối – sữa tươi
Nguyên liệu:
2 quả kiwi
2 quả chuối
100ml sữa tươi
3 thìa sữa đặc có đường
1 thìa mật ong
Cách làm:
- Kiwi bỏ vỏ lấy phần thịt, bổ miếng.
- Chuối bóc vỏ, cắt miếng.
- Cho chuối, kiwi, sữa, mật ong và sữa đặc có đường vào máy sinh tố, xay đến khi thành hỗn hợp bông mịn.
- Đổ ra cốc, thêm đá bào (tùy thích) và thưởng thức.
Món sinh tố này không chỉ giúp giải khát mà còn rất bổ dưỡng và tăng cường sinh lực.
Salad kiwi – cà chua – ngô ngọt
Nguyên liệu:
3 quả kiwi
100g phô mai
100g ngô ngọt đóng hộp
1 quả chanh
100g cà chua bi
Dầu olive, muối
Cách làm:
- Kiwi bổ nửa, tách lấy phần thịt, rồi thái lát theo hình bán nguyệt.
- Cà chua bi ngâm rửa sạch, bổ đôi
- Pho mai thái hạt lựu
- Trộn kiwi, pho mai, cà chua, ngô ngọt vào bát, vắt thêm nước cốt chanh. Sau đó, trộn 2 thìa dầu olive, nêm chút muối cho vừa miệng.
Món này có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày, kèm với thịt xông khói hoặc cá nướng.
Gà rán sốt kiwi
Nguyên liệu:
3 quả kiwi
1 quả cam
2 quả cà chua
3 miếng ức gà nguyên da
Rau mùi, hành lá, ớt xanh
Dấm, muối, hạt tiêu, gia vị, dầu olive
Cách làm:
- Kiwi gọt vỏ, thái hạt lựu
- Cam gọt vỏ, cắt múi nhỏ
- Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu
- Rau mùi, hành lá thái nhỏ. Ớt xanh bỏ hạt, thái nhỏ.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào bát, trộn với dấm, muối, hạt tiêu để làm nước sốt.
- Ức gà rửa sạch, để ráo, ướp với gia vị, hạt tiêu, dầu olive khoảng 20 phút.
- Sau đó, cho gà ướp vào lò nướng, nướng đến khi chín vàng, rồi bày ra đĩa và rưới nước sốt lên trên.
Nước sốt giúp gà không bị ngấy, có thể ăn món này kèm với cơm trắng hoặc bánh mì.
10 lợi ích của kiwi đối với sức khỏe
Kiwi thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
1. Phòng ngừa các bệnh hô hấp
Các nghiên cứu khoa học ở nước Ý trên 18.000 trẻ em từ 6 - 7 tuổi đã minh chứng về các lợi ích của kiwi đối với đường hô hấp. Những trẻ em thường ăn từ 5 – 7 phần ăn có chứa các loại trái cây thuộc họ cam quít kết hợp với kiwi mỗi tuần sẽ có tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn 44 % so với những trẻ em chỉ ăn thực phẩm cùng loại chỉ 1 lần trong tuần.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy các chứng ho liên hồi sẽ giảm tới 27 %, chứng khó thở giảm 32%, hiện tượng chảy nước mũi giảm 28 %, chứng thở khò khè kéo dài giảm 41 % và chứng ho kinh niên giảm tới 25 % vì trong kiwi có chứa lượng Vitamin C rất cao.
2. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Ăn kiwi vào mỗi buổi sáng có hiệu quả tương tự như thuốc aspirin đối với tim mạch (giảm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) mà không có tác dụng phụ như gây viêm nhiễm và chảy máu đường ruột. Theo một nghiên cứu khoa học của trường đại học Oslo (Na Uy), những người ăn từ 2 – 3 quả kiwi mỗi ngày trong vòng 28 ngày sẽ giảm tình trạng tập hợp các tiểu huyết cầu (nguy cơ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) tới 18 % và giảm lượng chất béo trung tính ở trong máu tới 15 %. Điều này ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch, vì thế phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.
3. Chống lại bệnh ung thư
Quả kiwi chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid (hợp chất chống ôxy hóa). Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình ôxy hóa, vì thếsự phát triển của bệnh ung thư sẽ bị ngăn chặn và kìm chế.
