Cách làm sữa đậu nành vừng lạc bổ dưỡng mà không nóng cho ngày hè
Tác dụng của sữa đậu nành đối với bà bầu
Làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
Cách làm sữa đậu nành tại nhà không cần máy
Cách làm sinh tố dưa lê chuối và sữa đậu nành ngon giúp giảm cân
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm có thể bạn chưa biết.
Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Sữa đậu nành đóng hộp, được sản xuất theo quy trình công nghiệp, cũng rất thơm ngon.
Trong 100 ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6 g protein, 1,9 g chất béo, 0,8 g chất xơ và 0,03 g natri.
Sữa đậu nành được xem là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho con người. Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.
Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành thơm ngon lạ miệng
Tuy nhiên, dù mang đến nhiều lợi ích nhưng loại sữa này lại không được khuyến khích tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài bởi nó chứa một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Tác dụng phụ của sữa đậu nành
Bệnh tim mạch và đột quỵ
Hợp chất Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tập tiểu cầu hoặc vón cục dẫn tới ức chế sự đông máu. Một cục máu đông có thể chặn dòng chảy của máu đi qua các động mạch, gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não, kết quả dẫn tới cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Dị ứng ở trẻ
Trong khi các bậc cha mẹ thường chọn sữa đậu nành để tránh dị ứng sữa cho con thì có tới 30-50% trẻ em bị dị ứng với công thức sữa bò cũng dị ứng với công thức sữa đậu nành. Trẻ lớn hơn cũng có tỷ lệ dị ứng với sữa đậu nành lên tới 10-14%.
Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ trước khi dùng sữa đậu nành làm thức uống dinh dưỡng thay thế sữa bò cho con.
Ngoài ra, sử dụng sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành thường xuyên có thể khiến cho bé bị thừa mangan, gây tổn thương thần kinh.
Suy tuyến giáp
Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp nên nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Bệnh gout
Những người mắc bệnh gout khi uống sữa đậu nành sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn, bởi trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin - một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây bệnh gout.
Giảm số lượng tinh trùng
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Dinh dưỡng, Trường Sức khỏecộng đồng Harvard, Mỹ chỉ ra rằng: Những người có khẩu phần ăn mà trong đó đậu nành chiếm một nửa lượng thực phẩm, duy trì trong 3 tháng sẽ khiến lượng tinh trùng bị giảm xuống, thấp hơn 41 triệu/ml so với những người không ăn đậu nành.
Có thể gây sảy thai
Các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt, vì thế, không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormone thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng.
Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.
Khiến tế bào ung thư vú phát triển nhanh hơn
Theo một số kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ảnh hưởng của đậu nành trên một số bệnh nhân ung thư vú đang được theo dõi. Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Khuyến cáo tốt nhất là nên tránh sử dụng sản phẩm đậu nành khi có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung.