Tác dụng của trà artichoke (atiso) với cơ thể


Lá của cây artichoke thường được sử dụng cho mục đích y học. Lá artichokeđược sấy khô, thường được sử dụng để làm trà. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của trà artichoke nhé!



CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TRÀ ARTICHOKE



Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan
Có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).

Còn theo từ điển dược học, từ lâu nay, cây Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật. Sử dụng Atisô và các chế phẩm từ Atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc. Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm - vì sẽ bị đắng, khó ăn). Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…

Toàn bộ cây Atisô từ thân, lá, hoa, rễ đều có thể sử dụng làm trà túi lọc được nhưng hoa và lá có các hoạt chất để chữa bệnh nhiều nhất. Người ta thấy một số chất có trong lá non nhiều hơn lá già, trong phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp nhiều hơn gốc lá - vì vậy tùy theo từng nhu cầu sử dụng, người ta chọn lựa các bộ phận phác nhau trên cây để chế biến thành các sản phẩm trà phù hợp và ngày càng đa dạng. Chỉ tính riêng tại Lâm Đồng đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất các loại trà Atisô với hàng ngàn lao động tham gia trực tiếp.

Những lợi ích bất ngờ khi dùng trà Atiso


Từ đặc điểm mát gan giải độc, mà nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:

Gan chưa mát, bụng đã trướng

Không thiếu người uống nước atisô cả lít mỗi ngày vì nghe nói uống như thế vừa bổ gan vừa đẹp da vừa trị đau bao tử nhưng sau đó lại bị đầy hơi khó chịu, đến bữa ăn bụng đói cồn cào nhưng mới ăn vài miếng thì đã no, trong khi con mắt còn thèm.

Atisô đúng là vị thuốc rất tốt để nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu… Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên dùng atisô hỗ trợ chức năng biến dưỡng chất béo nhằm giảm bớt gánh nặng cho lá gan, trái thận và khung ruột. Nên nhớ là vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng sẽ rất lâu lành ở người cao mỡ máu, béo phì.

Nhưng không nên vì thế mà tự đầu độc bằng lượng atisô quá cao. Bởi cũng vì tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột mà atisô nếu lạm dụng vì dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Cứ co vào dãn ra thì vết loét khó lành đồng thời nạn nhân sớm muộn cũng đầy hơi trướng bụng.

Táo bón như chơi

Nhiều người có thói quen chỉ uống trà thay nước trắng. Cũng như atisô, trà, dù là trà xanh hay trà đen, cũng là thuốc tốt vì hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà (cụ thể là chất ECPG) có công năng phòng chống xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa ung thư cho đối tượng phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, với hóa chất công nghiệp, nông nghiệp… Bằng chứng là các nhà nghiên cứu gần đây đã khuyên nên uống trà xanh khoảng 30 phút trước khi ra nắng để hoạt chất trong trà rải đều khắp cơ thể nhằm phong bế tác hại của tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt.

Nhưng bên cạnh đó, có hai điểm bất lợi thấy rõ khi chúng ta uống hơn 1 lít nước trà trong ngày. Đó là: Chất chát trong trà khiến khung ruột co thắt rồi đến lúc thành co cứng. Ẩm khách vì quá yêu trà sau đó sẽ trở thành nạn nhân của chứng táo bón; lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Người yêu trà vì thế tuy thừa sắt nhưng lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Đây lại là những nhân tố cần thiết cho hệ miễn dịch, biến dưỡng, thần kinh giao cảm. Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Tăng gánh nặng cho gan

Không chỉ riêng với atisô hay trà mà với cây thuốc nào cũng thế, người bệnh và ngay cả người chưa bệnh nhưng muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc theo lời đồn. Đừng quên là hoạt chất nào muốn nên thuốc cũng thế, phải được lá gan chuyển hóa mới triển khai được tác dụng như mong muốn. Gan thậm chí phải làm việc đến hai lần vì hoạt chất nào cũng vậy, dù là hóa chất tổng hợp hay dẫn xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, sau khi tác dụng đều phải được gan biến thể lần nữa thành dạng không độc cho cơ thể trước khi theo đường bài tiết.

Mang hoạt chất vào cơ thể với liều lượng thái quá trong trường hợp không cần thiết thì chỉ tăng thêm gánh nặng giải độc cho lá gan. Tệ hơn nữa, nếu lá gan trước đó đã mệt nhoài vì gia chủ vướng một bệnh mãn tính nào đó.

Ngay cả khi dùng thuốc bổ cũng phải cân nhắc lợi hại. Không có thứ thuốc nào như thiên hạ thường đồn thổi là nếu không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang. Vì đã là thuốc thì chỉ có thuốc tốt hay thuốc độc.