4. Có lợi cho tiêu hóa
Kiwi là nguồn thực phẩm dồi dào các chất xơ, giúp cơ thể dễ tiêu hóa, loại trừ các độc tố ra khỏi ruột già, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ruột già. Ngoài ra, chất xơ còn ngăn ngừa bệnh táo bón và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
5. Bảo vệ mắt
Kiwi là nguồn cung cấp dồi dào các chất lutein và zeaxanthin (thành phần hóa học tự nhiên có trong mắt). Lutein giúp thanh lọc ánh sáng xanh nguy hiểm, giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi và sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp cũng như bệnh đục nhân mắt. Zeaxanthin hoạt động song hành với lutein, giúp mắt luôn khỏe mạnh.
Một nghiên cứu khoa học được xuất bản vào tháng 6 năm 2004 trong tạp chí “Archives of Opthamology” (của Hội Liên hiệp Y khoa Mỹ) chỉ ra rằng, việc ăn 3 hoặc nhiều hơn các phần ăn có trái cây (bao gồm quả kiwi) mỗi ngày có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi, đó là lý do chính làm giảm thị lực ở những người lớn tuổi.
6. Kiểm soát huyết áp
Kiwi là nguồn cung cấp dồi dào chất điện phân potassium. Potassium đóng vai trò quan trọng trong các tế bào để giữ các chất lỏng và chất điện phân trong cơ thể luôn cân bằng, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri.
7. Tốt cho da
Kiwi chứa nhiều vitamin E, một chất chống ôxy hóa có thể ngăn ngừa các yếu tố tiềm ẩn gây thoái hóa da. Vitamin E còn có công dụng tuyệt vời đối với làn da của bạn.
8. Nâng cao sự miễn dịch
Vì kiwi chứa rất nhiều vitamin C và các hợp chất chống ôxy hóa nên nó có khả năng nâng cao sự miễn dịch cho cơ thể.
9. Chống lại bệnh liệt dương
Kiwi chứa nhiều axít amin arginine- một chất có tác dụng điều trị các rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.
10. Tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi
Kiwi chứa rất nhiều chất folate thiết yếu cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai. Folate có khả năng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và làm tăng các tế bào máu cung cấp cho thai nhi ở dạ con.
Bổ sung kiwi vào chế độ ăn hàng ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Những nghiên cứu khoa học trên thế giới tiếp tục chứng minh ảnh hưởng to lớn về mặt dinh dưỡng của quả kiwi đối với sức khỏe con người. Một quả kiwi bé nhỏ có thể chứa lượng dinh dưỡng rất dồi dào có tác dụng to lớn đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, phổi, mắt…
Những lợi ích của vitamin C đối với động mạch
Ăn một quả Kiwi mỗi ngày có thể ảnh hưởng lớn tới nồng độ vitamin C trong huyết tương, làm tăng lượng vitamin C thêm khoảng 40μ M/L, đồng thời làm giảm 20% tỷ lệ tử vong. Một nghiên cứu trên 2.700 người chứng minh rằng những người có nồng độ vitamin C trong huyết tương cao thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sẽ thấp hơn 33%. Điều này chứng tỏ chúng ta nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C. Quả kiwi với nồng độ vitamin C cao nhất, gấp hai lần một quả cam, là một lựa chọn.
… và phổi
Những người bị hen suyễn thì nồng độ vitamin C và beta carotene (tiền tố vitamin A) trong huyết tương thấp hơn so với người khỏe mạnh. Khi nghiên cứu 479 người từ 18 đến 65 tuổi, các bác sĩ nhận thấy những người có nồng độ vitamin C hoặc selen trong huyết tương cao hơn thì chức năng phổi được cải thiện đáng kể (Pearson P. et al., Eur J. Clin. Nutr.. 2005). Chứng thở khò khè ở trẻ em cũng giảm đi nếu ăn nhiều trái cây giàu vitamin C. Khi trẻ ăn mỗi tuần 1-2 quả Kiwi, chứng thở khò khè giảm đi 24%, còn đối với người ăn từ 5-7 quả một tuần, con số này là 41%.
Kali và bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ đối với các bệnh tim mạch, và là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đột quỵ. Những nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy Kali có thể làm giảm huyết áp (Kesteloot H. Ann Clin. Res. 1984). Vậy bạn có thể tìm thấy chất Kali này ở đâu? Câu trả lời là: Quả kiwi, loại quả có có hàm lượng kali cao thứ 2, sau quả chuối. Trong một ấn phẩm khoa học gần đây, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã khuyên một ngày nên nạp vào cơ thể 4,7g Kali. Hiện nay trung bình hàng ngày lượng kali nạp vào cơ thể ở mức từ 2,9 đến 3,2g đối với đàn ông, từ 2,1 tới 2,3g đối với phụ nữ. Và cách tốt nhất để tăng lượng kali cho cơ thể không phải là dùng các chất bổ sung hàm lượng kali, mà là ăn những rau quả giàu khoáng chất này, đặc biệt là quả Kiwi. Trong mỗi 100g quả Kiwi ZESPRI® GREEN có trên 331mg Kali.
