Tác dụng của rau tầm bóp

Dân gian Việt Nam đã sử dụng rau Tầm bóp từ rất lâu và ở các vùng quê không ai không biết đến rau Tầm bóp, trước đây khi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn vào những thời kỳ giáp hạt, rau Tầm bóp được sử dụng như một loại rau “cứu đói”.

 

Tầm bóp có tên gọi khác là (Lồng đèn, Thù lù cạnh, Lu lu cái), có tên khoa học là: Physalis angulata L. thuộc họ cà: Solanaceae. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới, cây mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Ngoài ra còn mọc ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển.

Toàn cây Tầm bóp có vị đắng nhẹ, tính mát, không độc, cây tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.Ở một số nước ví dụ ở Ấn Độ toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Dân gian Việt Nam đã sử dụng rau Tầm bóp từ rất lâu và ở các vùng quê không ai không biết đến rau Tầm bóp, trước đây khi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn vào những thời kỳ giáp hạt, rau Tầm bóp được sử dụng như một loại rau “cứu đói”.

Do những đặc tính như vậy nên hiện nay rất nhiều người sử dụng rau Tầm bóp đặc biệt là người dân ở những thành phố lớn và họ coi đây là một loại rau sạch vì hiện nay nó vẫn mọc hoàn toàn hoang dại và đặc tính dinh dưỡng và chữa bệnh của nó.

Rau Tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, luộc, xào....

Rau Tầm bóp hiện nay đang được Công ty Biggreen phối hợp với dự án rau bản địa của Bắc Hà - Lào Cai đưa vào chương trình sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của người dân Hà Thành, quý khách có nhu cầu mua sản phẩm rau Tầm bóp có thể liên hệ với công ty Biggreen để được phục vụ tốt nhất.


Quả cây Tầm bóp.


Hoa của Tầm bóp.

 

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Physalis Angulatae.

Tính vị, tác dụng

Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.

Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

THAM KHẢO TẦM BÓP XÀO THỊT:


 

 

Cách làm món rau tầm bóp xào thịt:

- Thái thịt thành lát mỏng, ướp với gia vị trong khoảng 15’ cho ngấm; băm nhuyễn tỏi.
- Trong chảo dầu nóng, bạn phi thơm tỏi rồi cho thịt heo vào xào. Khi thịt đã gần chín thì cho rau vào xào chung nhé!
- Bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi khi rau chín thì tắt bếp.

 

 

Một số loại rau rừng khác bạn có thể tham khảo:

Rau rừng từ lâu đã là thức ăn vô cùng quý giá. Tuy nhiên nó không chỉ giúp chúng ta no bụng, mà nó còn ẩn chứa nhiều tác dụng chữa bệnh rất hay. Ngoài rau tầm bóp còn có một số loại rau rừng rất tốt sau:


1. Cải soong

Nasturticum officinale R. Br. Họ Cải Brassicaceae. Cây thảo nhiều năm, bò dài. Mọc hoang ven suối cạn. Được trồng khắp nơi, ngon, bổ, được cả thế giới ưa chuộng. Trong kháng chiến Bác Hồ vẫn thu hái cải soong mọc ven suối Lê Nin để ăn và làm quà, khuyên cán bộ và dân quanh vùng phát triển loại rau này. Rau có thành phần dinh dưỡng rất cao.

Là loại cải duy nhất có chứa iốt làm thức ăn phòng chữa bệnh bướu cổ, giải độc nicôtin của thuốc lá, chống chảy máu, thiếu máu, giảm đường huyết, được nghiên cứu để chống ung thư và rất nhiều bệnh khác.

2. Rau sắng (Rau ngót núi, ngót rừng)

Melientha Suavis Pierre. Họ Rau sắng Opiliaceae. Cây gỗ cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm (Khác với các loài rau khác là cây thảo, bụi thấp trên dưới 1m). Rau là ngọn non bánh tẻ hoa, quả, hạt để ăn. Mọc phổ biến ở rừng, ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây (Chùa Hương) miền Nam Việt Nam ở núi Đinh (Đồng Nai).



3. Rau chùm bao

(Lạc tiên, Nhãn lồng) Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Mọc hoang khắp rừng núi hoặc được trồng. Dùng ngọn non của dây lạc tiên làm rau ăn. Có tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Còn dùng để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở. Dùng uống trong và đắp ngoài. Khi chữa bệnh phối hợp thêm các vị khác theo yêu cầu cụ thể từng bệnh.



4. Rau tàu bay.

Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth. Họ Cúc Asteraceae. Có tên Tàu bay vì hoa bay khắp nơi khi có gió. Rau có phổ biến ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa.

Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.

