Uống sữa bà bầu vào thời điểm nào là tốt và khoa học nhất?
Bà bầu ăn cháo bồ câu có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rong biển rất ích lợi cho bà bầu. Các công dụng điển hình của rong biển là: an thai, bổ máu, lợi sữa. Do đó, các mẹ bầu được khuyên là nên ăn canh rong biển mỗi tuần suốt 9 tháng thai kỳ.
Thành phần dinh dưỡng của rong biển
Hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng… Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa thêm các dưỡng chất sau:
– Vitamin C: Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp vết thương mau lành và phòng bệnh chảy máu chân răng.
– Iốt: Khoáng chất rất cần thiết cho tuyến giáp, giúp phòng tránh bệnh bướu cổ
– Vitamin B2: Chất tham gia truyền dẫn trong quá trình ôxy hóa của cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tế bào.
– DHA: là một acid béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Ở người lớn, nó có tác dụng giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, giúp dự phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim.
Rong biển có rất nhiều loại như rong mơ màu xanh như bẹ lá màu rêu, rong câu trong suốt và chia nhiều ngọn như san hô. Rong tía màu xanh pha ánh tía với bản to khổng lồ, rong sụn với những cành cây tua tủa. Rong mơ già dài đến vài chục thước, màu sậm hơn, chuyển sắc nâu, thân to và lá có thể phát triển đến cỡ như bàn tay đứa trẻ. Rong nho màu xanh lục, mọc thành từng chùm như những quả nho tí hon, hay một dề trứng cá chi chít, mọng nước….
Rong biển giúp ngăn ngừa cao huyết áp khi mang thai
Trong rong biển hàm chứa một lượng chất khoáng rất phong phú. Thực tế, khoa học đã chứng minh rằng rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Chính vì lẽ đó mà rong biển là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.
Rong biển giúp thải độc và cholesterol trong máu cho bà bầu
Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các kết luận đưa ra cho thấy, rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa với rong biển
Chất Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi.
Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm ngứa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu. Do vậy sẽ hạn chế các bệnh ung thư đường ruột, kết tràng và trực tràng. Chính vì thế việc bổ sung rong biển trong thực đơn của người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ biếng ăn là điều cần thiết.
Rong biển tuy không phải món ăn truyền thống ở Việt Nam, nhưng hiện nay nó cũng rất phổ biến. Riêng mình cực kì thích món này, nhất là hồi mang thai và sinh con xong. Tuần nào mình cũng ăn vì canh rong biển không chỉ tốt cho bà bầu mà sản phụ nữa.
Bà bầu nên ăn nhiều rong biển là vì nó rất giàu dinh dưỡng, có lợi cho mẹ và em bé. Trong rong biển chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, đồng thời chứa axit data-align và data-alignic có chức năng ngăn chặn độc tố từ máu mẹ được vận chuyển vào bào thai, hạn chế khuyết tật ở bào thai. Ăn canh rong biển mình cũng đỡ bị chứng táo bón hành hạ nữa.
Còn một công dụng tuyệt vời nữa mà khi sinh xong mình tình cờ biết được, đó là ăn rong biển rất lợi sữa. Chả là đợt ấy ông xã công tác dài hạn bên Hàn Quốc, nên mẹ con mình cũng khăn gói sang đó sống cùng, rồi sinh em bé bên đó luôn. Ở nơi xa xôi, không có người thân giúp đỡ nên mình khá vất vả. Đã thế lại còn thiếu sữa cho con nữa. Trộm vía bé Kem nhà mình ngoan lắm, cứ bú xong là ngủ chứ không quấy khóc. Chỉ khổ cái sữa mẹ ít nên phải cho con uống thêm sữa ngoài, dù không đành lòng nhưng chẳng còn cách nào khác cả. Hồi ở nhà mình nghe mẹ nói về nhiều món ăn lợi sữa lắm, nhưng ở đây chẳng biết kiếm đâu ra, cũng không nhờ ai được. Thỉnh thoảng mình nghĩ mà tủi thân chảy nước mắt, biết vậy ở nhà sinh con cho xong!
Vì phải đi làm suốt nên ông xã mình thuê một bác giúp việc đến phụ hai mẹ con. Ngày đầu đến, thấy mình ít sữa, bác ấy nấu cho tô canh rong biển rất to. Lúc ấy mình còn ái ngại vì sợ sinh xong không được ăn những đồ “tanh” như ở nhà thường hay kiêng. Vì không biết tiếng Hàn nên mình gọi cho chồng, bảo hỏi xem có nên ăn không. Bác ấy cho chồng biết là bên này phụ nữ sinh xong thường ăn canh này, vừa bổ máu lại lợi sữa. Vậy là mình mwngf như bắt được vàng, xơi ngon lành cả tô.