Lutein và sự lão hóa của mắt
Bạn có biết thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác của chúng ta? Thoái hóa điểm vàng gây mù cho 30% số người trên 75 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa việc ăn nhiều thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin (hai carotene có ở võng mạc) với việc giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu ở Pháp, những bệnh nhân có nồng độ Lutein và Zeaxanthin trong máu cao cũng giảm được tới 79% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Quả kiwi, tập trung lượng lutein cao nhất trong tất cả các loại quả, sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ này để duy trì thị lực tốt hơn.
Sinh tố chuối, bơ, kiwi trị táo bón cho bà bầu |
|
Khi mang thai, bạn thường dễ bị táo bón do tác động của thai lên hệ tiêu hóa và nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên. Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày, giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những cảm giác khó chịu vào buổi sáng như ợ chua, ợ nóng, ghê cổ...
Trong thời gian mang bầu, cảm giác đầy bụng cùng hiện tượng táo bón thường xuyên khiến cho mẹ bầu thấy mệt mỏi và khó hấp thụ thức ăn. Món sinh tố hỗn hợp gồm bơ, chuối và kiwi là một phương pháp cứu cánh giúp mẹ bầu giảm bớt đi sự khó chịu này. Nguyên liệu:
Thực hiện:
Công dụng của sinh tố với mẹ bầu Món sinh tố là sự hòa quyện của ba loại trái cây: bơ, chuối và kiwi tạo nên một mùi vị hấp dẫn và khác biệt. Ba loại quả này đều có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ bầu và nổi bật là tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Bơ là một trong những loại quả được khuyên là người bạn đồng hành của mẹ bầu trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày. Với vị béo ngậy, khá dễ ăn, bơ có chứa nhiều folate – một vitamin có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Đây là cách bổ sung folate vào cơ thể một cách an toàn nhất. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như kali, magie, sắt, iốt… Lượng kali dồi dào trong chuối giúp chống chuột rút và ổn định huyết áp cho phụ nữ mang thai. Ăn bơ và chuối có tác dụng kích thích sự sản sinh hồng cầu trong máu, bổ sung chất sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu thường gặp ở chị em trong giai đoạn bầu bí. Một sự kết hợp khác lạ trong món sinh tố này là sự có mặt của quả kiwi. Với màu sắc và hương thơm hấp dẫn, kiwi được mệnh danh là vua của các loại trái cây vì nó giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit folic, rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ cần hai trái cây kiwi là bạn đã có thể cung cấp được 1/3 năng lượng cần cho một ngày. Tuy nhiên, đây là loại quả có tính hàn nên khi ăn bạn cần phải chú ý không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, kiwi còn rất giàu vitamin C giúp làn da bạn đẹp hơn ngay cả khi đang mang bầu. Tác dụng nổi bật của món sinh tố khi kết hợp ba loại trái cây trên là giúp tiêu hóa tốt, giảm triệu chứng buồn nôn và tránh cho mẹ bầu bị táo bón. Khi mang thai, bạn thường dễ bị táo bón do tác động của thai lên hệ tiêu hóa và nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên. Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày, giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những cảm giác khó chịu vào buổi sáng như ợ chua, ợ nóng, ghê cổ... Do chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón. Với kiwi, mỗi quả chứa khoảng 45 calo, 1/3 trong đó là pectin – đây là chất giúp nhuận tràng và chống táo bón. Chính vì vậy mà khi ăn kiwi vào, cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải được chất độc và trị táo bón. Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu triệu chứng buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu. Sự kết hợp giữa ba loại trái cây tạo cho món sinh tố có mùi vị hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng. Không mất quá nhiều thời gian chế biến, món ăn giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa tốt hơn, cho thai kỳ khỏe mạnh. |
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Có thai tháng đầu nên ăn gì?
Thiếu máu ở bà bầu
Sau khi sinh ăn trái cây gì tốt nhất
Mang thai ăn cá chép
Bà bầu ăn tết, cần lưu ý gì?
(st)