Lá của cây atisô thường được sử dụng cho mục đích y học. Lá atisô được sấy khô, thường được sử dụng để làm trà. Trước khi sử dụng trà atisô cho các mục đích y tế nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ

Atisô là một loại rau thường được sử dụng như thực phẩm và cũng được dùng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe của atisô. Atisô được đánh giá là có chứa lượng chất chống oxy hóa cao. Lá của cây atisô thường được sử dụng cho mục đích y học. Lá atisô được sấy khô, thường được sử dụng để làm trà. Trước khi sử dụng trà atisô cho các mục đích y tế nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Tốt cho tim mạch

Atisô rất giàu vitamin và chất khoáng. Một lượng atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.

Giảm cholesterol

Trà atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong máu. Atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol LDL (cholesterol xấu), triglycerides và tổng cholesterol trong huyết thanh, trong khi nâng cao mức độ cholesterol HDL có lợi.

Trà atisô giảm khó chịu về tiêu hóa

Trà atisô có thể cung cấp các hỗ trợ cho đường tiêu hóa thông thường, bao gồm buồn nôn buồn nôn, ợ nóng và nôn. Nó cũng có thể bình thường hóa chức năng của ruột và giảm táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Lá atisô có ảnh hưởng đến việc sản xuất mật, và có tác dụng cải thiện quá trình này.

Trà atisô cải thiện sức khỏe của gan

Các cơ chế kích thích hệ thống mật của trà atisô cũng có tác dụng tương tự đến gan. Trà atisô trà có thể cải thiện chức năng của gan, đặc biệt là giúp gan hoạt động tốt hơn trong việc đào thải chất độc khỏi cơ thể. Trà atisô trà có thể cung cấp các lợi ích cụ thể làm giảm xơ gan bằng cách giúp các chức năng gan hoạt động tốt hơn.

Giảm lượng đường trong máu

Trà atisô rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể ổn định lượng đường trong máu hiệu quả. Mặc dù trà atisô có thể được sử dụng để giúp điều trị bệnh tiểu đường nhưng bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung liên quan đến atisô.
Chú ý: Cách lựa chọn atisô đủ tiêu chuẩn

Chọn astisô có lá màu xanh, không nên dùng những loại lá đã phơi khô hay lá héo. Vì phần dưới rất thô ráp và không ăn được nên chỉ tỉa khoảng 2,5cm từ ngọn cây và cắt khoảng 0,6cm phía đầu lá. 

Có thể dùng astisô dưới hình thức hấp cách thuỷ hay đun trong nước sôi khoảng 30 phút để ăn hoặc uống.


LÀM ĐẸP BẰNG TRÀ ATISO


Mỗi người có một loại da khác nhau như người có làn da mịn màng, có người da khô ráp. Là con gái ai chẳng thích mình có làn da mịn như em bé phải không? Nhưng nếu như bạn gặp các vấn đề liên quan đến da thì nên uống trà atisô bạn nhé.

Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.

Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.

Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?

 

LƯU Ý: ATISO VỪA CÔNG VỪA THỦ


Nếu tìm một loại thuốc có tác dụng kép, vừa công phá bệnh nguyên vừa bảo vệ tế bào trên cùng cơ quan nội tạng thì atisô là thí dụ điển hình.

Trước hết là tác dụng lợi mật. Nhờ atisô, mật chẳng những được bài tiết nhiều hơn trong gan mà đồng thời còn thoát xuống túi mật mau hơn bình thường. Chất độc trong gan, nhờ đó, qua túi mật rồi xuống ruột non nên không kịp phá hoại lá gan. Nhờ vậy mà gan hóa giải đủ loại độc tố, từ phụ gia trong thực phẩm công nghệ cho đến hóa chất trong nông nghiệp hay cồn trong rượu, bia.
 
Người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, kẻ khó từ chối ly rượu vì chuyện làm ăn, vẫn có thể góp phần bảo vệ lá gan nếu biết cách kết hợp atisô thường xuyên trong bữa cơm hằng ngày.


 
Hơn thế nữa, tình trạng ứ mật trong gan là đòn bẩy cho sỏi túi mật. Đã vậy, mật ứ trong gan nào chịu nằm yên! Dưới tác dụng phân hủy của mật, tế bào gan khó mà giữ nguyên cấu trúc. Viêm gan do ứ mật đúng là điều đáng tiếc khi biện pháp phòng ngừa có khó gì đâu với những chén trà atisô sau bữa cơm nhiều thịt mỡ.
 
Nhiều người ắt hẳn sẽ để ý nhiều hơn đến atisô khi đi chợ, nếu được thông tin rõ hơn về các nhân tố có thể gây ứ mật như bệnh túi mật, viêm gan, nghiện rượu, bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường...), thai kỳ, cũng như do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, giảm đau, trị thấp khớp, ngừa thai, nội tiết tố, an thần, kháng sinh...

 
Không chỉ có thế, atisô còn là phương tiện hiệu quả để cải thiện tiêu hóa, chống biếng ăn và điều trị đau bụng trong “hội chứng đường ruột quá nhạy cảm”. Người càng căng thẳng vì công việc càng nên nhớ đến atisô, nếu muốn tránh cảnh ngồi không yên. Với người cao tuổi, atisô là vị thuốc nhuận trường lý tưởng vì không chỉ hòa hoãn về tác dụng mà quan trọng hơn nữa là còn an toàn khi dùng lâu dài.
 
Không dừng lại trên đường tiêu hóa, atisô giúp hạ mỡ trong máu thông qua cơ chế tác dụng kép. Một mặt, atisô ức chế tiến trình tổng hợp cholesterol, mặt khác, atisô thúc đẩy phản ứng phân hủy cholesterol. Kiểm soát đầu vào, đẩy mạnh đầu ra, đâu còn biện pháp nào khéo hơn để chống tình trạng tồn kho?

 
Thêm một điểm nhiều người hay quên là đừng dùng atisô theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” mà phải dùng nhiều ngày liên tục, mỗi ngày ít nhất hai lần, tối thiểu một tuần. Với người muốn phòng bệnh gan, không thể chỉ chọn hoặc công hay thủ mà phải hai mặt giáp công.
 
Đó là lý do dễ hiểu tại sao atisô có mặt trong y học dân gian trên khắp địa cầu chứ không riêng gì ở Việt Nam ta.

TIẾT LỘ 7 TÁC ĐỘNG TỪ TRÀ ATISO

Một ly trà Atisô nóng hổi sẽ xua tan cảm giác lạnh. Một ngụm trà Atisô mát lạnh đem lại tinh thần phấn khởi, cảm giác sảng khoái.

 Có lẽ vì vậy mà uống trà đang ngày càng trở thành niềm đam mê, nét văn hóa của nhiều người.

Có vô vàn lý do để người ta uống trà, uống trà để mạn đàm thời cuộc, uống trà để chiêm nghiệm nghệ thuật pha trà, còn có khi uống trà thể hiện đẳng cấp hiểu biết về các loại trà… Còn đối với nhiều người quan tâm sức khỏe cho rằng việc uống trà, nhất là trà thảo mộc, sẽ giúp mát gan, giải nhiệt, mang lại sức khỏe tốt, tinh thần phơi phới, vẻ ngòai tươi tắn, với làn da sáng mịn… Trong các loại thảo mộc thì Atisô đáp ứng được những công dụng này vì thế mà được ưa chuộng sử dụng từ rất lâu đời.

Trao đổi về việc lựa chọn thảo mộc Atisô, chị Vân, quản lý cửa hàng, tại quận 8, Tp.HCM chia sẻ: “Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, tôi không còn thời gian để nấu những nồi nước Atisô to, dùng cho cả nhà giải khát, vì thế lâu nay tôi vẫn luôn dùng Atisô túi lọc Tâm Châu lưu giữ 7 tác động, dù dùng nóng hay lạnh, Atisô vừa thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình, vừa mang lại làn da mịn màng cho bản thân chị em phụ nữ mình…”

Và các bác sĩ Đông y, dựa vào nghiên cứu của mình còn cho rằng “Trà Atisô có tác dụng hổ trợ, điều trị và dự phòng 05 lọai bệnh có nguy cơ tử vong cao như: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch”. Vì thế, Trà Atiso ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều chị em phụ nữ, cánh đàn ông và cho cả gia đình.

Tuy nhiên, việc sản xuất trà Atisô mà vẫn lưu giữ “những đặc tính quý hơn vàng” của cây Atisô là việc không phải dễ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm lâu năm và đầu tư trang thiết bị hiện đại… điển hình là nhãn hàng Atisô Tâm Châu lưu giữ 7 tác động là một thương hiệu đang được người tiêu dùng quan tâm:

1. Bổ sung vitamin C, kali, magie tốt cho hệ tim mạch.

2. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).

3. Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

4. Giảm mức cholesterol ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch.

5. Bỏ và ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.

6. Kiểm soát lượng đường dư trong máu.

7. Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn lợi cho sức khỏe sống trong ruột

Vì những tác dụng trên, trong dân gian truyền miệng rằng Atisô là loại thảo mộc có tác dụng mát gan và giải độc gan. Trong nhiều hội thảo chuyên đề về Atisô, các lương y tiết lộ “một cách để giải nhanh rượu bia là nhờ uống trà Atisô”.

Là người tiêu dùng thông minh, chắc hẳn bạn đã biết chọn lựa trà Atisô giải khát hằng ngày làm đẹp bản thân và chăm sóc sức khỏe cả gia đình?





Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu



(ST)