Mỗi ngày bác giúp việc đều nấu canh rong biển cho mình ăn, không ngờ sữa xuống nhiều hơn hẳn. Kem không còn phải uống sữa ngoài nữa. Mình trút được nỗi lo lớn! Trước khi sinh mình đã tự nhủ là sẽ cho con bú hoàn toàn nhưng không ngờ lại thiếu sữa. Bây giờ thì mình không phải lo lắng nữa rồi, con được bú đủ sữa mẹ là mình thấy yên tâm.
Lúc về Việt Nam, vợ chồng mình đã mua rất nhiều quà để cảm ơn bác giúp việc ấy vì bác đã cho mình một kinh nghiệm vô cùng hữu ích. Giờ mình chia sẻ lại với mọi người, nhất là các bà bầu để nếu ai chẳng may thiếu sữa sau sinh thì có thể áp dụng nhé! Kể cả lúc mang thai ăn canh này cũng tốt lắm đấy.
Canh rong biển đậu hũ – Món bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai
Chuẩn bị:
– 30gr rong biển khô (mọi người chọn mua rong biển dạng sợi, loại dùng để nấu canh nhé, không phải loại lá để làm sushi đâu).
– 1 hộp đậu hũ (non)
– 100gr nấm thủy tiên
– 1 củ cà rốt
– Nước tương (xì dầu), hạt nêm, gừng tươi.
Chế biến:
– Ngâm rong biển vào nước lạnh chừng 30′ cho nở, rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn.
– Đậu hũ xắt miếng nhỏ, hình vuông hoặc chữ nhật tùy thích.
– Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái miếng mỏng.
– Gừng thái chỉ.
– Nấm bỏ gốc, tách miếng, rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng chừng 10′. Vớt ra để ráo.
– Cho nước lã vào nồi (ít nhiều tùy lượng ăn vừa đủ). Nêm chút hạt nêm, xì dầu.
– Nước sôi, thả rong biển vào đảo đều. Đun sôi chừng 5 phút, cho thêm cà rốt, nấm.
– Cho tiếp đậu hũ, gừng vào. Nêm thêm xì dầu, hạt nêm cho vừa khẩu vị. Đun sôi thêm chừng 5 phút nữa là được. Bắc ra dùng nóng.
Canh rong biển hầm sườn non
Chuẩn bị:
– Sườn non
– Rong biển
– Đậu hũ trắng
– Rau mùi, cà rốt, nấm hương, gừng, hành lá
– Gia vị gồm có: bột nêm, muối, bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu
Chế biến:
– Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn.
– Rong biển ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch, để ráo.
– Đậu hũ thái hình vuông mỏng. Gừng đập dập, hành lá thái xéo dài.
– Cho sườn vào đun nhỏ lửa và hớt bọt khoảng 20 phút cho chín mềm, thả gừng vào cho dậy mùi.
– Sau đó cho rong biển, đậu hũ, nấm hương, cà rốt vào đun thêm 2 phút. Nêm gia vị vừa ăn sau đó múc canh ra tô, bày sườn non, rong biển và đậu hũ sao cho mỗi thứ một góc rồi rắc tiêu, hành lá, rau mùi lên trên.
Canh thịt bò rong biển hương vị Hàn
Nguyên liệu:
– 45g rong biển khô
– 150g thịt bò
– 2 muỗng cà phê tỏi băm
– 2 muỗng cà phê xì đầu
– 1 muỗng canh dầu mè
– Muối, hạt tiêu vừa đủ
– 10 chén nước
Cách làm:
Bước 1: Ngâm rong biển khô trong 30 phút, rửa sạch từ 2-3 lần. Sau mỗi lần rửa, bóp mạnh cho sạch (như bạn nhào bột mì) và loại bỏ các muối dư thừa… Sau đó, để ráo nước, cắt thành kích cỡ vừa ăn.
Bước 2: Thịt bò thái miếng mỏng vừa ăn. Ướp với 1 muỗng cà phê xì dầu, tỏi băm và 1 nhúm hạt tiêu.
Làm nóng nồi ở nhiệt độ trên trung bình, xào thịt với dầu mè cho đến khi thịt không còn màu đỏ.
Bước 3: Sau đó thêm rong biển và 1 muỗng cà phê xì dầu rồi xào trong 4-5 phút.
Thêm nước rồi đun cho đến khi sôi. Hớt bỏ bọt hoặc váng nổi lên trên mặt nồi canh rong biển thịt bò. Đậy vung và đun sôi liu siu từ 20-30 phút cho đến khi thịt bò mềm và nước canh hơi có màu trắng đục (như màu sữa) là được.
Múc canh rong biển thịt bò ra bát rồi ăn nóng với cơm nhé!