5. Rau mớp.

Mớp gai, chóc gai, rau gai. Sơn thục Lasia spinosa (L) Thw. Họ Ráy Aeaceae cây thảo nguồn gốc Ấn Độ sang các nước khác. Ở nước ta mớp mọc hoang khắp nơi chỗ ẩm ướt, ven suối, bờ ao, bãi lầy, mương rạch từ đồng bằng lên rừng núi. Mọc thành đám. Lá non dùng làm rau luộc ăn hoặc muối dưa.Để làm thuốc dùng thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm. Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 – 20g) trị chứng sốt rét.

6. Rau tai voi (R – lưỡi bò)

Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.



7. Rau bép (Rau danh)

Gnetum gnemon L. var griffithii Markgr. Họ Giây gắm Gnetaceae. Cây bụi. Gặp nhiều ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt đều ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt rang ăn bùi như lạc.

Với cây bép chưa biết có được dùng làm thuốc không. Còn những loài gần với dây bép như dây gắm (Gnetum montanum Mgf) thì hạt rang ăn, và dây, rễ làm thuốc giải độc, trị sốt rét, chữa tê thấp, bổ huyết.

8. Cải rừng tía

Rau cẩn Viola inconspicua Blume. Họ Hoa tím Violaceae. Cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối có cát. Dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can. Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, vú, mắt, mụn nhọt. Trong uống ngoài đắp. Chữa quai bị: lấy 40g lá cải tím, 4g phèn chua giã nhỏ đắp. Chữa dịch tả: Lấy cải tía và hương nhu mỗi vị 40g, sắc uống.



9. Rau vẩy ốc (Đơn rau má, cỏ bi)

Pratia nummularia (Lam) A. Br. et Aschers (P.begoniifolia (Wall) Lindl), họ Lô biên Lobeliaceae, cây thảo, nằm bò. Phân bố các nước châu Á. Ở nước ta cây mọc nơi ẩm thấp ven rừng, nương rẫy lối đi vào rừng của vùng núi cao 700 – 2000m. Lá và ngọn non nấu canh, để ăn và làm thuốc. Thu hái mùa hạ, thu. Có vị cay đắng, tính bình. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, tiêu viêm trừ thấp. Chữa di mộng tinh, khí hư.

 

 

(ST)

co loai tam bop khac k?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
tôi muốn hỏi ,quê tôi có cây tầm bóp,qua ra từng chùm,mõi chùm có khoảng 5 quả,quả nhỏ bằng đầu đũa,ăn ngọt,màu tím đậm, mà tôi tìm ko ra
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
co loai tam bop khac mau xanh dam hon va qua k co vo boc ben ngoai khi chin mau tim den e nghe noi an nhieu loai rau do co hai cho mau co phai k ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Tôi thấy mâu thuẫn trong mô tả quả cây Tầm bóp và hình ảnh của cây này. Có lẽ nhầm khi đưa hành ảnh cây Cối xay hay cây gì nữa... Theo tôi, đúng như mô tả thì quả cây Tầm bóp giống y như quả cà chua nhưng bé tí như hạt ngô, khi chín màu đỏ bồ quân (ngả tím). Đề nghị tòa soạn nghiên cứu lại và đăng hình ảnh cây tầm bóp cho đúng.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Có nhiều loại tầm bóp mà !!!!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
đây đúng là cây tầm bóp. bạn nói đúng. quà của nó nhỏ như hạt bắp. nhưng bên ngoài nó có lớp vỏ bọc rất mỏng. như vậy người ta mới gọi là cây lồng đèn. bán xe nhẹ lớp vỏ bọc ra thì bạn sẽ thấy trái của nó giống như bạn đã phân tích.
hơn 1 tháng trước - Thích
loại đó ăn rất ngon quả chín màu tím.còn loại này sao ăn dc nhỉ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Cây trên là cây tầm bóp dại cây này dân ta hay chữa bệnh khớp và dạ đay. Còn cây tầm bóp dân ta hay làm rau ăn là loại khác. Lá nhỏ như cây ớt , quả nhỏ ra chùm khi chín có màu tím thấm , hoa màu trắng. Khi cây còn nhỏ cây tầm bố dại và cây tầm bóp ăn rau tương đối giống nhau
hơn 1 tháng trước - Thích
tầm bòp ăn miếng đầu tiên thì nhặn đắng từ miềng sau sẽ ngọt dần
hơn 1 tháng trước - Thích
Bên em chuyên cung cấp rau tầm bóp, măng tây. Các mẹ cũng biết những loại rau này cực tốt cho sức khỏe vì giá trị dinh dưỡng của nó rất cao. Ngoài ra bên em cũng cung cấp các loại rau rừng như bò khai,mầm đá, ngó xuân.... Mọi người có thể liên hệ em FB: https://www.facebook.com/cungcapraubokhai SDT: 01675 274 777 hoặc 0941 933 953
hơn 1 tháng trước - Thích
Cây này không phải là Tầm bóp. Rau tầm bóp quả đen, nhỏ bằng đầu đũa, bóng và không có bao vỏ. Cây này gọi là cây lốp bốp, cây đèn lồng hay đăng lung thảo. Đề nghị ad sửa lại ảnh đi nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận